Giai Nobel 2012
01:44:57 am Ngày 29 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Tóm lược THUYẾT TUYỆT ĐỐI

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tóm lược THUYẾT TUYỆT ĐỐI  (Đọc 13022 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« vào lúc: 11:26:32 pm Ngày 11 Tháng Tư, 2019 »

Các bạn thân mến!
Đã gần một năm rưỡi khi tôi công bố Thuyết Tuyệt đối trên diễn đàn của chúng ta (từ14/12/2017) tại http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=25304.0, nhưng hầu như chưa nhận được phản biện gì. Có lẽ, đối với các bạn quan tâm, khó theo dõi do chưa nắm bắt được mạch tư duy của thuyết vì nó quá dài và những ý tưởng quá phi truyền thống.
Để thuận lợi hơn cho các bạn theo dõi, tôi xin tóm lược Thuyết Tuyệt đối sao cho ngắn gọn, dễ hiểu, bỏ qua những lý luận và biến đổi toán học, nhấn mạnh những kết quả về Vật lý mới lạ đối với khoa học hiện đại. Bạn nào muốn chi tiết hơn xin vào http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=25304.0 để tham khảo.
Có lẽ đây là lý thuyết khoa học vật lý cơ bản đầu tiên được phát triển 100% bởi người Việt. Mong rằng các bạn bỏ chút thời gian để thẩm định và phản biện.
Thân ái!


Logged


TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 12:03:25 am Ngày 12 Tháng Tư, 2019 »

Trước hết, tôi xin bỏ qua trình bày về chương I vốn chỉ liên quan đến một số khái niệm cơ bản của học thuyết Âm dương Ngũ hành, nhưng sẽ tóm lược một số kết luận của nó phục vụ cho môn Vật lý, làm cơ sở cho những phát triển tiếp theo. Tuy nhiên, tôi xin khẳng định, những phát triển Vật lý tiếp theo đó chính là sự triển khai cụ thể những gì bàn ở chương I.
Một số kết luận ở chương I như sau:
Sự hình thành, phát triển của Vũ trụ:
+ Khởi nguyên của Vũ trụ là một trạng thái đặc biệt gọi là Thái cực có thuộc tính chí tịnh (đồng nhất, không có phân biệt..). Ở trạng thái này chưa có không gian, thời gian và cũng chưa có vật chất nên không thể so sánh, mô tả nó bằng bất cứ thứ gì trong thế giới ngày nay. Vì thế, người xưa nói, Thái cực bất khả tư nghị. Tuy nhiên, Thái cực hàm chứa tất cả mọi yếu tố, nhưng do đồng nhất, không  phân biệt nên mọi yếu tố đó vẫn còn dưới dạng mầm mống chưa bộc lộ.
+ Đột nhiên, một đột biến lượng tử từ những mầm mống đó làm xuất hiện một thuộc tính động, dù rất nhỏ nhưng trong cái chí tịnh, đồng nhất, không có phân biệt... của Thái cực vẫn tạo ra sự khác biệt đủ lớn, gọi là tính âm. Khi đó, tính tịnh của Thái cực được gọi là tính dương (để phân biệt với tính âm vừa xuất lộ).
Tính âm và tính dương là những thuộc tính, khi thể hiện, chúng phải thông qua những lực lượng tương ứng, xuất hiện cùng với chúng, mang đặc tính của chúng gọi là lực lượng âm – Khí âm, lực lượng dương – Khí dương. Âm “động” có xu hướng làm thực tại biến đổi trạng thái hiện tại, dương “tịnh” có xu hướng bảo tồn trạng thái hiện tại. Do có sự phân biệt âm dương thành hai chiều hướng tác động nghịch nhau như thế, nên Khí âm, Khí dương tương tác với nhau. Kết quả của sự tương tác là tạo ra những giá tri mới làm sự vật phát triển không ngừng.
Sự phân biệt và biến đổi đã có thì phải được thể hiện ra bằng một phương thức nào đó. Phương thức đó phải bao gồm cái (đối tượng) biến đổi và những yếu tố (thông số) mô tả sự biến đổi đó. Cái biến đổi chính là Khí âm vừa mới được sinh ra từ Thái cực - cùng với Khí dương, tạo thành một đối tượng thể hiện tương tác âm dương gọi là Khí hay Vật chất. Yếu tố mô tả sự biến đổi, được gọi là Không-thời gian  bao gồm không gian và thời gian. Toàn bộ hệ thống gồm cái biến đổi (Vật chất) và thông số biến đổi (Không-thời gian) đó, gọi là Trường khí âm dương. Do đó, Vũ trụ chỉ là một trường khí âm dương mà thôi.
- Ban đầu, tính từ thời gian 0, khi vừa mới xuất hiện từ Thái Cực, Trường khí âm dương còn rất nhỏ, mâu thuẫn âm dương chưa bộc lộ, giá trị mới được sinh ra ở mọi vị trí, mọi thể tích, làm cho Vũ trụ phát triển thuận lợi. Thời kỳ đó gọi là Tiên Thiên. Trong thời kỳ này, do các lực lượng Âm, Dương không mâu thuẫn, hình thức tồn tại của Vũ trụ ở thời kỳ này là sự phân bố tương đối đồng đều của Khí âm, Khí dương trong không thời gian.
- Khi Khí âm, Khí dương và cùng với chúng là Vũ trụ phát triển tới một mức nào đó, mâu thuẫn âm dương xuất hiện trong quá trình tương tác. Tuy mâu thuẫn âm dương cản trở, nhưng giá trị mới vẫn được sinh ra nhưng với tốc độ thấp hơn làm Vũ trụ phát triển chậm lại. Hình thức tồn tại của Vũ trụ lúc này là vô số vận động, biến đổi, tương tác vật chất trong Không thời gian theo qui luật tiến tới trạng thái âm dương quân bình động, đồng thời tương quan Âm/Dương ngày càng tăng. Thời kỳ này gọi là thời kỳ Hậu Thiên.
Ở thời kỳ Hậu thiên, trong tương tác âm dương, Khí dương vốn tịnh, bảo thủ, cứng mạnh, cản trở vận động, nên có xu hướng bảo tồn trạng thái hiện tại của Không thời gian có từ thời Tiên thiên, không cho phân tán ra, hình thành các trung tâm đậm đặc trường khí âm dương, bảo tồn kích thước Không thời gian lân cận những trung tâm ấy. Còn ở những khoảng cách xa các trung tâm đó, ảnh hưởng của khí dương yếu hơn, Khí âm vốn bản chất động, có xu hướng ngược lại, làm cho các trung tâm đó vận động tản ra. Không-thời gian giữa những nơi ấy, do tác động của Khí âm ngày càng tăng, trong khi ảnh hưởng của Khí dương từ trung tâm ngày càng yếu, cũng giãn ra nhiều hơn, hay chúng dịch chuyển ngày càng xa nhau hơn làm cho Vũ trụ ngày càng “nở ra”. Sự bảo tồn kích thước Không thời gian có từ thời Thiên thiên do Khí dương tác động, trong xu hướng phân rã ngày càng tăng do Khí âm ảnh hưởng, hình thành các hạt vật chất cơ bản, và vật chất vật lý nói chung, vận động không ngừng có xu hướng phân ly và quay xung quanh khối Tiên thiên chưa phân rã hết, do tính “tịnh” (bảo tồn, co cụm) của Khí dương bảo vệ, có mật độ Khí Dương lớn nhất gọi là Tâm Vũ trụ. Như vậy, Tâm Vũ trụ là vị trí của khối Tiên thiên chưa phân rã hết trong Vũ trụ, có độ co dãn Không thời gian rất lớn của thời kỳ Tiên thiên. Càng xa Tâm Vũ trụ, tương quan âm/dương càng lớn, dẫn đến độ co dãn không thời gian càng giảm, vật chất trong Vũ trụ càng chuyển động ly tâm và quay quanh Tâm Vũ trụ càng mạnh. Do đó, có thể lấy Tâm Vũ trụ làm cơ sở xác định chuyển động của các hạt vật chất khác, hay coi Tâm Vũ trụ như một vị trí đứng yên tuyệt đối trong Vũ trụ. Như vậy, sự phát triển của Vũ trụ thởi Hậu thiên chính là quá trình phân rã (vỡ ra) của khối vật chất Tiên thiên lấy Tâm Vũ trụ làm trung tâm khởi phát.
Quá trình đó được mô tả trong mô hình dưới đây

Qua mục trên, ta có thể rút ra một số điểm sau cho khảo sát Vật lý như sau:
1- Vũ trụ chẳng qua chỉ là một Trường khí âm dương, gồm 2 mặt không thể tách rời là Khí và Không-thời gian (phương tiện mô tả, thể hiện của Khí). Khí, chính là vật chất, gồm 2 mặt không thể tách rời là Khí âm (động) và Khí dương (tịnh) tạo nên. Không-thời gian cũng do 2 măt không thể tách rời là không gian và thời gian tạo nên:
Trường khí ân dương = Khí (Vật chất) + Không-Thời gian
Khí (Vật chất) = Khí âm + Khí dương
Không-Thời gian = Không gian + Thời gian

Trên cơ sở này, ta dễ dàng hiểu được một số luận điểm vẫn còn lờ mờ trong Triết học và Vật lý ngày nay, làm tốn rất nhiều giấy mực, như: Không gian là gì? Thời gian là gì? Vật chất là gì? Tại sao nơi nào có vật chất thì nơi đó có không thời gian và ngược lại? Tại sao không gian và thời gian sẽ mất đi nếu Vật chất biến mất? (Bởi vì chúng đều là những mặt không thể tách rời của một Trường khí âm dương). Tại sao Vật chất luôn vận động? (Bởi vì nó có Khí âm-động), Tại sao vật chất tồn tại như những hạt, những thực thể? (Bởi vì nó có Khí dương-tịnh)...
2- Trong Vũ trụ tồn tại một Hệ qui chiếu đứng yên tuyệt đối, chính là Hệ qui chiếu đứng yên so với Tâm Vũ trụ, gọi là Hệ qui chiếu Tuyệt đối.
Đây chính là lý do lý thuyết Vật lý mà tôi đang xây dựng được gọi là Thuyết Tuyệt đối. Sự khẳng định về sự tồn tại của Hễ qui chiếu Tuyệt đối còn có thể được làm sáng tỏ hơn trong những nghiên cứu tiếp theo.
3- Trong quá trình tương tác, Vật chất phân bố trong Vũ trụ với những mật độ khác nhau làm cho Không-thời gian với tư cách là một mặt không thể tách rời vật chất, phản ánh thuộc tính của vật chất, cũng phải khác nhau tương ứng. Thời gian sẽ trôi nhanh chậm khác nhau, khoảng cách cũng dài nhắn khác nhau tùy thuộc vào vật chất. Đặc trưng cho sự khác nhau đó chính là hệ số co dãn không thời gian ζ.
Ý nghĩa của hệ số co dãn không gian chính là độ co của một vi phân độ dài dL khi ta dời nó từ vị trí được chọn với ζ = 1 làm mốc tới vị trí có độ co dãn không gian ζ tương ứng thành dLζ:  ζ = dL/dLζ
Ý nghĩa của hệ số co dãn thời gian là: thời gian tại vị trí có độ co giãn thời gian ζ trôi chậm hơn thời gian tại vị trí có ζ = 1 ζ lần : ζ = dt/dtζ
Do cùng là những thông số phản ánh tương quan âm/dương, chông chịu hiệu ứng của chuyển động nên, trong hệ qui chiếu Tuyệt đối, hệ số co dãn không gian và thời gian bằng nhau (ζ).
Trên cơ sở hiểu rõ vật chất, không gian, thời gian như thế, Thuyết Tuyệt đối cho rằng hệ số co dãn không thời gian ζ là một thông số hết sức cơ bản, xác định thuộc tính của không gian, thời gian và vật chất nên cần hiết đưa vào Hệ qui chiếu khi khảo sát Vật lý.
4- Vật chất bao gồm 2 mặt không thể tách rời là Khí âm, Khí dương, nên:
+ Khí âm vốn động nên làm cho ζ dao động dẫn đến không tời gian và vật chất cũng vận động, rung lắc không ngừng.
+ Khí dương vốn tịnh, luôn chống lại bất kỳ sự thay đổi, biến động nào, dẫn đến một kết luận quan trọng: Vật chất và không thời gian của nó là một khối đàn hồi. Do đó, nó có mật độ vật chất ρ và một suất đàn hồi E* nào đó tương ứng với ζ.


Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 11:51:44 pm Ngày 12 Tháng Tư, 2019 »

Từ những kết luận trên, chúng ta từng bước cùng phát triển những ý tưởng đó trong Thuyết Tuyệt đối như sau:
1. Hệ qui chiếu trong thuyết Tuyệt đối
Trong khoa học hiện đại, đặc trưng của một điểm trong không gian hoàn toàn được xác định bằng vị trí của nó. Vì vậy, ngày nay, giới khoa học thường dùng hệ tọa độ Đề-các gồm 3 trục vuông góc (Ox, Oy, Oz) để xác định vị trí của điểm M tương ứng với 3 thông số tọa độ của nó là x, y, z và ký hiệu là M(x, y, z).
Từ kết luận số 3 rút ra từ chương I ở bài trên, Thuyết Tuyệt đối cho rằng, ngoài vị trí còn có độ co dãn không thời gian ζ tại vị trí ấy mới đủ đặc trưng cho một điểm M trong không gian. Do đó, Thuyết tuyệt đối ngoài dùng một hệ tọa độ Đê-các còn dùng thêm một trường hệ số co dãn không thời gian ζ để xác định điểm M khi chọn ζ tại gốc tọa độ là ζ = ζbase = 1. Như vậy, đặc trưng điểm M gồm 4 thông số tương ứng với 3 thông số tọa độ của nó là x, y, z và 1 thông số độ co dãn không thời gian ζ và ký hiệu là M(x, y, z, ζ).
Hệ qui chiếu như vậy gọi là HQC-ζ.
Khi HQC-ζ đứng yên so với Tâm Vũ trụ thì gọi là HQC-ζ tuyệt đối
Khi HQC-ζ chuyển động so với Tâm Vũ trụ thì gọi là HQC-ζ tương đối.
HQC-ζ có ζ = ζbase = 1 tại mọi vị trí sảy ra quá trình vật lý cần khảo sát gọi là HQC địa phương.
Như vậy, Thuyết Tuyệt đối khảo cứu sự vật nhiều hơn so với khoa học hiện đại một thông số là hệ số co dãn không thời gian ζ, đương nhiên sẽ toàn diện hơn, phản ánh thực tại khách quan chính xác hơn.
Thực ra, khoa học hiện đại cũng đã biết về hệ số co dãn không thời gian ζ từ lâu. Cụ thể, Thuyết Tương đối cho rằng, trong một hệ qui chiếu chuyển động, không gian bị co lại theo phương chuyển động bằng hệ số γ = 1/(1 – β2)1/2, thời gian cũng bị co lại theo tỷ số γ này. Khoa học cũng biết rằng, không thời gian bị co lại khi bị ảnh hưởng của khối lượng cực lớn. Tuy nhiên, do không hiểu về bản chất, không đánh giá được tầm quan trọng của hệ số co dãn không thời gian ζ nên khoa học hiện đại đã bỏ qua, không xét hệ số này như một đặc trưng của không thời gian. Hậu quả là khoa học đang vấp phải nhiều mâu thuẫn, vấn nạn không thể vượt qua mà nhiều tác giả đã đề cập. Trong nỗ lực giải quyết những vấn nạn này, các nhà khoa học đã tưởng tượng và đặt ra rất nhiều giả thuyết, nhiều khi rất khôi hài, hoang tưởng... làm tiêu tốn rất nhiều trí lực và vật lực một cách vô ích, làm chậm bước tiến của nhân loại.
Như phần trên ta đã biết, trong HQC-ζ tuyệt đối, khi ta quan sát thấy một vi phân không-thời gian (dL, dt) tại vị trí có hệ số co dãn không thởi gian là ζ thì thực sự ta đã quan sát một không thời gian có giá trị là (ζdL, dt/ζ) (do cả không gian và thời gian đều đã bị co lại ζ lần). Đó cũng chính là giá trị mà ta quan sát thấy trong  HQC-ζ địa phương của nó.
Như vậy, giá trị thực của một đại lượng vật lý chính là giá trị xác định trong HQC-ζ địa phương nơi sảy ra hiện tượng vật lý đó. Một phương trình vật lý trong HQC-ζ địa phương có hệ số ζ khi chuyển sang HQC-ζ tuyệt đối chỉ cần thay thế dL thành ζdL và dt thành dt/ζ là đủ.
Từ đó suy ra: một đại lượng vật lý với giá trị thực là A tại vị trí ζ thì trong HQC-ζ tuyệt đối có giá trị là a quan hệ với A theo công thức:
A = a ζa(ζ)             (với ζa(ζ) gọi là hàm hiệu chỉnh không-thời gian).
ζa(ζ) là hàm của ζ khi thay đơn vị dài và đơn vị thời gian trong biểu thức đơn vị của A thành ζ và 1/ζ.
Ví dụ: Nếu trong HQC-ζ địa phương hệ số ζ có một vận tốc V thì trong HQC-ζ tuyệt đối sẽ quan sát thấy vận tốc
 v = V/ζ2
Hàm hiệu chỉnh không thời gian của một số đại lượng vật lý:

2. Thuyết Tuyệt đối và vận tốc ánh sáng
Theo kết luận số 4 rút ra từ chương I ở bài trên, Vật chất và không thời gian của nó là một khối đàn hồi. Do đó, nó phải có mật độ vật chất ρ nào đó, một suất đàn hồi E* nào đó tương ứng với ζ.
Theo lý thuyết đàn hồi, vận tốc truyền sóng trong không gian đàn hồi (ví dụ sóng âm trong nước hay không khí) là
v = (E*/ρ)1/2
không thay đổi khi E*/ρ không đổi (khi ζ không đổi, nghĩa là trong HQC-ζ địa phương).
Vận tốc truyền sóng trong HQC-ζ địa phương ta đang sống chính là vật tốc ánh sáng c = 300000 (km/s) vì ánh sáng cũng là một dạng sóng lan truyền trong không gian. Đó chính là tiên đề của Anhxtanh về vận tốc ánh sáng trong chân không của Thuyết Tương đối.
Như vậy, Thuyết Tuyệt đối trong HQC địa phương cũng cho kết quả như Thuyết Tương đối về sự không đổi của vận tốc ánh sáng, nhưng trong Thuyết Tương đối ta phải công nhận nó như một Tiên đề, còn trong Thuyết Tuyệt đối, ta thấy rõ bản chất thực của nó là vận tốc truyền sóng trong môi trường đàn hồi, đó chỉ đơn thuần là một kết luận logic vật lý chứ không phải là một Tiên đề.
Mặt khác, Thuyết Tuyệt đối phủ nhận một chân không, cơ sở của Tiên đề Anhxtanh, mà chỉ rõ, khắp nơi trong Vũ trụ đều tràn ngập vật chất (Khí) với hệ số co dãn không thời gian ζ khác nhau.
Như trên ta đã thấy, trong HQC-ζ địa phương có vận tốc ánh sáng là c thì trong HQC-ζ tuyệt đối, vận tốc ánh sáng tại vị trí có hệ số co dãn không thời gian ζ là:
C = c/ζ2
Điều đó có nghĩa là, trong HQC-ζ tuyệt đối vận tốc ánh sáng tại nơi có hệ số co dãn không thời gian ζ là c/ζ2. Nếu ζ > 1 ta sẽ thấy ánh sáng di chuyển chậm hơn c, nếu ζ < 1 ta sẽ thấy ánh sáng di chuyển nhanh hơn c.
Vì coi không gian là trống rỗng, không thấy được hệ số ζ nên Thuyết Tương đối không thấy được sự khác biệt này của vận tốc ánh sáng.
Sở dĩ ta không quan sát được sự khác biệt này trong không gian ta đang sống là do ζ thay đổi rất nhỏ. Theo tính toán của tôi, cách xa ta khoảng 13 tỷ km về phía Tâm Vũ trụ thì ζ mới thay đổi 0.1%.
3. Mật độ năng lượng, mật độ vật chất trong không gian. Công thức năng lượng của một khối lượng vật chất
Theo kết luận rút ra từ chương I ở bài trên ta đã thấy, Vật chất bao gồm Khí dương – tịnh (có xu hướng co cụm...) - tràn đầy không thời gian, tất nhiên nó sẽ tạo ra một áp suất pm nào đó lên một vi phân thể tích vật chất trong không gian. Áp suất pm này phụ thuộc vào hệ số co dãn không thời gian ζ của môi trường vả mật độ vật chất ρm có trong vi phân không gian đó và gọi là áp suất hấp dẫn. Mật độ ρm và ζ càng lớn thì tính dương (co cụm) càng lớn, dẫn đến pm càng cao. Do tính tịnh thể hiện sự co cum, tập trung ... nên phương của áp suất đó có phương hướng vào vi phân không gian đó. Sự phụ thuộc này có thể theo một hàm số nào đó mà ta khó lòng tính được. Do đó, Thuyết Tuyệt đối đưa ra một Tiên đề cho rằng, đó là phụ thuộc tuyến tính. Vì thế ta có Tiên đề 1:
Áp lực hấp dẫn lên một vi phân thể tích không gian phải tỷ lệ với hệ số co giãn không thời gian môi trường ζ và mật độ vật chất ρm trong bản thân vi phân thể tích ấy:
pm = Kρmζ   (K = const)
Khi mật độ ρm = ρ là mật độ vật chất của môi trường, ta được áp suất của vật chất trong không gian có hệ số co dãn không thời gian ζ là:
p = Kρζ.
Khi tính đến thuộc tính đàn hồi của vật chất, qua một số không lớn biến đồi toán học ta thu được phương trình vi phân của phân bố áp suất p và mật độ vật chất trong không gian là:
dp/p = - dτ
dρ/ρ = - (τ – 1)dτ/τ
Với Q = c2/K = const, τ = Q/ζ
Giải phương trình vi phân trên ta được công thức tính áp suất và mật độ vật chất trong không gian như sau:
p = pmaxe1 – τ
ρ = ρmaxτe1 - τ
Với pmax , ρmax là áp suất và mật độ vật chất trong không gian khi ζ = ζmax = Q hay τ = 1
Suy ra: pmax = KρmaxQ =>
pmax = c2ρmax
Theo lý thuyết đàn hồi, ta cũng có, áp suất p chính bằng mật độ năng lượng của môi trường. Suy ra, năng lượng tiềm tàng của thể tích V vật chất có độ co dãn không thời gian ζ là: E = Vp = Vpmaxe1 – τ = V c2ρmaxe1 – τ = Vc2ρ/τ =mc2/τ =>
E = mc2
Trong trường hợp ζ = ζmax = Q hay τ = 1 thì:
E = mc2
Đó chính là công thức năng lượng nổi tiến của Anhxtanh. Ta cũng dễ dàng suy ra, hạt vật chất thông thường chính là vật chất khi có ζ = ζmax = Q hay τ = 1.
Như vậy, các bạn cũng thấy, Thuyết Tuyệt đối dễ dàng chứng minh công thức E = mc2/τ còn tổng quát hơn công thức năng lượng nổi tiếng của Anhxtanh, hay công thức E = mc2 của Anhxtanh chỉ là trường hợp riêng khi τ = 1.
Ngoài ra, Thuyết Tuyệt đối còn đưa ra công thức tính mật độ năng lượng (p) và mật độ vật chất (ρ) trong không gian như trên mà khoa học hiện đại ngày nay còn chưa biết tới.


Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 08:37:09 am Ngày 13 Tháng Tư, 2019 »

Thưa các bạn !
Để nội dung không quá dài, khó theo dõi, trước khi pos tiếp, tôi xin tóm tắt những đặc điểm đã được trao đổi của Thuyết Tuyệt đối trong sự so sánh với khoa học hiện đại để anh chị em dễ dàng góp ý, phản biện như sau:

- Thuyết Tuyệt đối xác định rằng, Vũ trụ là một Trường khí âm dương bao gồm 2 mặt không thể tách rời là Khí (Vật chất) và Không-thời gian. Đến lượt nó, Khí (Vật chất) lại bao gồm Khí âm, Khí dương, Không-thời gian bao gồm không gian, thời gian và chúng cũng không thể tách rời. Vũ trụ phân bố không đều, vận động không ngừng quanh một Tâm Vũ trụ đứng yên  tuyệt đối. Một quan niêm như thế cho phép thấy rõ bản chất, thuộc tính của vật chất, không gian, thời gian và quan hệ hữu cơ giữa chúng.
- Trên cơ sở đó, Thuyết Tuyệt đối xác định hệ số co dãn không thời gian ζ như một thông số đặc trưng cho vật chất và không thời gian, bổ xung vào hệ qui chiếu vât lý ta được HQC-ζ
- Thuyết Tuyệt đối chứng minh vận tốc ánh sáng là c không thay đổi trong HQC-ζ địa phương, và chỉ rõ, vận tốc ánh sáng phụ thuộc ζ trong HQC-ζ tuyệt đối theo công thức:
Cζ = c/ζ2
- Thuyết Tuyệt đối đưa ra Tiên đề về áp lực vật chất trong không gian tác động lên một vi phân thể tích theo công thức:
pm = Kρmζ
và suy ra áp suất và mật độ vật chất trong không gian như sau:
p = pmaxe1 – τ
ρ = ρmaxτe1 - τ
Từ đây, Thuyết Tuyệt đối dễ dàng suy ra công thức năng lượng
E = mc2
mà công thức nổi tiếng của Anhxtanh E = mc2 chỉ là trường hợp riêng khi τ = 1 trong hạt vật chất.


Những kết quả trên là rất cơ bản và hoàn toàn mới mẻ đối với khoa học hiện đại
Thân ái !


Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 09:41:23 pm Ngày 13 Tháng Tư, 2019 »

4. Lực tác dụng lên hạt vật chất trong không gian
a. Lực hấp dẫn
Như trên đã biết, Vật chất tràn đầy không gian gây nên một áp lực p = pmaxe1 - τ . Áp lực này tạo nên một lực tác dụng lên một hạt vật chất khối lượng m trong không gian gọi là lực hấp dẫn Phd có phương hướng tới nơi mật độ vật chất lớn hơn. Lực hấp dẫn này tỷ lệ với diện tích thiết diện S của hạt vật chất và hiệu số áp lực không gian giữa 2 phía của thiết diện đó. Suy ra:


=> Đối với hạt vật chất trong không gian có ζ > ζ* = 0.284Q hay τ < τ* = 3.5128 thì lực đẩy Archimed lớn hơn lực hút hấp dẫn. Khi đó, hạt vật chất thay vì bị hút vào theo chiều tăng dần hệ số co giãn không thời gian ζ thì sẽ bị đẩy ra theo chiều ngược lai.
Lực đẩy Archimed trong không gian là phát hiện thú vị mà khoa học ngày nay còn chưa biết đến. Ta sẽ trở lại vấn đề này trong các mục sau để thấy được ý nghĩa của nó.



Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 08:39:46 pm Ngày 14 Tháng Tư, 2019 »

5. Trường khí âm dương xung quanh một hạt vật chất
a. Hệ số co giãn không thời gian xung quanh một hạt vật chất
Như đã phân tích ở chương I, hạt vật chất khối lượng m, bán kính R0 là một mảnh vỡ của khối Tiên thiên chưa phân rã hết có trường khí âm dương bên trong hạt với độ co giãn không thời gian ζ = ζmax = Q, τ = 1, mật độ khối lượng ρmax, mật độ năng lượng pmax, năng lượng toàn phần E = mc2. Khí dương trong hạt vật chất rất mạnh, Khí âm rất yếu, tương quan âm/dương nhỏ tạo nên không-thời gian xung quanh hạt vật chất một hệ số co giãn không thời gian ζ. Ở gần hạt vật chất, do Khí dương rất mạnh nên ζ rất lớn và suy giảm nhanh chóng khi khoảng cách R tới hạt vật chất tăng lên (ζ = 0 khi R → ∞). Hạt vật chất càng lớn, chứng tỏ Khí dương càng nhiều làm cho tốc độ suy giảm ζ theo khoảng cáh tới hạt vật chất càng nhỏ.
Như vậy, độ co giãn không thời gian ζ quanh một hạt vật chất tỷ lệ với khối lượng trường khí âm dương trong hạt và suy giảm theo khoảng cách tăng dần tới hạt vật chất. Nhưng bên trong hạt vật chất, độ co dãn không thời gian lớn nhất, luôn như nhau và bằng ζ = ζmax = Q như trong thời Tiên thiên






Qua đồ thị chúng ta thấy, khi R > R* = R0 + 2.521Δm, lực hấp dẫn lớn hơn lực Acsimed, tổng lực hạt vật chất tác dụng vào một khối lượng m dạng chất điểm là lực hút về phía hạt vật chất. Khi R < R0 + 2.521Δm, lực hấp dẫn nhỏ hơn lực Archimed, do đó, hạt chất điểm bị đẩy ra. Hơn nữa, lực đẩy lớn nhất lớn hơn nhiều so với lực hút lớn nhất. Đó chính là nguồn gốc của lực đẩy làm cho các hạt vật chất không thể hòa vào nhau và cũng chính là lực đẩy làm Vũ trụ nở ra mãi mãi cho tới khi nó nhạt dần rồi mất hẳn nhường chỗ cho trạng tái mới của Thực tại là Thái cực như đã phân tích ở chương I.


Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #6 vào lúc: 10:14:31 am Ngày 16 Tháng Tư, 2019 »

Các bạn thân mến!
Cho đến nay, tôi đã tóm lược được 5 phần của thuyết Tuyệt đối như sau

1. Hệ qui chiếu trong thuyết Tuyệt đối
2. Thuyết Tuyệt đối và vận tốc ánh sáng
3. Mật độ năng lượng, mật độ vật chất trong không gian. Công thức năng lượng của một khối lượng vật chất
4. Lực tác dụng lên hạt vật chất trong không gian
     a. Lực hấp dẫn
     b. Lực Archimed
c. Tổng lực tác dụng vào hạt vật chất trong không gian
5. Trường khí âm dương xung quanh một hạt vật chất

     a. Hệ số co giãn không thời gian xung quanh một hạt vật chất
     b. Lực tác dụng vào một khối lượng dạng chất điểm trong không gian quanh một hạt vật chất

          Lực hấp dẫn hạt vật chất tác dụng vào một khối lượng m dạng chất điểm
          Lực Archimed hạt vật chất tác dụng vào một khối lượng m dạng chất điểm
          Tổng lực hạt vật chất tác dụng vào một khối lượng m dạng chất điểm


Thỉnh thoảnh phải tổng kết lại như thế cho đỡ nặng!
Hôm nay tôi tiếp tục giới thiệu mục tiếp theo: Chuyển động của hạt vật chất. Mục này khá dài, động chạm trực tiếp tới Thuyết tương đối của A.Einstein, gồm những mục nhỏ sau:


Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #7 vào lúc: 10:42:20 am Ngày 16 Tháng Tư, 2019 »

6. Chuyển động của hạt vật chất
     6.1. Chuyển động của hạt vật chất trong HQC-ζ tuyệt đối
          Giả sử trong HQC-ζ tuyệt đối, một hạt vật chất tại vị trí có độ co giãn không thời gian ζ, chuyển động dưới tác động của lực F, trên một vi phân khoảng cách dl tạo nên một công dA tích lũy trong nội năng E của nó, theo phương trình:
          dE = dA = Fdl
          Mặt khác: F=dp/dt  (p: động lượng hạt vật chất: p = mv) =>
          dE = (dp/dt)dl = vdp
          Như đã biết ở mục 1, giá trị đại lượng vật lý A tại vị trí có độ co dãn không thời gian ζ trong HQC-ζ tuyệt đối là a theo công thức: a = A/ζa(ζ). Theo công thức năng lượng A = mc2 và theo bảng hàm hiệu chỉnh không thời gian ở mục 1, thì đối với năng lượng ζa(ζ) = ζ4 . Do đó năng lượng toàn phần E của hạt vật chất xét trong HQC-ζ tuyệt đối là:
          E = mc24
          Mặt khác, cũng theo mục 1như ta đã biết ở trên, đối với hạt vật chất trong HQC-ζ tuyệt đối, tại vị trí có độ co giãn không thời gian ζ vận tốc truyền sóng C có dạng:
          C = c/ζ2
          Do đó: E = mC2 => m = E/C2 => p = mv = Ev/C2 =>
          dE = vdp = vd(Ev/C2) = (v/C)d(Ev/C)
          Đặt:  β = v/C  gọi là vận tốc tương đối của hạt vật chất
          Ta được:
          dE = βd(Eβ) = β(Edβ + βdE) => dE(1 – β2) = Eβdβ
          dE/E = βdβ/(1 – β2) = (1/2)dβ2/(1 – β2) = - (1/2)d(1-β2) /(1 – β2) =>
          dE/E = - dγ/γ   với  γ = 1/(1 – β2)1/2
          Để phương trình có nghĩa thìγ: γ ≥ 1
          Giải phương trình vi phân trên ta được:
          E = γE00
          Ở đó, E0 là năng lượng toàn phần của hạt vật chất khi v = v0 hay β = β0 => γ0 = 1/(1 – β0 2)1/2 trong HQC-ζ tuyệt đối.
          Khi v0 = 0 => γ0 = 1 => năng lượng toàn phần của hạt vật chất nhỏ nhất khi nó đứng yên trong HQC-ζ tuyệt đối.
          Công thức γ cho ta thấy, 1 là giá trị giới hạn của vận tốc tương đối β của hạt vật chất, hay vận tốc truyền sóng c là giới hạn của vận tốc trong HQC-ζ địa phương, C = c/ζ2 là giới hạn của vận tốc trong HQC-ζ tuyệt đối của hạt vật chất tại vị trí có độ co dãn không thời gian ζ
         Trong HQC-ζ tuyệt đối, vận tốc chuyển động của hạt vật chất tại vị trí có độ co giãn không thời gian ζ không thể vượt quá C = c/ζ2.
     6.2. Chuyển động của hạt vật chất trong HQC-ζ tương đối
           6.2.a. Không gian được bảo toàn trong HQC-ζ tương đối
          Hai hệ qui chiếu (HQC) chuyển động so với nhau có nghĩa là, mọi điểm đứng yên trong HQC này đều chuyển động với cùng một vận tốc khi quan sát từ HQC kia. Định nghĩa này không  phụ thuộc chuyển động đó có gia tốc hay không.
          Như vậy, nếu quan sát từ HQC-ζ tuyệt đối, mọi điểm đứng yên trong HQC-ζ tương đối đều chuyển động với vận tốc như nhau, bất kể là chuyển động đó có gia tốc hay chuyển đông thẳng đều.
          Xét một HQC-ζ tương đối chuyền động so với HQC-ζ tuyệt đối với vận tốc tăng dần từ 0. Theo định nghĩa trên, điều đó có nghĩa là, trong suốt quá trình tăng vận tốc, 2 điểm đứng yên A, B bất kỳ trong HQC-ζ tương đối đều chuyển động với vận tốc như nhau khi quan sát từ HQC-ζ tuyệt đối (dấu “*” chỉ đối tượng được quan sát trong HQC-ζ tuyệt đối):
          v*A = v*B => v*A - v*B = 0 => v*AB = 0 => d(A*B*)/dt = 0 =>
          d(A*B*) = 0 =>
          A*B* = const
          Điều đó chứng tỏ rằng, trong suốt quá trình tăng vận tốc từ 0, quan sát từ HQC-ζ tuyệt đối, khoảng cách AB giữa 2 điểm đứng yên trong HQC-ζ tương đối  không thay đổi. Khoảng cách đó cũng chính bằng khoảng cách của chúng khi vận tốc chuyển động bằng 0, hay trong  HQC-ζ tuyệt đối.
          Nói cách khác, hệ số co giãn không gian được bảo toàn trong HQC-ζ tương đối, hay chuyển động của HQC không làm thay đổi hệ số co dãn không gian. (Đó là điểm khác nhau mấu chốt giữa khảo sát của chúng ta và Thuyết tương đối, vì theo Thuyết tương đối, không gian theo phương chuyển động sẽ bị co lại.)



Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #8 vào lúc: 01:28:13 pm Ngày 16 Tháng Tư, 2019 »




Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #9 vào lúc: 02:00:41 pm Ngày 16 Tháng Tư, 2019 »

https://imgur.com/ZXFY6Rs


Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #10 vào lúc: 02:13:59 pm Ngày 16 Tháng Tư, 2019 »

Nội dung mục 6:
6. Chuyển động của hạt vật chất
     6.1. Chuyển động của hạt vật chất trong HQC-ζ tuyệt đối
     6.2. Chuyển động của hạt vật chất trong HQC-ζ tương đối
          6.2.a. Không gian được bảo toàn trong HQC-ζ tương đối
          6.2.b. Hệ số co dãn thời gian γt trong HQC-ζ tương đối
          6.2.c. Sơ đồ, tính toán vận tốc chuyển động trong các HQC
          6.2.d. Chuyển động của hạt vật chất trong HQC-ζ tương đối
          6.2.e. Chuyển đổi tọa độ trong HQC-ζ tương đối

     Các bạn có thể thấy rõ, mục này có nhiều nội dung phản bác lại Thuyết Tương đối của Anhxtanh một cách chắc chắn và tích cực. Đồng thời cũng thấy rất sự khó khăn khi chứng minh được sai lầm của Thuyết Tương đối bằng thực nghiệm một cách thông thường như đo vận tốc ánh sáng hay phát hiện sóng hấp dẫn ... Căn cứ vào những luận điểm của Thuyết Tuyệt đối, ta mới có thể tìm ra những thực nghiệm chúng tỏ sự không phù hợp của Thuyết Tương đối.


Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #11 vào lúc: 03:21:46 pm Ngày 16 Tháng Tư, 2019 »

Bản post trước khó xem quá, các bạn thử bản post này xem có tốt hơn không

hoặc
https://imgur.com/r7FEshx


Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #12 vào lúc: 03:35:53 pm Ngày 16 Tháng Tư, 2019 »

Như vậy, các bạn đã xem các nội dung sau:

* Sự hình thành, phát triển của Vũ trụ
1. Hệ qui chiếu trong thuyết Tuyệt đối
2. Thuyết Tuyệt đối và vận tốc ánh sáng
3. Mật độ năng lượng, mật độ vật chất trong không gian. Công thức năng lượng của một khối lượng vật chất
4. Lực tác dụng lên hạt vật chất trong không gian
     a. Lực hấp dẫn
     b. Lực Archimed
     c. Tổng lực tác dụng vào hạt vật chất trong không gian
5. Trường khí âm dương xung quanh một hạt vật chất
     a. Hệ số co giãn không thời gian xung quanh một hạt vật chất
     b. Lực tác dụng vào một khối lượng dạng chất điểm trong không gian quanh một hạt vật chất
          Lực hấp dẫn hạt vật chất tác dụng vào một khối lượng m dạng chất điểm
          Lực Archimed hạt vật chất tác dụng vào một khối lượng m dạng chất điểm
          Tổng lực hạt vật chất tác dụng vào một khối lượng m dạng chất điểm
6. Chuyển động của hạt vật chất
     6.1. Chuyển động của hạt vật chất trong HQC-ζ tuyệt đối
     6.2. Chuyển động của hạt vật chất trong HQC-ζ tương đối
          6.2.a. Không gian được bảo toàn trong HQC-ζ tương đối
          6.2.b. Hệ số co dãn thời gian γt trong HQC-ζ tương đối
          6.2.c. Sơ đồ, tính toán vận tốc chuyển động trong các HQC
          6.2.d. Chuyển động của hạt vật chất trong HQC-ζ tương đối
          6.2.e. Chuyển đổi tọa độ trong HQC-ζ tương đối
[/i]

Những mục tiếp theo ta sẽ nghiên cứu vấn đề sóng/hạttính bất định của thế giới vật chất.



Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #13 vào lúc: 08:48:09 pm Ngày 17 Tháng Tư, 2019 »


hoặc
https://imgur.com/gjjcbHR
     Hệ phương trình vi phân tìm hàm trung gian ϕ có vai trò gần giống như phương trình Schrödinger trong cơ học lượng tử, nhưng hơi khác ở một số điểm:
          + Thứ nhất là về phương trình: rõ ràng các hệ số khác nhau, cách tham gia biểu thức trường thế U vào phương trình là không giống nhau. Các thông số về tần số ω, hệ số k cũng khác. Lý do ở đây là chúng ta nhất quán nguyên lý tần số f là thông số thể hiện mức độ biến đổi theo thời gian của hạt vật chất phải tỷ lệ với cường độ nguyên nhân gây nên chúng là véc tơ động lượng p. Điều này dẫn đến λ = βh/p. Còn Broglie không xuất phát từ nguyên lý này mà qui nạp từ công thức năng lượng hạt ánh sáng E = hf nên cho rằng λ = h/p. Tuy nhiên, những khảo sát thực nghiệm không mấy khác biệt do vận tốc các hạt dùng để kiểm chứng khá cao (β lớn ≈ 1) .
          + Thứ hai, về ý nghĩa: Hàm trung gian ϕ dùng để tính toán hàm sóng năng lượng Eđ(t) = Kψ với ý nghĩa năng lượng vật lý thực, còn hàm sóng Schrödinger được coi (một cách gán ghép) là hàm phân bố xác suất xuất hiện hạt vật chất.
          + Thứ ba, đối với vận tốc rất cao, hàm Schrödinger không dùng được do công thức năng lượng E = p2/2m sẽ không đúng trong miền tốc độ cao. Trong trường hợp này, phương trình Schrödinger được thay bằng phương trình Dirac. Còn hàm trung gian ϕ có thể áp dụng cho mọi trường hợp, từ vận tốc cho tới khối lượng  của hạt vật chất.
          + Thứ tư, phương trình Schrödinger được coi như một tiên đề, không chứng minh, nhưng ở đây, hàm ϕ không phải là tiên đề, mà là một hệ quả suy luận có logic khoa học như các bạn đã thấy.


Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #14 vào lúc: 09:48:15 pm Ngày 18 Tháng Tư, 2019 »

8. Tính bất định của thế giới vật chất
     a. Động tính của không thời gian
          Trong chương I, ta đã biết, vật chất chính là Khí, gồm khí dương và khí âm trong không thời gian.
          - Khí dương, như trên đã biết, đặc trưng là tính tịnh được thể hiện như khả năng co cụm thành những trung tâm có mật độ trường khí âm dương đậm đặc hơn những vùng lân cận, với hệ số co giãn không thời gian ζ.
          - Khí âm đặc trưng là cho tính động, hay sự vận động trong không thời gian. Đối với một đơn vị thể tích trường khí âm dương đứng yên, động tính này thể hiện giống như sự dao động quanh vị trí cân bằng của từng vi phân trường khí âm dương gây nên một mật độ nội động lượng σ nào đó. Sự dao động này là một rung động tự thân theo mọi phương của trường khí âm dương. Năng lượng do nội động lượng này sinh ra hàm chứa trong một đơn vị thể tích chính là mật độ năng lượng của trường khí âm dương.
          Như phần trước ta đã biết, quan hệ giữa động lượng p và động năng E do động lượng đó gây nên thể hiện qua công thức: E = pc. Vì thế, quan hệ giữa mật độ nội động lượng σ và mật độ năng lượng p trường khí âm dương sẽ là:

          Động lượng này phụ thuộc vào khoảng cách tới hạt vật chất, đạt giá trị cao nhất khi δ = 0 là:  pmax = mc.
          Sở dĩ có sự “rung lắc” này là do thuộc tính “động” của Khí âm trong không thời gian đó làm cho hệ số co giãn không thời gian ζ giao động quanh giá trị trung bình, dẫn đến vị trí, thời gian và tiếp theo là vận tốc của hạt vật chất trong không gian đó dao động.
          Như vậy, một hạt vật chất trong không gian, do bị động tính không gian đó và động tính của bản thân hạt vật chất “rung lắc” liên tục, đồng thời bản thân không gian đó cũng không cố định mà cũng liên tục giao động co giãn theo động tính của nó, vì thế chúng ta không thể xác định vị trí, thời gian chính xác của hạt vật chất trong không thời gian.
          Vì thế, những giá trị về vị trí (tọa độ) cũng như động lượng (hay mọi đại lượng vật lý có thứ nguyên khác) mà chúng ta đo được chỉ là những giá trị trung bình mà thôi, giá trị chính xác, tức thời của chúng mang tính bất định, xác suất, ngẫu nhiên rất cao.
          Nếu chúng ta cố tình khống chế vị trí hạt vật chất trong không gian với độ chính xác  δ = (R – R0)/Δm nào đó (nói cách khác, chúng ta tiến hành đo vị trí của hạt vật chất với độ chính xác δ) thì chúng ta phải khắc phục một động lượng “rung lắc” hạt vật chất có xu hướng thoát ra khỏi sự khống chế đó là p (đó chính là sai số, hay độ bất định của động lượng hạt vật chất). Động lượng này, như đã tính toán, tăng lên rất nhanh theo hàm mũ khi δ giảm: .=> p đạt cực đại khi δ = 0 là pmax = mc. Đó là giá trị cực lớn, vận tốc c làm cho hệ số γ tiến tới ∞ => E = γE0 → ∞.
          Nói các khác, năng lượng khống chế vị trí hạt vật chất với độ chính xác δ = 0 trong quá trình đo đạc là vô cùng lớn, không thể tiến hành trong thực tế.
          Đồng thời bản thân những thiết bị đo của chúng ta cũng cấu tạo từ những hạt vật chất có vị trí cũng “rung lắc” liên tục, do đó, việc đo đạc, tiên đoán vị trí của hạt vật chất với độ chính xác tuyệt đối là bất khả thi, cũng giống như đo đạc, tiên đoán giá trị động lượng hay bất kỳ đại lượng vật lý có thứ nguyên nào đó của nó.
          Đó chính là tính bất định của thế giới vật chất, vi mô cũng như vĩ mô, mà nguyên nhân là động tính của không thời gian do Khí âm của trường khí âm dương gây nên. Đó là thuộc tính tự nhiên, nội tại của thế giới vật chất.
          Tuy nhiên, trong thế giới Vĩ mô, tương quan độ “rung lắc” của không thời gian do động tính của nó gây nên, so với độ lớn của các đối tượng khảo sát là rất nhỏ, do đó, tính bất định trong thế giới vĩ mô có thể bỏ qua mà không ảnh hưởng gì nhiều tới kết quả nghiên cứu. Ngược lại, trong thế giới vi mô, tương quan này khá lớn so với kích thước các đối tượng khảo sát, nên có vai trò rất quan trọng trong những nghiên cứu vật lý, không thể bỏ qua. Nhưng về bản chất, tính bất định hiện diện trong toàn thế giới vật chất cả vi mô lẫn vĩ mô tuy chúng có mức ảnh hưởng khác nhau tới vận động, phát triển của sự vật.




Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #15 vào lúc: 09:58:08 pm Ngày 18 Tháng Tư, 2019 »

     Các bạn thân mến!
     Chúng ta hãy cùng xem Gs vật lý Đàm Thanh Sơn diễn tả về nguyên lý bất định :
     “Trong cơ học cổ điển, tọa độ và xung lượng của một hạt có thể được xác định với một độ chính xác tùy ý. Nhưng trong cơ học lượng tử thì không phải như vậy. Nếu tọa độ dược xác định rất chính xác thì xung lượng không thể xác định chính xác được, và ngược lai. Trên mức độ toán học hơn một chút, nguyên lý bất định của Heisenberg là
     ΔxΔp > ħ
trong đó Δx là độ bất định của tọa độ, Δp là độ bất định của xung lượng, và ħ là hằng số Planck, một hằng số cơ bản của tự nhiên. Giá trị của hằng số này là ħ = 1.054×10-27 g cm2/s
     Bản chất của nguyên lý bất định là như thế nào? Nếu ta tóm một con chuột, nó sẽ giãy giụa để chạy ra khỏi tay ta. Ta cứ tưởng tượng vạn vật trong tự nhiên đều như vậy. Nếu ta định “tóm” một vật lại, không cho vị trí của nó xê dịch quá một kích thước bằng R, nó sẽ không thể ngồi yên trong đó. Nghĩa là hạt đó sẽ có một xung lượng ít nhất cỡ ħ /R, tức là vận tốc ít nhất cỡ ħ /(m R). Chuyển động này được gọi là chuyển động lượng tử.
     Bạn đọc đến đây có thể bảo: làm gì có chuyện đó! Nếu tôi có một hòn đá, nếu tay tôi không run, tôi có thể giữ chặt cho nó không cựa cậy được, làm gì có chuyện nó giãy giụa như con chuột! Nhưng thực ra, hòn đá của bạn vẫn cựa cậy, chỉ có điều rất yếu thôi. Đó là do hằng số Planck ħ rất nhỏ. Ta giả sử hòn đá của bạn nặng 100 g, và bạn giữ nó không cho nó cựa cậy quá giới hạn 1 micrômét. Theo công thức của nguyên lý bất định thì hòn đá sẽ cựa cậy với vận tốc là 10-25 cm/s — một vận tốc quá nhỏ để ta có thể cảm thấy được.
     Thế nhưng với những hạt rất nhỏ thì hiệu ứng của nguyên lý bất định có thể cảm thấy được. Nếu thay vì hòn đá ta lấy một nguyên tử hyđrô có khối lượng cỡ 10-24 g thì vấn đề khác hẳn rồi. Lúc này tốc độ “cựa cậy” của nguyên tử sẽ là 10 cm/s — một tốc độ ta có thể tưởng tượng được! Thay nguyên tử bằng một hạt điện tử có khối lượng cỡ 10-27 g thì tốc độ này lên tới 100 m/s. Nguyên lý bất định của Heisenberg nói rằng không có cách này giảm tốc độ này xuống bằng không: chuyển động lượng tử là tính chất cố hữu của các vật.”
(nguồn: https://damtson.wordpress.com/2010/04/15/uncertainty-principle/)
     Như vậy, khoa học hiện đại ngày nay mới chỉ xác định được động lượng p phản kháng lại độ chính xác Δx  ở mức độ ước lượng tương đối như cách dùng từ của Gs Sơn là “ít nhất cỡ” ! Cũng không có phân tích logic nào về nguyên nhân cũng như bản chất của nguyên lý này.
     Trong khi đó, Thuyết Tuyệt đối chỉ ra được chính xác động lượng phản kháng này theo công thức : p = mce, đồng thời chỉ rõ nguyên nhân của nó do Khí âm trong vật chất vốn có thuộc tính động làm cho không gian và bản thân hạt vật chất rung lắc không ngừng, tạo nên một mật độ động lượng trong không gian của hạt vật chất. Cũng chính từ bản chất này, Thuyết Tuyệt đối còn cho rằng không thể xác định, đo đạc chính xác được bất kỳ một đại lượng vật lý nào có thứ nguyên với độ chính xác 100%.
     Chính độ rung lắc này chỉ rõ, sự phân biệt vật lý vĩ mô và vi mô chỉ thuần túy là về mặt kỹ thuật, không mang tính bản chất, khi tỷ trọng ảnh hưởng của sự rung lắc trên độ lớn đối tượng vật lý nghiên cứu có đủ nhỏ để bỏ qua hay không mà thôi. Quan điểm này có thể loại bỏ cái gọi là sự không tương thích của Thuyết Tương đối và Cơ học lượng tử, thống nhất hai lý thuyết vật lý này thành một.


Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #16 vào lúc: 10:01:01 pm Ngày 20 Tháng Tư, 2019 »

     9. Nhiệt độ không gian
     Một thể tích vật chất bao gồm một tập hợp nhiều phân tử vật chất chuyển động hỗn loạn, xô đẩy, va chạm nhau tạo nên một mật độ động năng phân tử pđ trong thể tích đó. Mật độ động năng phân tử của một thể tích vật chất được đặc trưng bằng một thông số vật lý gọi là nhiệt độ T theo quan hệ:
          T = pđ/k    (k = const  là hệ số tỷ lệ).
     Như vậy,  ta có thể tổng quát hóa như sau: Nhiệt độ là một đại lượng vật lý đặc trưng cho mật độ động năng trong thể tích vật chất. Nhiệt độ là thước đo năng lượng giao động, đặc trưng cho chuyển động hỗn loạn của các phân tử vật chất trong không gian.
     Chuyển động hỗn loạn của phân tử vật chất có 3 nguyên nhân:
          + Dao động do động năng của bản thân phân tử.
          + Dao động do va chạm giữa các phân tử với nhau.
          + Dao động do động tính của khí âm trong không gian mà phân tử vật chất hiện diện.
 Nguyên nhân thứ ba do mật độ động lượng σ đặc trưng cho động tính Khí âm trong không gian có độ co giãn ζ, xô đẩy, rung lắc phân tử vật chất trong không gian đó làm cho chúng dao động tạo nên một mật độ động lượng bằng σ cho phân tử. Nói cách khác, động tính này là động tính của môi trường không gian. Một phân tử vật chất trong không gian này sẽ bị mật độ động lương σ xô đẩy, rung lắc và được truyền cho một năng lượng tương ứng. Vì thế, dao động nhỏ nhất của phân tử vật chất trong không gian bị giới hạn bởi động tính này của Khí âm, khi dao động do năng lượng nội tại và giao động va chạm giữa các phân tử vật chất coi như bằng zero. Như vậy, nhiệt độ mà không gian truyền cho phân tử vật chất là:



Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #17 vào lúc: 10:12:16 pm Ngày 20 Tháng Tư, 2019 »

     Các bạn thân mến!
     Như vậy, chúng ta đã xem xét nhữngnội dung của Thuyết Tuyệt đối qua 10 nội dung sau:

          * Sự hình thành, phát triển của Vũ trụ
          1. Hệ qui chiếu trong thuyết Tuyệt đối
          2. Thuyết Tuyệt đối và vận tốc ánh sáng
          3. Mật độ năng lượng, mật độ vật chất trong không gian. Công thức năng lượng của một khối lượng vật chất
          4. Lực tác dụng lên hạt vật chất trong không gian
               a. Lực hấp dẫn
               b. Lực Archimed
               c. Tổng lực tác dụng vào hạt vật chất trong không gian
          5. Trường khí âm dương xung quanh một hạt vật chất
               a. Hệ số co giãn không thời gian xung quanh một hạt vật chất
               b. Lực tác dụng vào một khối lượng dạng chất điểm trong không gian quanh một hạt vật chất
                    Lực hấp dẫn hạt vật chất tác dụng vào một khối lượng m dạng chất điểm
                    Lực Archimed hạt vật chất tác dụng vào một khối lượng m dạng chất điểm
                    Tổng lực hạt vật chất tác dụng vào một khối lượng m dạng chất điểm

          6. Chuyển động của hạt vật chất
               6.1. Chuyển động của hạt vật chất trong HQC-ζ tuyệt đối
               6.2. Chuyển động của hạt vật chất trong HQC-ζ tương đối
                    6.2.a. Không gian được bảo toàn trong HQC-ζ tương đối
                    6.2.b. Hệ số co dãn thời gian γt trong HQC-ζ tương đối
                    6.2.c. Sơ đồ, tính toán vận tốc chuyển động trong các HQC
                    6.2.d. Chuyển động của hạt vật chất trong HQC-ζ tương đối
                    6.2.e. Chuyển đổi tọa độ trong HQC-ζ tương đối

          7. Lưỡng tính sóng hạt của một hạt vật chất
               a. Động lượng, khối lượng, năng lượng thực theo phương và chiều của hạt vật chất chuyển động
               b. Lưỡng tính sóng hạt của một hạt vật chất – Tiên đề 2
               c. Phương trình vi phân sóng năng lượng của hạt vật chất chuyển động

          8. Tính bất định của thế giới vật chất
               a. Động tính của không thời gian
               b. Tính bất định của thế giới vật chất

          9. Nhiệt độ không gian

     Những nội dung này liên quan tới quan niệm mới về Vũ trụ, vật chất, Thuyết Tương đối và Cơ học lượng tử. Những nội dung tiếp theo, ta tạm gọi là Phần II, chúng ta sẽ nghiên cứu Thuyết Tuyệt đối về Vũ trụ (Sự hình thành và phát triển, nở ra, Bigbang, Lỗ đen, vật chất tối, năng lượng tối, các thông số cơ bản, các phương trình mô tả quá trình đó, ... đồng thời xem xét những định luật nền tảng của khoa học như định luất bảo toàn năng lượng, định luật Entropy luôn tăng, ... ).
     Thân ái!


Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #18 vào lúc: 10:26:58 am Ngày 24 Tháng Tư, 2019 »

Các bạn thân mến. Nội dung bài pos này gồm 4 mục sau:
     PHẦN II
          1. Sự hình thành và phát triền của Vũ trụ
          2. Hệ số suy giảm độ co giãn không thời gian H
          3. HQC-ζ tự nhiên. Biến thiên của đại lượng vật lý theo thời gian. Hằng số Hubble H.
          4. Công thức biến đổi độ co giãn không thời gian ζ, τ theo thời gian. Sự suy giảm khối lượng theo thời gian.

Các bạn xem ở link sau (file ảnh)
https://imgur.com/xUXYTy8


Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #19 vào lúc: 02:34:44 pm Ngày 24 Tháng Tư, 2019 »

https://i.imgur.com/xzK4S93.jpg


Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #20 vào lúc: 04:29:36 pm Ngày 24 Tháng Tư, 2019 »

Các bạn xem tiếp mục 5 và 6. Hai mục này bác bỏ giả thuyết về năng lượng tối.


Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #21 vào lúc: 04:35:07 pm Ngày 24 Tháng Tư, 2019 »

Chú ý: các bạn có thể xem với hình ản 100% khi bấm chuột phải vào bài viết và chon "open image in new tab"


Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #22 vào lúc: 06:22:43 pm Ngày 26 Tháng Tư, 2019 »



Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #23 vào lúc: 06:41:41 pm Ngày 26 Tháng Tư, 2019 »

          Các bạn tân mến!
          Như vậy, mục 7 phần II chúng ta đã bác bỏ giả thuyết về đường chân trời sự kiện và cho những quan niệm hoàn toàn khác về lỗ đen vũ trụ của khoa học hiện đại, chỉ ra được sự tương thích của Thuyết Tuyệt đối với bức ảnh chụp lỗ đen mới nhất mà các nhà khoa học vừa chụp được, trong khi quan niệm cũ của khoa học hiện dại không có sự tương thích này.
          Mục tiếp theo ta sẽ chỉ ra khối lượng tối trong Vũ trụ và xem xét định luật bảo toàn năng lượng cùng với định luật II nhiệt động học về Entropy luôn tăng.
          Mời các bạn đón xem.
          Thân ái!


Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #24 vào lúc: 09:47:27 am Ngày 30 Tháng Tư, 2019 »

 


Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #25 vào lúc: 10:03:52 am Ngày 30 Tháng Tư, 2019 »



Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #26 vào lúc: 08:18:58 pm Ngày 02 Tháng Năm, 2019 »

          Các bạn thân mến!
          Chúng ta đã xem xét nhiều luận điểm về cơ sở hình thành và phát triển của Vũ trụ. Nay chúng ta xem xét tiếp, vậy Vũ trụ hình thành, phát triển như thế nào, cụ thể ra sao, theo những phương trình nào, giá trị của chúng là bao nhiêu, ... trong mục 9 của phần II dưới đây.

          c. Một ví dụ tính toán
          Để minh họa cho sự hình thành và phát triển từ một độ biến lượng tử cực kỳ nhỏ bé ban đàu thành Vũ trụ to lớn, kỳ vũ như ta thấy ngày nay, ta hãy xét một ví dụ với những kết quả dưới đây. Theo kết quả tính toán này, một phương án Vũ trụ như sau được xây dựng:

          Đầu tiên, từ Thái cực vốn chí tịnh, thuần khiết, bất khả tư nghị, một đột biến lượng tử bỗng nảy sinh, làm xuất hiện một đốm vật chất có khối lượng m*0 = 3.507.10-9 (kg) (3.507 phần triệu gam), bán kính R*0 = 4.976.10-32 (m), độ co giãn không thời gian τ*0 = 5.10-15. Thời gian trôi chậm hơn trên trái đất của chúng ta 6.1016 lần (60 triệu tỷ lần), tức là gần như không trôi hay không có thời gian. Đó chính là Vũ trụ lúc khởi đầu. Cái đốm nhỏ bé ấy, ấy theo sự tăng dần của độ co giãn không thời gian τ từ 5.10-15 tới 1, lớn dần lên cả về kích thước và khối lượng. Đó là thời kỳ Tiên thiên. Sau thời gian “đằng đẵng”  = 480.5 tỷ năm, kích thước Vũ trụ đạt  = 9.952.10-18 (m), khối lượng đạt  = 2.064.1048 (kg), τ = 1, ζ = Q = 300. Vũ trụ kết thúc thời Tiên thiên, bước vào thời kỳ Hậu thiên, khởi đầu bằng sự tan vỡ khối Tiên thiên với vận tốc ánh sáng, sau đó giảm dần. Điều đó xảy ra cách nay đã 85 tỷ năm. Khối Tiên thiên tan vỡ thành những mảnh nhỏ hơn, Vũ trụ không ngừng nở ra và ngày nay đã đạt đến kích thước R = Rmax = 1.528.1021 (m). Vận tốc nở ra của Vũ trụ lúc này là 9.834 (m/s), tổng khối lượng tới 4.657.10156 (kg)
          Như vậy, ta cũng thấy, với sự lựa chọn giả định cố gắng đạt đến sự hợp lý, thời gian Vũ trụ thật khác xa với những gì ta đã nghĩ.


Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #27 vào lúc: 08:43:48 pm Ngày 02 Tháng Năm, 2019 »

Các bạn thân mến!
Như vậy, chúng ta đã xem xét phần lớn những nội dung Thuyết Tuyệt đối do tôi xây dựng, đề cập tới rất nhiều những nguyên lý cơ bản, nền tảng của khoa học hiện đại từ Thuyết Tương đối, Cơ học lượng tử tới Bigbang gồm những nội dung sau:
     PHẦN I
          * Sự hình thành, phát triển của Vũ trụ
          1. Hệ qui chiếu trong Thuyết Tuyệt đối
          2. Thuyết Tuyệt đối và vận tốc ánh sáng
          3. Mật độ năng lượng, mật độ vật chất trong không gian. Công thức năng lượng của một khối lượng vật chất
          4. Lực tác dụng lên hạt vật chất trong không gian
               a. Lực hấp dẫn
               b. Lực Archimed
               c. Tổng lực tác dụng vào hạt vật chất trong không gian
          5. Trường khí âm dương xung quanh một hạt vật chất
               a. Hệ số co giãn không thời gian xung quanh một hạt vật chất
               b. Lực tác dụng vào một khối lượng dạng chất điểm trong không gian quanh một hạt vật chất
                    Lực hấp dẫn hạt vật chất tác dụng vào một khối lượng m dạng chất điểm
                    Lực Archimed hạt vật chất tác dụng vào một khối lượng m dạng chất điểm
                    Tổng lực hạt vật chất tác dụng vào một khối lượng m dạng chất điểm

          6. Chuyển động của hạt vật chất
               6.1. Chuyển động của hạt vật chất trong HQC-ζ tuyệt đối
               6.2. Chuyển động của hạt vật chất trong HQC-ζ tương đối
                    6.2.a. Không gian được bảo toàn trong HQC-ζ tương đối
                    6.2.b. Hệ số co dãn thời gian γt trong HQC-ζ tương đối
                    6.2.c. Sơ đồ, tính toán vận tốc chuyển động trong các HQC
                    6.2.d. Chuyển động của hạt vật chất trong HQC-ζ tương đối
                    6.2.e. Chuyển đổi tọa độ trong HQC-ζ tương đối

          7. Lưỡng tính sóng hạt của một hạt vật chất
               a. Động lượng, khối lượng, năng lượng thực theo phương và chiều của hạt vật chất chuyển động
               b. Lưỡng tính sóng hạt của một hạt vật chất – Tiên đề 2
               c. Phương trình vi phân sóng năng lượng của hạt vật chất chuyển động
          8. Tính bất định của thế giới vật chất
               a. Động tính của không thời gian
               b. Tính bất định của thế giới vật chất
          9. Nhiệt độ không gian

     PHẦN II
          1. Sự hình thành và phát triền của Vũ trụ
          2. Hệ số suy giảm độ co giãn không thời gian H
          3. HQC-ζ tự nhiên. Biến thiên của đại lượng vật lý theo thời gian. Hằng số Hubble H.
          4. Công thức biến đổi độ co giãn không thời gian ζ, τ theo thời gian. Sự suy giảm khối lượng theo thời gian.
          5. Chuyển động của hạt vật chất trong không gian dưới tác động của một lực
               a. Chuyển động tự do của hạt vật chất trong không gian dưới tác động của một lực
               b. Chuyển động tự do của hạt vật chất trong trường co giãn không thời gian theo phương lực hấp dẫn
          6. Thế năng trong không thời gian Vũ trụ
          7. Lỗ đen Vũ trụ
               a. Lực quán tính trong Thuyết Tuyệt đối
               b. Lỗ đen Vũ trụ
         8. Về Entropy và định luật bảo toàn năng lượng
               8.1. Chứng minh định luật bảo toàn năng lượng, nguyên lý II nhiệt động học
               8.2. Tổng Năng lượng, Tổng Khối lượng, Tổng Entropy  toàn vũ trụ
                    a. Tổng Khối lượng Vũ trụ   
                    b. Tổng Năng lượng Vũ trụ   
                    c. Tổng Entropy toàn Vũ trụ

               8.3. Định luật bảo toàn năng lượng, nguyên lý II nhiệt động học và quá trình lão hóa của Vũ trụ.
          9. Sự hình thành và phát triển của Vũ trụ từ đột biến lượng tử ban đầu
               a. Thời Tiên Thiên
               b. Thời Hậu Thiên
               c. Một ví dụ tính toán

          Sự hình thành Thuyết Tuyệt đối cũng tương tự như sự phát triển biện chứng từ cơ học Newton lên Thuyết Tương đối vậy. Những nguyên lý cơ sở của khoa học hiện đại chỉ có hiệu lực tốt trong không thời gian có độ chênh lệch nhỏ về độ co dãn không thời gian ζ nên có thể bỏ qua. Nhưng khi áp dụng cho không gian lớn, tầm cỡ Vũ trụ thì sẽ xuất hiện nhiều bất câp, khi đó cần có cách nhìn nhận vấn đề của Thuyết Tuyệt đối.
          Rất mong các bạn nghiên cứu và cùng trao đổi, phản biện trên cơ sở học thuật.
          Thân ái!


Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #28 vào lúc: 06:21:00 pm Ngày 19 Tháng Năm, 2019 »

     Các bạn thân mến!
     Đã hơn nửa tháng không pos thêm bài, chờ sự góp ý, phản biện của các bạn. Có thể các bạn còn đang tìm hiểu và suy nghĩ, tôi xin pos lên đây những nhận định của mình theo thứ tự những nội dung đã pos cho các bạn ham khảo. Rất mong nhận được những phản hồi từ các bạn yêu vật lý!
     Thân ái.


Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #29 vào lúc: 06:48:05 pm Ngày 19 Tháng Năm, 2019 »

     Nội dung đã pos:

    PHẦN I
          * Sự hình thành, phát triển của Vũ trụ
          1. Hệ qui chiếu trong Thuyết Tuyệt đối
          2. Thuyết Tuyệt đối và vận tốc ánh sáng


     Bình luận:
          1. Việc đưa ra khái niệm “Khí”, thoạt nhìn, có cảm giác gần giống khái niệm “ete” của giới khoa học thế kỷ 19. Tuy nhiên, hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau: Ete là một môi trường “nền”giả định cho hoạt động của vật chất, không khối lượng, chứ không là vật chất, thậm chí độc lập và không tương tác với vật chất. Ngược lại, “Khí” lại chính là vật chất, mọi hạt vật chất đều cấu tạo từ “Khí”. Ete đồng đều và cực kỳ cứng, trong khi đó, Khí có Khí âm và Khí dương và là một môi trường đàn hồi, mật độ của nó rất khác nhau trong Vũ trụ. Ete và không thời gian là vĩnh cửu, vô cùng vô tận độc lập với vật chất còn “Khí” và không thời gian chỉ là những mặt không thể tách rời của trường khí âm dương thể hiện thuộc tính vận động của trường khí âm dương và do đó chỉ tồn tại khi có trường khí âm dương mà thôi…
          Do đó, chúng ta không thể nhầm lẫn giữa ete và Khí.
          Khí chính là vật chất, không thể tách rời không gian và thời gian. Hễ ở đâu có không gian hay thời gian thì phải có Khí. Khí như thế nào thì không thời gian như thế đấy. Khí (vật chất), Không-thời gian là hai mặt không thể tách rời của trường khí âm dương.
          Chính vì không có khái niệm Khí là vật chất tràn đầy không gian mà khoa học không thấy được sự tác động của không gian vào các hiện tượng vật lý mà cho rằng không gian trống rỗng, không có năng lượng nên chẳng thể tác động được vào các hạt vật chất, dẫn đến lý giải các hiện tượng vật lý sảy ra không thỏa đáng. Thực ra, tác động này luôn luôn hiện hữu và nhiều khi có vai trò quan trọng.
          Thực ra, khoa học, từ sau khi thuyết tương đối của Einstein được công bố, đã biết, không thời gian gắn liền với vật chất, nhưng chỉ mới ở trên bình diện nhận thức sơ bộ, chưa đi vào thực chất, vì thế mới có khái niệm chân không có không thời gian mà lại vắng mặt vật chất. Đồng thời, người ta cũng đã và đang bàn luận rất nhiều về bản chất của không-thời gian mà không thể thống nhất, chưa hiểu được vì sao khi không có vật chất thì cũng chẳng thể có không-thời gian và cho rằng không thời gian thì vô cùng vô tận còn vật chất thì lại có giới hạn. Người ta cũng không thể hiểu tại sao thời gian chỉ trôi có một chiều (đó là hệ quả nguyên lý tương quan âm/dương luôn tăng) và do đó dưa ra những giả thuyết đầy mâu thuẫn như du hành trở về quá khứ khi vận tốc lớn hơn c. Cũng chính vì thế, người ta thấy nguyên lý không gian đồng tính và đẳng hướng là hiển nhiên mà không thấy rằng, vật chất vô cùng đa dạng thì Không-thời gian với tư cách là những mặt không thể tách rời của vật chất thì cũng không thể đồng nhất và đẳng hướng, mà tất yếu phải đa dạng tương ứng.
          2. Như vậy, Không-thời gian ở các vị trí khác nhau thì khác nhau ở điểm nào?
          Đó chính là sự khác nhau về tương quan dương “động”, âm “tịnh”, thể hiện qua hệ số co giãn không thời gian ζ khác nhau.
          Khái niệm độ co giãn không thời gian đã đưa thêm vào một thông số mới quan trọng trong khảo sát vận động của vật chất làm cho kết quả nghiên cứu phản ánh đầy đủ hơn thực tế khách quan. Khái niệm này cũng dẫn đến sự thay đổi trong việc xác định các hệ qui chiếu, tất nhiên ảnh hưởng lớn tới các kết quả nghiên cứu vật lý. Sự bất cập của Vật lý học hiện đại chính là bỏ qua độ co giãn không thời gian trong các khảo sát của mình về thế giới tự nhiên. Trong các trường hợp, độ co giãn không thời gian sấp sỉ bằng 1, các kết quả khảo sát vật lý của khoa học hiện tại không sai lệch nhiều so với thực tế khách quan, nhưng tại những vị trí không gian có độ co giãn lớn, sai lệch sẽ đáng kể, thậm chí làm thay đổi bản chất của hiện tượng vật lý cần khảo sát, đặc biệt khi người ta muốn nghiên cứu thời kỳ ban đầu của Vũ trụ khi độ co giãn không thời gian còn rất lớn.
          Thực ra khoa học hiện đại đã có nhận thức về độ co giãn không thời gian thể hiện qua những luận điểm về sự co lại của không gian, thời gian trong chuyển động với vận tốc cao hay sự “cong của không gian” tại những nơi có lực hấp dẫn lớn. Tuy nhiên, do không có khái niệm trường khí âm dương, nơi thống nhất không thời gian với nhau và với vật chất, nên không thấy được nguyên nhân và bản chất những ghi nhận đó, vì thế, không thể phát triển nghiên cứu tương xứng với tầm quan trọng của nó, thậm chí còn làm xuất hiện những kết luận, giả thuyết phi thực tế gây rất nhiều trì trệ, tốn kém tài nguyên trí tuệ và vật lực.
          Khi đưa khái niệm độ co dãn không thời gian vào nhiên cứu, chúng ta buộc phải từ bỏ những Hệ qui chiếu truyền thống mà phải dùng Hệ qui chiếu, như đã gọi là HQC-ζ. Việc này làm chúng ta rất khó nhọc vì thay đổi thói quen đã quá nhiều năm, nhưng không còn cách nào khác nếu chúng ta muốn có những kết quả đúng với chân lý. Để giảm thiểu những khó nhọc đó, chúng ta đã xây dựng một số nguyên tắc liên hệ HQC truyền thống và HQC-ζ.
          3. Khái niệm Khí âm, khí dương và thuộc tính dương tịnh âm động cho phép chúng ta rút ra một tính chất vô cùng quan trọng của trường khí âm dương (vật chất và không thời gian): Trường khí âm dương là một môi trường đàn hồi. Tính đàn hồi phụ thuộc độ co giãn không thời gian ζ. Chính vì tính đàn hồi này, theo lý thuyết đàn hồi, chúng ta thấy vận tốc truyền sóng trong không gian là vận tốc c = (E*/ρ)1/2  như nhau trong mọi HQC địa phương, nơi có cùng một giá trị ζ, là một hệ quả luận lý chứ không phải là một tiên đề, giúp chúng ta hiểu rõ bản chất của vận tốc ánh sáng trong không gian cũng giống như vận tốc âm thanh trong khí quyển hoặc trong nước hay trong môi trường đàn hồi bất kỳ nào. Đồng thời, chúng ta cũng thấy rõ ràng rằng, ở những nơi có độ co giãn không thời gian khác nhau, trong HQC-ζ tyệt đối, vận tốc ánh sáng sẽ khác nhau, và bằng cζ = c/ζ2 . Trong hệ thống của chúng ta, tiên đề về vận tốc ánh sáng của Einstein chỉ đúng cho HQC địa phương mà thôi (khi ζ = 1).
          4. Việc xác định vật chất là Khí trong Trường khí âm dương tạo nên cơ sở cho ta vận dụng những qui luật vận động và phát triển của Vũ trụ như đã nghiên cứu ở Chương I vào khảo sát vật lý của chúng ta trong chương này. Đó là các qui luật vận động và phát triển không ngừng dao động quanh trạng thái quân bình âm dương động với xu thế tương quan âm/dương luôn tăng, tính bất định và tất định trong thuộc tính sóng hạt và rối lượng tử, sự kết thúc của Vũ trụ trong qui luật Vạn sự có sinh thì có tử, tính dương động, tính âm tịnh, cảm ứng âm dương, … Đó là những qui luật rất cơ bản và phổ quát không chỉ trong vật lý mà còn trong bất kỳ một quá trình tự nhiên nào.
          5. Việc đưa ra khái niệm Tâm Vũ trụ, dẫn đến xác định hệ qui chiếu tuyệt đối đứng yên trong Vũ trụ làm cơ sở cho mọi chuyển động, có tính cách mạng trong nghiên cứu cơ học đồng thời lý giải được hiện tượng mà khoa học ngày nay còn đang lúng túng không giải quyết được, mặc dù rất đơn giản về mặt hiện tượng ví dụ như con lắc Foucaul.
          Từ đó, chúng ta có các HQC-ζ tuyệt đối, HQC-ζ tương đối và HQC địa phương làm cơ sở để khảo sát các quá trình vật lý.
          Chính vì thế, lý thuyết vật lý mà chúng ta đang khảo sát này có thể gọi là “Thuyết tuyệt đối”, ngụ ý chuyển động trong Vũ trụ còn có tính tuyệt đối.
          Tóm lại, những khái niệm mới trong nghiên cứu Vật lý được rút ra từ học thuyết ADNH cho ta cách tiếp cận mới gần hơn tới chân lý, toàn diện hơn và đặc biệt, vai trò của triết học trở nên rất quan trọng, có tính dẫn đường trong nghiên cứu Vật lý. Vật lý học ngày nay phát triển có xu hướng không “đếm sỉa” gì đến triết học (cũng có thể do triết học hiện vẫn còn bất cập) dẫn đến những lý thuyết, giả định phi thực tế, làm chậm bước tiến của khoa học đồng thời lãng phí tài nguyên trí tuệ cũng như vật chất của con người.


Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #30 vào lúc: 09:54:20 pm Ngày 21 Tháng Năm, 2019 »

     Nội dung đã pos:

          3. Mật độ năng lượng, mật độ vật chất trong không gian. Công thức năng lượng của một khối lượng vật chất
          4. Lực tác dụng lên hạt vật chất trong không gian
               a. Lực hấp dẫn
               b. Lực Archimed
               c. Tổng lực tác dụng vào hạt vật chất trong không gian
          5. Trường khí âm dương xung quanh một hạt vật chất
               a. Hệ số co giãn không thời gian xung quanh một hạt vật chất
               b. Lực tác dụng vào một khối lượng dạng chất điểm trong không gian quanh một hạt vật chất
                    Lực hấp dẫn hạt vật chất tác dụng vào một khối lượng m dạng chất điểm
                    Lực Archimed hạt vật chất tác dụng vào một khối lượng m dạng chất điểm
                    Tổng lực hạt vật chất tác dụng vào một khối lượng m dạng chất điểm


    Bình luận 2
          1. Chúng ta đã chỉ ra rằng, Tiên đề về vận tốc ánh sáng của Einstein chỉ là một hệ quả logic trong lý thuyết tuyệt đối và chỉ đúng trong HQC-ζ địa phương, xuất phát từ tính đàn hồi của vật chất. Chúng ta lại đưa ra một Tiên đề về Áp lực hấp dẫn lên một hạt vật chất phải tỷ lệ với hệ số co giãn không thời gian môi trường ζ và mật độ trường khí âm dương trong bản thân hạt vật chất ρm
                    pm = Kρmζ
            Tuy nhiên, Tiên đề này được phân tích tính logic của nó, do Khí dương tạo nên chứ không phải là một kết luận bất ngờ như “từ trên Trời rơi xuống”. Bản chất của nó là khẳng định sự phụ thuộc tuyến tính của áp lực p vào cường độ Khí dương.
          2. Việc đưa hệ số co giãn không thời gian ζ vào khi khảo sát vật lý, qua một số tính toán đơn giản, ta tính được mật độ vật chất phân bố trong không gian tương ứng với các hệ số ζ khác nhau, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đánh giá vai trò của hệ số này trong nghiên cứu vật lý. Nó chứng minh được sự liên quan hữu cơ giữa vật chất và không thời gian. Cứ nơi nào có không gian, nơi đó có mật độ khối lượng vật chất tương ứng với độ co dãn ζ nào đó. Nó cho công thức tính chính xác mật độ khối lượng vật chất trong không gian, kể cả cái thường được gọi là chân không.
                    ρ = ρmax.τ.e(1- τ)
          Công thức này là cơ sở cho những tính toán định lượng của các quá trình vật lý trong thuyết tuyệt đối:
               - Từ công thức tính mật độ vật chất tùy thuộc vào ζ, ta thấy sự tồn tại của giá trị mật độ vật chất lớn nhất ρmax, tương ứng với ζmax để xác định sự khác nhau giữa hạt vật chất có hệ số co giãn không thời gian  ζmax, mật độ ρmax với không gian vật chất có hệ số co dãn không thời gian ζ, mật độ ρ.
               
               - Công thức quan hệ mật độ trường khí âm dương với độ co giãn không thời gian ζ có 2 pha: một pha mật độ trường khí âm dương tăng từ vô cùng nhỏ tới cực đại, sau đến một pha giảm xuống tới vô cùng nhỏ cho ta khả năng giải thích sự hình thành và phát triển của Vũ trụ một cách định lượng sau khi đã mô tả một cách định tính ở chương trước như sau:
               - Qua đồ thị trên chúng ta thấy, khi Vũ trụ mới nảy sinh do một đột  biến lượng tử cực kỳ nhỏ bé từ Thái cực, thành một vi phân trường khí âm dương gồm “Khí” trong vi phân không gian cực nhỏ, thời gian trôi vô cùng chậm chạp. Sự trôi chậm chạp của thời gian chứng tỏ hệ số ζ cực lớn (dtζ = dt/ζ) hay τ = Q/ζ cực nhỏ. Theo công thức mật độ trường khí âm dương ở trên ta thấy, lúc này, mật độ vật chất ρ của Vũ trụ cũng rất nhỏ, và kết quả là Vũ trụ khởi nguyên cực kỳ nhỏ cả về kích thước cũng như khối lượng.
               - Theo qui luật tương quan âm/dương luôn tăng, nên theo thời gian, ζ giảm dần (hay τ tăng dần) làm cho mật độ vật chất ρ tăng lên tới ρmax theo phương trình:
                    ρ = ρmax.τ.e(1- τ)
                Đó là thời kỳ Tiên thiên Vũ trụ. Thời kỳ này quan hệ Tam tài đồng tương sinh, âm dương thống nhất nên mật độ ρ của trường khí âm dương trong Vũ trụ Tiên thiên rất đồng nhất và tốc độ tăng trưởng cao.
               - Khi ρ tăng tới giá trị ρ = ρmax, tương quan âm dương tiếp tục tăng, ζ tiếp tục giảm (τ tăng), thời gian tiếp tục trôi về phía trước, nhưng mật độ ρ bắt đầu giảm. Nhưng do tác động của khí dương bảo toàn trạng thái hiện tại nên sự giảm của mật độ ρ không được diễn ra một cách từ từ tại mọi vị trí mà như một sự tan vỡ khối Tiên thiên Vũ trụ, bắt đầu từ những “vết nứt” xuất hiện ngẫu nhiên khi ζ giảm, thành những mảnh to nhỏ khác nhau, có mật độ như trong khối Tiên thiên ρ = ρmax và không gian giữa chúng có mật độ thấp hơn. Những mảnh vỡ đó tiếp tục va chạm và tương tác hình thành Vũ trụ Hậu thiên ngày nay như ta thấy. Những mảnh nhỏ tạo thành những hạt vật chất vi mô, những mảnh lớn tạo thành những hố đen Vũ trụ. Đặc điểm chung của những mảnh vỡ đó là mật độ trường khí âm dương cực đại ρ = ρmax  và độ co giãn không thời gian ζ = ζmax = Q.
               - Tương quan âm/dương tiếp tục tăng làm cho ζ giảm (τ tăng) dẫn đến sự giảm dần của mật độ ρ, và tăng dần kích thước Vũ trụ, nói cách khác, Vũ trụ tiếp tục nở ra. Nhưng, trong quá trình đó, mật độ trường khí âm dương bên trong những “mảnh vỡ” không giảm đi do tác động bảo toàn của Khí dương, mà chỉ giảm ở vùng ngoại biên do tương quan âm/dương lớn hơn, làm cho những “mảnh vỡ” đó giảm dần kích thước cho tới khi biến mất.
               - Mật độ ρ tiếp tục giảm, đến một lúc nào đó sẽ vô cùng nhỏ bé trong toàn Vũ trụ, hay trường khí âm dương mờ nhạt dần rồi mất hẳn và đương nhiên, không thời gian với tư cách là một yếu tố không thể tách rời của trường khí âm dương cũng dần dần tiêu biến theo. Vũ trụ trở về trạng thái Thái cực và một quá trình mới lại bắt đầu với một đột biến lượng tử nào đó từ Thái cực, sinh ra một đốm trường khí âm dương mới dần phát triển thành một Vũ trụ mới. Do đột biến lượng tử là một hiện tượng ngẫu nhiên, nên Vũ trụ mới đó không nhất thiết giống như Vũ trụ chu kỳ trước, nhưng nguyên lý hình thành và phát triển của chúng như mô tả ở trên, vẫn như nhau.
          3. Qua công thức xác định áp suất p trong trường khí âm dương mới tìm được, chúng ta cũng thấy tính tịnh của khí dương thể hiện ra như một áp lực nội tại chống phân tán trong của trường khí âm dương. Áp lực đó cũng chính là mật độ năng lượng của trường khí âm dương trong không thời gian mà nó hiện hữu.
                p = pmaxe(1- τ)
          Ở đây, chúng ta đã đưa ra công thức phân bố khối lượng và năng lượng của trường khí âm dương trong không thời gian theo ζ hoặc τ. Ta đã chứng minh được, năng lượng tiềm tàng của một khối lượng vật chất không chỉ tỷ lệ thuận với khối lượng m mà còn tỷ lệ nghịch với độ co giãn không thời gian τ của nó:
               E = mc2
          Đối với hạt vật chất, τ = 1 nên công thức trở thành E = mc2 là công thức nổi tiếng của Einstein. Như vậy, công thức E = mc2 của Einstein chỉ là trường hợp riêng của chúng ta khi τ = 1.
               Nếu để ý rằng, công thức này của Einstein được đưa ra như một đề xuất, mà cho tới nay sự chứng minh công thức này một cách rốt ráo cũng còn nhiều vấn đề phải bàn, thì mới thấy ý nghĩa của việc ta không chỉ chứng minh được một công thức tổng quát hơn công thức của Einstein mà còn chỉ ra bản chất của năng lượng này là khả năng biến đổi của trường khí âm dương như đã phân tích ở chương I. Không thể có chuyện khối lượng và năng lượng có thể chuyển hóa cho nhau như một số nhà khoa học đề xuất, mà chỉ có thể nói, năng lượng có thể làm “gom” một khối lượng Khí đủ lớn vốn có trong không gian để ζ = ζmax = Q, tạo thành một hạt vật chất, chứ không phải bản thân năng lượng đó biến thành khối lượng hạt vật chất đó.
               Mặt khác, “Khí” tràn ngập khắp nơi trong Vũ trụ. Cái gọi là “chân không tuyệt đối” của chúng ta cũng là tràn đầy Khí với độ co giãn không thời gian ζ = 1 (do ta lấy vị trí của ta làm cơ sở HQC-ζ tuyệt đối). Do đó, mật độ vật chất của nó là ρ = ρ0 = Qρmax/eQ-1 , áp suất và mật độ năng lượng là p = p0 =c2ρmax/eQ-1 = pmax/eQ-1. Do Q khá lớn nên ρ0, p0 rất nhỏ làm chúng ta không cảm giác được sự hiện diện của nó. Tuy ta không cảm nhận được nhưng “nó” vẫn hiện diện có và còn thể hiện những hiệu ứng cho thấy sự tồn tại của mình.
               4. Mục này tính toán và giải thích rõ ràng nguồn gốc và công thức tính lực hấp dẫn là xu thế do khí dương với “tính tịnh” sinh ra, thể hiện qua sự phân bố không đều của độ co giãn không thời gian, đồng thời còn bổ sung một lực hoàn toàn mới đối với khoa học hiện đại, đó là lực Archimed trong không gian. Lực này, trong điều kiện bình thường nói chung rất nhỏ nên bị bỏ qua. Nhưng tại những vị trí có độ co giãn không thời gian lớn, nó rất đáng kể và khi τ < τ* = 3.5128, nó còn lớn hơn lực hấp dẫn. Sự hiện diện của lực Archimedes làm ảnh hưởng lớn tới tổng lực tác dụng lên một hạt vật chất trong không gian tạo nên tình thế các hạt vật chất hút nhau ở khoảng cách lớn khi lực hấp dẫn lớn hơn lực Archimed, nhưng đẩy nhau rất mạnh ở khoảnh cách nhỏ khi lực Archimedes lớn hơn lực hấp dẫn. Công thức và đồ thị tổng lực tác dụng vào hạt vật chất trong không gian thể hiện rõ điều đó. Chính lực đẩy Archimed này là nguyên nhân làm cho các hạt vật chất không bị rơi vào nhau, đồng thời là lực giúp cho Vũ trụ chiến thắng lực hấp dẫn và nở ra mãi mãi.
                Sau hhi đưa ra khái niệm độ co giãn không thời gian, chúng ta đã tính toán và mô tả khá rõ độ co dãn không-thời gian xung quanh một hạt vật chất. Khi ta đưa tay tới một vật thể nào đó, ở khoảng cách còn xa, lực đẩy Archimed hầu như không xuất hiện, có chăng chỉ là lực hút rất nhỏ nào đó, thậm chí ta không cảm giác thấy. Khi ta chạm tay vào vật thể, điều đó có nghĩa là, khoảng cách giữa phần tử hạt vật chất  ngoài cùng của vật thể và tay ta giảm xuống còn rất nhỏ, lực Archimedes trở nên lớn hơn lực hấp dẫn, đẩy vào tay ta. Nếu không có lực này, tay ta “xuyên qua” vật thể mà không bị cản trở nào. Lực đẩy vào tay ta tác động lên các giác quan, làm ta nhận biết tiếp xúc về hình dáng, kích thước của vật. Như vậy, lực Archimed khi lớn hơn lực hút (hấp dẫn) chính là cơ sở cho chúng ta cảm giác và nhận thức về hình dáng, kích thước vật thể trong tiếp xúc. Một vật thể trở nên hữu hình hay vô hình trong tiếp xúc chính là do lực Archimed quyết định. Đó là lý do mà “linh hồn”- một trường khí âm dương thứ cấp có ζ nhỏ - có thể dễ dàng xuyên qua một bức tường, do lực Archimed quá nhỏ.





Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #31 vào lúc: 10:25:27 pm Ngày 23 Tháng Năm, 2019 »

     Nội dung đã pos:

    6. Chuyển động của hạt vật chất
          6.1. Chuyển động của hạt vật chất trong HQC-ζ tuyệt đối
          6.2. Chuyển động của hạt vật chất trong HQC-ζ tương đối
              6.2.a. Không gian được bảo toàn trong HQC-ζ tương đối
               6.2.b. Hệ số co dãn thời gian γt trong HQC-ζ tương đối
               6.2.c. Sơ đồ, tính toán vận tốc chuyển động trong các HQC
               6.2.d. Chuyển động của hạt vật chất trong HQC-ζ tương đối
               6.2.e. Chuyển đổi tọa độ trong HQC-ζ tương đối


     Bình luận 3
          1. Chúng ta, lần đầu tiên, đã tiến hành xác định ý nghĩa một số đại lượng vật lý như: vận tốc thể hiện tính âm, động lượng thể hiện cường độ tính âm, lực thể hiện xu thế vận động, công thể hiện mức độ đáp ứng cho xu thế vận động, mang lại ý nghĩa triết học cho các đại lượng vật lý đó. Khi nắm vững những ý nghĩa triết học đó, chúng ta hiểu các quá trình vật lý một cách sâu sắc hơn, đi vào bản chất của khái niệm. Chú ý rằng, các công thức đó chỉ tính cho HQC-ζ tuyệt đối, đối với HQC tương đối sẽ có sai khác.
          2. Khi nghiên cứu chuyển động của hạt vật chất trong HQC-ζ tuyệt đối, công thức năng lượng trong chuyển động của hạt vật chất chỉ rõ: Trong HQC-ζ tuyệt đối, hạt vật chất không thể chuyển động với vận tốc lớn hơn c/ζ2, hay, vận tốc tới hạn trong chuyển động của hạt vật chất tại vị trí có độ co dãn không thời gian ζ là c/ζ2. Nói cách khác, vận tốc tới hạn trong mọi HQC, chính là vận tốc truyền sóng không gian của trường khí âm dương trong HQC đó.
               Trong trường hợp ζ = 1, tức là trong HQC địa phương, thì vận tốc tới hạn là c/ζ2 = c. Do đó, tiên đề “Tốc độ ánh sáng trong chân không có độ lớn bằng c trong mọi hệ quy chiếu quán tính” của Albert Einstein, trong hệ thống HQC-ζ của chúng ta phải đổi thành: “Tốc độ ánh sáng trong không gian có độ lớn bằng c đối với mọi hệ quy chiếu địa phương”. Nhưng ta cũng lưu ý rằng, trong lý thuyết mà ta đang xây dựng, hoàn toàn không sử dụng tiên đề này, mà nó chỉ như một hệ quả được suy ra mà thôi.
          3. Khi nghiên cứu chuyển động của hạt vật chất trong HQC-ζ tương đối cho thấy nhiều khác biệt với những kết quả của thuyết tương đối.



Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #32 vào lúc: 11:11:22 pm Ngày 25 Tháng Năm, 2019 »

     Nội dung đã pos:

          7. Lưỡng tính sóng hạt của một hạt vật chất
              a. Động lượng, khối lượng, năng lượng thực theo phương và chiều của hạt vật chất chuyển động
               b. Lưỡng tính sóng hạt của một hạt vật chất – Tiên đề 2
               c. Phương trình vi phân sóng năng lượng của hạt vật chất chuyển động


    Bình luận 4
          1. Chúng ta lần đầu tiên tính toán và giải thích rõ bản chất sóng hạt của hạt vật chất có nguyên nhân là động tính của Khí âm. Tần số dao động f của tính sóng chính là sự biến thiên theo thời gian của độ co giãn thời gian γt , phải tỷ lệ với nguyên nhân sinh ra nó là động lượng trường khí âm dương đã nghiên cứu ở trên thể hiện qua Tiên đề 2 của khảo cứu:
Tiên đề 2: Tần số giao động hệ số co dãn thời gian trường khí âm dương f tỷ lệ với động lượng đã gây nên nó.
            f =pc/h = Eđ/h
          Nhà khoa học Pháp thế kỷ 19 Louis de Broglie là người đầu tiên trên Thế giới dự cảm được tính sóng của hạt vật chất. Tuy nhiên, ông không biết được nguyên nhân sâu xa của tính sóng đó là do động tính của Khí âm trong trường khí âm dương, do đó, tần số của sóng, thông số đặc trưng cho biến động về thời gian cùa trường khí âm dương, phải tỷ lệ với động lượng, nguyên nhân gây nên tần số đó. Vì thế, ông đề xuất bước sóng tỷ lệ nghịch với động lượng dựa trên sự qui nạp sóng ánh sáng tương đối máy móc, theo phương trình:
            λ = h/p => λ = v/f = h/p => f = pv/h
          Như vậy, tần số sóng, theo Broglie, tỷ lệ với pv.
          Trong khi đó, do biết rõ nguyên nhân sinh ra tính sóng của hạt vật chất, chúng ta biết tần số phải tỷ lệ với động lượng p, và tính theo công thức:
          f  ~ p => f = Eđ/h => λ = v/f = vh/Eđ =vh/pc = βh/p
          Suy ra   λ = βh/p
          Như vậy, bước sóng của hạt vật chất chuyển động theo tính toán của chúng ta và đề xuất của De Broglie chênh nhau β lần, tần số cũng có sai biệt β lần. Chỉ có thực nghiệm mới phân định đúng sai được giữa đề xuất của De Broglie và tính toán của chúng ta. Tuy nhiên, khi β lớn, xấp xỉ 1 trong các thí nghiệm sẽ rất khó phân biệt.
          Đối với hạt vật chất chuyển động, tính sóng thể hiện qua đồ thị năng lượng như sau
         
          Đây là lần đầu tiên trong khoa học mô tả được phương trình năng lượng sóng của hạt vật chất.
          2. Chúng ta đã xây dựng nên phương pháp tính toán hàm sóng năng lượng của hạt vật chất chuyển động trong trường thế thông qua hàm trung gian ϕ với phương trình, tuy hơi khác, nhưng vai trò và kết quả gần giống như phương trình Schrödinger trong cơ học lượng tử, nhưng không phải là một tiên đề mà là một hệ quả logic khoa học. Kết quả tính toán của chúng ta cho ra năng lượng của sóng hạt vật chất chuyển động chứ không đơn thuần là xác suất xuất hiện của hạt trong không gian.
          Như vậy, chúng ta đã giải thích rất rõ ràng nguyên nhân, cơ chế cũng như biểu hiện của lưỡng tính sóng hạt của hạt vật chất, một khái niệm khó hình dung và còn chưa minh bạch trong khoa học hiện đại. Rõ ràng, theo phương trình sóng vật chất đã xây dựng, sóng năng lượng hạt vật chất không phải hình sin chính xác. Thực chất Vũ trụ của ta đang sống đều mang bản chất sóng, kể cả những hạt vật chất đứng yên thông qua sự rung lắc quanh vị trí cân bằng. Đó là sự thể hiện thuộc tính của Khí âm trong trường khí âm dương.
          3. Áp dụng những kết quả tính toán trên, chúng ta đã giải thích một cách rõ ràng cơ chế hiệu ứng “đường hầm” trong cơ học lượng tử mà khoa học ngày nay ghi nhận nhưng giải thích một cách không minh bạch và “thần bí”.




Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #33 vào lúc: 08:28:13 pm Ngày 28 Tháng Năm, 2019 »

     Nội dung đã pos:

    8. Tính bất định của thế giới vật chất
          a. Động tính của không thời gian
          b. Tính bất định của thế giới vật chất

     9. Nhiệt độ không gian


     Bình luận 5
          1. Như đã thấy, do khí dương, trường khí âm dương là một môi trường đàn hồi, thì ở đây ta cũng thấy, do khí âm, trường khí âm dương là một môi trường dao động.
          Do động tính của Khí âm, nên trong trường khí âm dương xuất hiện một nội động lượng mật độ σ làm cho mọi hạt vật chất trong không gian đều không thể đứng yên mà phải dao động, rung lắc quanh vị trí cân bằng, tạo nên tính bất định về vị trí của một hạt vật chất trong không gian. Động lượng rung lắc đó có thể đạt tới giá trị lớn nhất là mc. Không chỉ bản thân không gian giao động mà ngay cả thời gian cũng giao động thông qua hệ số co giãn thời gian. Vì thế, về nguyên tắc, vị trí trong không gian, thời gian của một đối tượng vật lý bất kỳ là đại lượng bất định, không thể xác định chính xác tuyệt đối. Tính bất định này thuộc về bản chất nội tại của vật chất không thể khắc phục
          Đó chính là bản chất nguyên lý bất định của không-thời gian.
          2. Chúng ta đã chỉ rõ tính bất định của thế giới vật chất, cả vĩ mô lẫn vi mô, là một thuộc tính phổ biến, có nguyên nhân là sự thể hiện động tính của Khí âm làm biến thiên hệ số co giãn không-thời gian γL  và γt dẫn đến sự dao động quanh vị trí cân bằng của một hạt vật chất. Do tính bất định này, người ta, về nguyên tắc, không bao giờ có thể xác định chính xác được vị trí cũng như động lượng,hay bất cứ một đại lượng vật lý có thứ nguyên nào của một hạt vật chất.
          Công thức p = mce- δ   xác định sự phụ thuộc động lượng p tối thiểu cần dùng để có thể khống chế hay đo đạc vị trí của một hạt vật chất với độ chính xác δ = (R – R0)/Δm nào đó, có ý nghĩa giống như hệ thức bất định Heisenberg trong cơ học lượng tử. Tuy nhiên, đây là công thức chính xác chứ không phải dưới dạng bất đẳng thức ∆p.∆x ≥ h   như của Heisenberg.
          Như vậy,“động tính” của Khí âm trong trường khí âm dương, làm hệ số co giãn không, thời gian γL, γt dao động quanh giá trị trung bình, là nguyên nhân gây nên tính bất định và là bản chất tính sóng hạt trong thế giới vật chất.
          3. Căn cứ vào động tính của không thời gian, luôn rung lắc các hạt vật chất nằm trong nó, ta đã xác định được bản chất của độ không tuyệt đối chính là nhiệt độ của không gian và chỉ ra rằng, nhiệt độ không gian tùy thuộc vào độ co giãn không thời gian ζ và -273oC không phải nhiệt độ nhỏ nhất, ở những nơi có độ co giãn không thời gian ζ nhỏ hơn thì độ không tuyệt đối nhỏ hơn.


Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #34 vào lúc: 09:34:08 pm Ngày 31 Tháng Năm, 2019 »

     Nội dung đã pos:

     PHẦN II
          1. Sự hình thành và phát triền của Vũ trụ
          2. Hệ số suy giảm độ co giãn không thời gian H
          3. HQC-ζ tự nhiên. Biến thiên của đại lượng vật lý theo thời gian. Hằng số Hubble H.
          4. Công thức biến đổi độ co giãn không thời gian ζ, τ theo thời gian. Sự suy giảm khối lượng theo thời gian.
          5. Chuyển động của hạt vật chất trong không gian dưới tác động của một lực
               a. Chuyển động tự do của hạt vật chất trong không gian dưới tác động của một lực
               b. Chuyển động tự do của hạt vật chất trong trường co giãn không thời gian theo phương lực hấp dẫn

          6. Thế năng trong không thời gian Vũ trụ
          7. Lỗ đen Vũ trụ
              a. Lực quán tính trong Thuyết Tuyệt đối
               b. Lỗ đen Vũ trụ


     Bình luận 6

          1. Ta phát hiện sự suy giảm của hệ số co giãn không thời gian ζ và chỉ ra quan hệ giữa thời gian và hệ số co dãn không thời gian τ theo phương trình:
          H = dτ/(τdt) = - dζ/(ζdt) hay  τ = τ0eHt , ζ = ζ0e-Ht
          Chính sự suy giảm hệ số co dãn không thời gian ζ là hệ quả của nguyên lý tương quan âm/dương luôn tăng và là nguyên nhân nở ra của Vũ trụ. Sự nở ra của Vũ trụ làm xuất hiện khái nhiệm Hệ qui chiếu tự nhiên cho các hệ qui chiếu cũng trôi theo sự nở ra đó.
          Nghiên cứu về hệ qui chiếu tự nhiên này chúng ta thấy rắng, hằng số Hubble chính là hằng số đặc trưng cho sự suy giảm hệ số không thời gian ζ và τ, do đó, có thể kết luận, không phải Edwin Powell Hubble đã quan sát thấy sự nở ra của Vũ trụ mà chính là quan sát thấy sự suy giảm của hệ số co giãn không thời gian theo phương trình:
          H = dτ/(τdt) = - dζ/(ζdt) 
          Từ đây ta có thể hiểu, tại sao nguyên lý tương quan âm/dương luôn tăng lại là cơ sở cho sụ trôi của không gian và tại sao mũi tên thời gian lại chỉ có một chiều.
          2. Sự suy giảm hệ số co giãn không thời gian là hiện tượng tự nhiên, phổ quát, phản ánh nguyên lý tương quan âm/dương luôn tăng trong sự vận động và phát triển của Vũ trụ. Chính sự suy giảm này kéo theo sự suy giảm khối lượng của hạt vật chất theo phương trình:
          m = m0e-Ht
và là nguyên nhân sự nở ra của Vũ trụ với vận tốc không phụ thuộc vị trí trong không gian:
          vR = H(Δm – R0/3)
          Những kết luận này cho thấy số phận không thể tránh khỏi của Vũ trụ là mờ nhạt dần rồi mất hẳn nhường chỗ cho Thái cực và bắt đầu chu kỳ mới một cách ngẫu nhiên.
          Cũng theo công thức trên, ta thấy, sự gia tăng đột ngột và mạnh mẽ tốc độ nở ra của Vũ trụ tại thời điểm bắt đầu thời kỳ Hậu thiên từ v* = HR*  lên vR = H(Δm – R0/3) với hệ số tăng tốc k* = Δ*m/R*  cực lớn (cỡ 1016) làm Vũ trụ dường như nổ tung, dẫn tới khái niệm Bigbang vả thời kỳ “lạm phát” trong khoa học hiện đại. Chú ý rằng, tuy khoa học ghi nhận và đưa ra những khái niệm này nhưng hoàn toàn không chỉ ra được nguyên nhân của chúng. Tuy nhiên, nội dung và bản chất quá trình này khác hẳn với những gì chúng ta đang nghiên cứu.
          3. Chúng ta đã chứng minh được, trong công thức chuyển động của hạt vật chất trong không gian hấp dẫn:
          γ - γ0 = kτ – kτ0    với   kτ = 1/τ – e(1 – τ)   
           
và rút ra kết luận: một hạt vật chất nếu được tách ra từ khối Tiên thiên (γ0 = 1, τ0 = 1) nó có thể chuyển động ra xa tới vô cùng nếu không bị cản trở trong quá trình chuyển động dù cho vận tốc ban đầu là zero, bất chấp lực hấp dẫn. Lực Archimed cung cấp cho nó một vận tốc mà lực hấp dẫn không thể nào kiềm chế được.  Chính lực Archimedes này cũng không cho phép lực hấp dẫn có thể hút những hạt vật chất khác nhỏ hơn vào sát hạt vật chất lớn. Chúng phải bị dừng lại ở khoảng cách 2.52Δm cách bề mặt của nó.
          Chúng ta cũng tìm được công thức tính thế năng của hạt vật chất trong Vũ trụ:
          N = E0(e1- τ – 1/τ) = - kτE0
          Và thấy rằng, thế năng lớn nhất không phải ở nơi xa Tâm Vũ trụ nhất như vẫn thường quan niệm mà chính là ở ngay Tâm Vũ trụ trong khối Thiên thiên. Chính thế năng đó giúp cho một hạt vật chất khi thoát ra từ khối Tiên thiên dù với vận tốc ban đầu bằng zero vẫn có đủ năng lượng chuyển động tới xa vô cùng bất chấp lực hấp dẫn. Nguyên nhân là do đóng góp cực lớn của lực Archimedes vào thế năng của hạt vật chất tại những vị trí không gian có độ co giãn ζ lớn.
         
          Như vậy, nguồn năng lượng khổng lồ giúp Vũ trụ nở ra trong suốt cuộc đời của nó chính là Thế năng tại khối Tiên thiên Tâm Vũ trụ. Đây là câu trả lời cho câu hỏi lớn của các nhà khoa học hiện đại về nguồn năng lượng nào giúp cho Vũ trụ nở ra ? Và khi không thể tìm ra đáp án, các nhà khoa học đã tưởng tượng ra một thứ gọi là “năng lượng tối” và cho rằng nó chiếm tới 75% năng lượng trong Vũ trụ. Thật hài hước khi với tỷ lệ lớn như thế sau hàng mấy chục năm tìm kiếm với đủ mọi thiết bị tinh vi nhất mà cái “bóng ma” năng lượng tối đó vẫn chẳng có mảy may dấu vết. Quả là một kiểu “mê tín dị đoan” khoa học thời hiện đại. Nhưng nay, mọi sự đã rõ ràng, chính thế năng là nguồn năng lượng bảo đảm cho sự nở ra mãi mãi của Vũ trụ.
          5. Chúng ta đã tiến hành khảo cứu sơ bộ về Lỗ đen Vũ trụ và chỉ ra nguồn gốc của chúng là những mảnh vỡ lớn của khối Tiên thiên, đồng thời bác bỏ cái gọi là "đường chân trời sự kiện" hay lỗ đen “nuốt chửng” vật chất thông qua tính toán vận tốc Vũ trụ cấp I của lỗ đen qua đồ thị:
         
          Sự khảo cứu này xóa tan những ý niệm mơ hồ và thần bí suốt thời gian dài về lỗ đen Vũ trụ, đồng thời rất phù hợp với hình ảnh Lỗ đen mà khoa học mới chụp được mấy tháng trước.
         


Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #35 vào lúc: 09:48:15 pm Ngày 04 Tháng Sáu, 2019 »

     Nội dung đã pos:

          8. Về Entropy và định luật bảo toàn năng lượng
               8.1. Chứng minh định luật bảo toàn năng lượng, nguyên lý II nhiệt động học
               8.2. Tổng Năng lượng, Tổng Khối lượng, Tổng Entropy  toàn vũ trụ
                    a. Tổng Khối lượng Vũ trụ   
                    b. Tổng Năng lượng Vũ trụ   
                    c. Tổng Entropy toàn Vũ trụ

               8.3. Định luật bảo toàn năng lượng, nguyên lý II nhiệt động học và quá trình lão hóa của Vũ trụ.


    Bình luận 7

          1. Xuất phát từ qui luật tương tác trong thời Hậu thiên luôn hướng tới trạng thái quân bình âm dương chúng ta rút ra một nguyên lý tổng quát trong các tương tác vật lý là năng lượng được trao đổi ngang nhau từ nơi có mật độ năng lượng cao tới nơi có mật độ năng lượng thấp hơn. Từ nguyên lý này, chúng ta đã xây dựng nên một qui luật, và với 2 trường hợp riêng của nó và đã chứng minh được 2 định luật cực kỳ quan trọng trong, cơ sở của vật lý học hiện đại là định luật bảo toàn năng lượng và định luật II nhiệt động học: qui luật entropy luôn tăng, trong các tương tác vật lý. Đồng thời, trên cơ sở đó, ta viết được biểu thức tổng quát của Entropy của một đối tượng bất kỳ. Vấn đề này càng có ý nghĩa hơn khi 2 qui luật này, đến nay, khoa học vẫn chưa chứng minh được một cách rốt ráo, mà mới chỉ là những kết luận rút ra từ  khảo sát thực tế. Và vì thế, điều làm chúng ta luôn lo lắng cho sự đúng đắn của chúng vì thực tế chúng ta quan sát được luôn luôn có giới hạn, đôi khi rất hạn chế. Tới đây, sự lo lắng đó đã được giải tỏa.
          Tuy nhiên, trong quá trình chứng minh 2 định luật này ta cũng thấy rằng, điều kiện đúng đắn của chúng là trạng thái quân bình âm dương. Vì vậy, đây là lần đầu tiên trong khoa học, chúng ta đã chỉ rõ điều kiện đúng đắn của 2 định luật nền tảng khoa học trên. Vậy, liệu trong Vũ trụ có tồn tại một quá trình nào mà định luật trên không thỏa mãn? Rõ ràng, với một suy luận logic thông thường, đó là những quá trình chưa đảm bảo trạng thái quân bình âm dương, hoặc là chưa đạt tới, hoặc là đã bị vượt qua.
          2. Để minh định nhận định trên, ta đã tiến hành tính toán khối lượng, năng lượng và Entropy toàn Vũ trụ và thấy rằng, theo sự suy giảm hệ số co dãn không thời gian ζ hay tăng τ, chúng đều suy giảm về zero sau một giai đoạn nảy sinh và tăng trưởng. Mặt khác, độ suy giảm hệ số co dãn không thời gian phụ thuộc vào thời gian theo phương trình:
            τ = eHt  và    ζ = ζ0e-Ht
          Điều đó có nghĩa là cả khối lượng, năng lượng và Entropy đều được sinh ra và phát triển lên giá trị rất lớn, sau đó đều suy giảm thâm chí về zero khi thời gian rất lớn. Quá trình này sảy ra gắn liền với sự suy giảm hệ số co dãn không thời gian ζ hay tăng τ và đó không phải là các tương tác vật lý mà đơn thuần là một qui luật tự nhiên, phổ biến hệ quả của qui luật tương quan âm/dương luôn tăng mà ta đã nghiên cứu từ chương I. Ta tạm gọi đó là quá trình “lão hóa” của Vũ trụ. Tuy nhiên, sự suy giảm khối lượng, năng lượng và Entropy của Vũ trụ không diễn ra đồng thời mà có trước, có sau: Theo đồ thị của khối lượng, năng lượng và Entropy toàn Vũ trũ , đầu tiên Entropy suy giảm khi τmax = 1 hay ngay sau khi kết thúc thời Tiên thiên, sau đó đến năng lượng E suy giảm khi τmax = 2.7 hay t = (ln2.7)/H = 14.5 tỷ năm và cuối cùng là khối lượng khi τmax = 3.2 hay t = (ln3.2)/H = 17 tỷ năm.
          Do đó, có thể định nghĩa: Quá trình “lão hóa” khối lương, (năng lượng, Entropy) của Vũ trụ là quá trình suy giảm hệ số co dãn không thời gian ζ hay tăng τ làm cho khối lương, (năng lượng, Entropy) của toàn  Vũ trụ suy giảm.
                                                   Quá trình “phát triển” khối lượng, (năng lượng, Entropy) của Vũ trụ là quá trình suy giảm hệ số co dãn không thời gian ζ hay tăng τ làm cho khối lương, (năng lượng,  Entropy) của toàn  Vũ trụ tăng lên.

          Quá trình “phát triển” và “lão hóa” của Vũ trụ là một quá trình tự nhiên, phổ quát, quyết định số phận của Vũ trụ. Trong quá trình này, định luật bảo toàn năng lượng và định luật II nhiệt động học không còn đúng nữa.
          Rõ ràng, trong mục này, chúng ta không những chứng minh định luật vảo toàn năng lượng mà, lần đầu tiên trong khoa học, còn chỉ rõ miền áp dụng của định luật nền tảng này của khoa học hiện đại là chỉ đúng trong các tương tác vật lý và các quá trình quân bình âm dương. Chúng ta còn phát hiện một quá trình vật lý hoàn toàn mới mà mọi thực thể vật lý đều phải than gia: đó là quá trình “phát triển” và “lão hóa”.


Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #36 vào lúc: 11:00:55 pm Ngày 10 Tháng Sáu, 2019 »

     Nội dung đã pos:

          9. Sự hình thành và phát triển của Vũ trụ từ đột biến lượng tử ban đầu
              a. Thời Tiên Thiên
               b. Thời Hậu Thiên
               c. Một ví dụ tính toán


    Bình luận 8
           Như vậy, trên cơ sở những nghiên cứu ở trên, chúng ta đã tiến hành tính toán các quá trình hình thành và phát triển của Vũ trụ,  và chỉ ra: bằng cách nào, theo phương trình gì, qui luật gì, hết bao lâu, mà một đốm cực nhỏ về kích thước và khối lượng lại có thể phát triển thành Vũ trụ khổng lồ như ta thấy ngày nay. Tất nhiên, những tính toán này trên cơ sở những hằng số được coi là đã đo đạc chính xác như mật độ lớn nhất của vật chất trong Vũ trụ (ρmax), mật độ năng lượng không gian trên Trái đất (p0), tốc độ ánh sáng (c), hằng số hấp dẫn (G), hằng số Hubble (H), …. Đồng thời chúng ta còn chỉ ra sự phát triển tiếp theo như thế nào và tương lai Vũ trụ sẽ ra sao. Tất cả những tính toán đó chúng ta không cần đến những khái niệm thiếu minh bạch, mơ hồ như vật chất tối, năng lượng tối, lỗ trắng, tính không đồng bộ về thời gian, “tương tác ma quỉ”, thời gian trước Bigbang, … giải thích được tất cả những nghịch lý nảy sinh trong vấn đề này của vật lý hiện đại mà vẫn mô tả được Vũ trụ từ khởi nguyên cho tới khi kết thúc, chẳng có một trở ngại nào. Hơn nữa, những luận điểm của lý thuyết mới đều nằm trong một hệ thống triết học đầy đủ và nhất quán, là thể hiện trên thực tế triết học đó một cách cụ thể. Đó chính là học thuyết Âm dương Ngũ hành mà cổ nhân truyền lại mà tinh túy của nó vẫn nằm rải rác trong nền văn hóa Việt tộc. Điều đó không chỉ có ý nghĩa trong khoa học Vật lý nà còn có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu cổ văn hóa sử Việt.



Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #37 vào lúc: 08:45:57 pm Ngày 13 Tháng Sáu, 2019 »

     KẾT LUẬN
     Như vậy, trong chương II, chúng ta đã sơ bộ nghiên cứu Vũ trụ Vật lý, xây dựng nên một học thuyết Vật lý mới có tên là “Thuyết tuyệt đối”, thay đổi rất nhiều những nguyên lý cơ sở của Vật lý hiện đại, nhưng lại giải quyết được hàng loạt vấn đề Vật lý còn tồn tại.
     Chúng ta đã biết và mô tả được khá chi tiết Vũ trụ được sinh ra như thế nào từ một đột biến lượng tử cực kỳ nhỏ bé trong Thái cực, đã vận động trong xu thế tiến tới trạng thái quân bình âm dương và tương quan âm/dương luôn tăng, phát triển qua thời Tiên thiên và nay đang trong thời kỳ Hậu thiên, trong tương lai sẽ mờ nhạt dần rồi mất hẳn, trở về trạng thái Thái cực bất khả tư nghị.
     Chúng ta cũng đã biết được, bản chất của Vũ trụ chỉ là một trường khí âm dương bao gồm Khí, không thời gian là 2 mặt không thể tách rời. Khí bao gồm Khí dương “tịnh” nên Vũ trụ là một môi trường đàn hồi, co cụm và có tính tất định. Khí bao gồm Khí âm “động” nên Vũ trụ là một môi trường giao động, phân tán và có tính bất định. Tương quan âm dương tạo nên độ co giãn không thời gian ζ quyết định thuộc tính của trường khí âm dương. Do nguyên lý tương quan âm dương luôn tăng nên thời gian luôn trôi về phía trước, độ co giãn không thời gian ζ luôn suy giảm, Vũ trụ luôn nở ra. Năng lượng bảo đảm cho quá trình nở ra đó chính là thế năng của vật chất trong Vũ trụ mà người ta lầm tưởng là do một thứ “năng lượng tối” nào đó. Cái gọi là “vật chất tối” chỉ là khối lượng khí bên ngoài hạt vật chất  với độ co giãn không thời gian ζ khác nhau mà thôi.
     Đó là đáp án cho những câu hỏi làm đau đầu biết bao thế hệ từ cổ chí kim: bản chất Vũ trụ là gì? Không gian, thời gian, vật chất là gì? Nó được cấu tạo như thế nào? Nó từ đâu đến, phát triển thế nào và sẽ đi về đâu?...
     Trong khoa học hiện đại, người ta lúng túng về sự không tương thích giữa vật lý cổ điển và cơ học lượng tử. Trong lý thuyết của chúng ta, thế giới vi mô và vĩ mô hoàn toàn không phân biệt, đều phải tuân thủ những định luật tương tác âm dương. Như đã phân tích, tính bất định do Khí âm sinh ra chiếm tỷ trọng cao hơn trong thế giới vi mô so với thế giới vĩ mô, thể hiện ở tần số f do động lượng sinh ra không thể bỏ qua. Nhưng trong thế giới vĩ mô thì tỷ trọng đó không đáng kể, có thể bỏ qua. Tuy bỏ qua nhưng thực chất những hiệu ứng đó vẫn tồn tại. Do đó, sự phân biệt thế giới vĩ mô và vi mô chỉ đơn thuần do độ chính xác khi tính toán, hoàn toàn không phải vì vấn đề bản chất. Nói cách khác, về bản chất, thế giới vi mô và vĩ mô trong lý thuyết của chúng ta  là thống nhất, đồng thời những qui luật, phương trình chúng ta xây dựng thể hiện rõ sự thống nhất đó. Như vậy, có thể nói, Thuyết tuyệt đối thống nhất cả thế giới vi mô lẫn vĩ mô.
     Chúng ta đã lý giải, làm rõ được bản chất hàng loạt những hiện tượng vật lý một cách hệ thống, chỉnh sửa các công thức vật lý quan trọng và nổi tiếng như công thức E = mc2, công thức Broglie, phép biến đổi Lorentz, con lắc Foucaul, đường chân trời sự kiện, định luật bảo toàn năng lượng, nguyên lý thứ 2 nhiệt động học, độ không tuyệt đối, lực Archimed, độ co giãn không thời gian trong hệ qui chiếu chuyển động, rối lượng tử, lỗ đen Vũ trụ … Với những kết quả đó, nhận thức của chúng ta về Vũ trụ có nhiều thay đổi cơ bản.
     Tóm lại, chúng ta đã xây dựng nên một lý thuyết vật lý thật mới mẻ và tổng quát, dung hòa được hầu hết những thành tựu khoa học trước kia, giải quyết được tất cả những vấn nạn của khoa học hiện đại về những nguyên lý tổng quá bao trùm nhất. Lý thuyết vật lý mới này là sư kế thừa và phát triển lên mức cao hơn của khoa học hiện đại cũng tương tự như sự phát triển từ cơ học Newton lên Thuyết tương đối cùa Einstein vậy.


Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #38 vào lúc: 10:20:35 pm Ngày 15 Tháng Sáu, 2019 »

     Các bạn hân mến!
     Như vậy, tôi đã pos xong những phần cơ bản nhất của Thuyết tuyệt đối, một lý thuyết hoàn toàn mới cho đến nay. Chắc các bạn cũng nhận thức rõ ý nghĩa của lý thuyết này với khoa học hiện đại. Cũng như mọi lý thuyết còn mới mẻ khác từ xưa tới nay, việc đưa chúng vào thực tế khoa học không phải là vấn đề đơn giản và mau chóng. Tôi nghĩ rằng, diễn đàn của chúng ta là diễn đàn chuyên về vật lý, tất không thiếu những con người tâm huyết và có trình độ cao về vật lý lý thuyết. Vì thế, tôi xin chờ đợi những đóng góp, phản biện, bình luận, ... của các bạn với tinh thần khoa học và cầu thị.
     Thân ái!


Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #39 vào lúc: 09:34:24 pm Ngày 27 Tháng Sáu, 2019 »

     Các bạn thân mến!
     Theo khoa học hiện đại, cấu tạo hố đen vũ trụ khối lượng M gồm một điểm kỳ dị ở trung tâm với mật độ vật chất cực lớn, gần như vô hạn. Xung quanh điểm kỳ dị là một không gian có bán kính R = 2GM/c2 với lực hấp dẫn cực lớn có thể cầm giữ mọi hạt vật chất kể cả hạt ánh sáng không cho thoát ra. Vì thế, vùng không gian này không thể nhìn thấy được, nó sẽ đen kịt, gần như tuyệt đối (chỉ có thể một lượng rất nhỏ bức xạ Hawking là có thể thoát ra). Bán kính R = 2GM/c2 còn gọi là chân trời sự kiện. Bên ngoài chân trời sự kiện là hững hạt bụi vật chất chuyển động với vận tốc cao, tạo ra lực ly tâm chống lại lực ấp dẫn. Như vậy, càng gần chân trời sự kiện, vật tốc những hạt vật chất này càng cao và giảm dần khi cách xa chân trời sự kiên. Trong quá trình chuyển động, những hạt vật chất đó va chạm, ma sát với nhau và phát ra bức xạ. Vận tốc chuyển động càng cao thì bức xạ phát ra càng lớn.
     Mô hình hố đen vũ trụ được các nhà khoa học mô tả bằng hình ảnh như sau:
         
         
         
     Rõ ràng, theo hình ảnh trên, ta thấy, vùng sáng nhất chính là tại vị trí sát ngay chân trời sự kiện, hay tỷ số bán kính vùng sáng nhất trên bán kính vùng tối nhất là 1:
          Rsáng nhất /Rtối nhất  = 1
     Tuy nhiên, theo Thuyết tuyệt đối, như đã pos trong mục Phần II.7.b. Lỗ đen Vũ trụ, ta thấy, phần đen nhất có δ = 2.52 => Rtối nhất  = 2.52GM/c2. Phần sáng nhất là phần có vận tốc Vũ trụ cấp I lớn nhất có δ = 5.71 => Rsáng nhất = 5.71GM/c2.
     Như vậy, tỷ số bán kính vùng sáng nhất trên bán kính vùng tối nhất là:
          Rsáng nhất /Rtối nhất  = 2.27
     Như vậy, có sự sai lệch rất lớn giữa Thuyết tuyệt đối và khoa học hiện đại về tỷ số này.
     Gần đây, các nhà khoa học trên thế giới đã chụp ảnh đươc một lỗ đen vụ trụ và công bố trên thông tin đại chúng như sau:
         
     Rõ ràng, mô hình lỗ đen vũ trụ của các nhà kho học hiện đại không phù hợp với thực tiễn khách quan là hình ảnh này. Trong khi đó, mô hình hố đen vũ trụ của thuyết tuyệt đối hầu như trùng hợp hoàn toàn, được mô tả trong hình ảnh sau:
         
     Như vậy, đây là một minh chứng cho sự đúng đắn của Thuyết tuyệt đối so với khoa học hiện đại


Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #40 vào lúc: 11:28:51 pm Ngày 21 Tháng Bảy, 2019 »

     Các bạn thân mến!
     Mời các bạn tham khảo bài viết:"Các vấn đề vật lý hạt cơ bản của thế kỷ XXI" tại http://dongtac.hncity.org/?Vu-tru-luong-tu-Cac-van-de-vat-ly-hat-co-ban-cua-the như sau:

    Các vấn đề vật lý hạt cơ bản của thế kỷ XXI
                                           GS NGUYỄN NGỌC GIAO
                                           Thứ Hai 15, Tháng Mười Hai 2008, do Khoa hoc

     Tháng 10/2003 Raymond L.Orbach, Giám đốc Vụ Khoa học của Bộ Năng lượng Mỹ và Michael Turner, Trợ lý Giám đốc Ban Khoa học Toán-Lý của Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ đã đồng ký tên một công văn gửi GS. Frederik Gilman, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Vật lý Năng lượng cao (HEPAP) đề nghị thành lập một Ủy ban để xem xét các vấn đề chính yếu hiện nay trong vật lý năng lựợng cao, vật lý thiên văn hạt và vũ trụ học và đề xuất phương hướng nghiên cứu sắp tới cũng như triển vọng. HEPAP đã thành lập một Ủy ban gồm 17 nhà khoa học để thực hiện yêu cầu trên. Và sau đây là tóm tắt báo cáo do Ủy ban đó soạn thảo.
    I.- MỞ ĐẦU
         Bản chất vũ trụ là gì và nó được cấu tạo từ cái gì?
         Vật chất, năng lựợng, không gian, thời gian là gì?
         Chúng ta xuất hiện ở đây như thế nào và đang đi đâu?
     Việc cố gắng trả lời các câu hỏi cơ bản về vũ trụ đã đạt đến bước ngoặt. Vào những năm đầu thế kỷ XXI, các nhà vật lý đã nắm vững được tính chất các hạt và các lực đặc trưng cho vật chất thông thường xung quanh chúng ta. Mặt khác, các quan sát vật lý thiên văn và vũ trụ bằng các trạm không gian lại cho thấy bức tranh đó của vũ trụ là không đầy đủ, vì 95% thành phần vũ trụ lại không phải cấu tạo từ vật chất thông thường, mà từ một cái gì khác còn bí ẩn : đó là vật chất tối và năng lựợng tối. Như vậy chúng ta đã nhận thức được là thực tế ta không biết gì về đại bộ phận những gì tạo nên vũ trụ.
     Để hiểu được vũ trụ “mới” còn chưa biết đó, ta cần những phát hiện mới của vật lý hạt. Các quan sát thiên văn giúp ta khảo sát các tham số của vũ trụ, các máy gia tốc giúp ta xây dựng một lời giải lượng tử cho các tham số đó. Năng lựợng đạt được ở các máy gia tốc ngày nay đã đến gần các điều kiện ở những giây phút đầu tiên sau Vụ Nổ Lớn, là công cụ sẽ giúp ta phát hiện ra vật chất tối, năng lựợng tối là gì, thực hiện cuộc cách mạng về nhận thức vật lý hạt cơ bản và vũ trụ.
     Chưa lúc nào như lúc này, hai cách tiếp cận từ quan sát vũ trụ và từ thí nghiệm với máy gia tốc lại song hành hỗ trợ nhau mật thiết đến như vậy.
    II.- BẢN CHẤT CƠ BẢN CỦA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LỰỢNG, KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN.
     Các thí nghiệm đang tiến hành cũng như dự kiến tiến hành của vật lý hạt cơ bản ở các phòng thí nghiệm khắp nơi trên thế giới sẽ cho ta khả năng nêu lên chín câu hỏi về các định luật vật lý cơ sở đang chi phối vũ trụ.
     Các câu hỏi này vừa rất quen thuộc nhưng đồng thời có tính cách mạng sâu sắc, xác định hướng đi của vật lý hạt cơ bản trong thế kỷ XXI.
     Chín câu hỏi này ta có thể gọn lại theo 3 nội dung lớn như sau :
          GIẤC MƠ CỦA EINSTEIN VỀ CÁC LỰC HỢP NHẤT
     Giấc mơ này có thể nói đã được thực hiện khá tốt trong phạm vi vi mô, lượng tử (Mô hình tiêu chuẩn – Standard Model SM). Tuy nhiên các ý tưởng lượng tử đó lại không áp dụng được cho phạm vi vũ trụ. Có thể còn thiếu một vài thành tố nào đó; trường hấp dẫn, vật chất tối, năng lựợng tối phải có một cách diễn giải lượng tử. Phải có một lý thuyết gì đó bao quát được cả SM và thuyết tương đối tổng quát, đồng thời giải quyết được bí ẩn của năng lựợng tối.
     Câu hỏi 1.- Có hay không những nguyên lý của tự nhiên mà ta chưa phát hiện ra: những đối xứng mới, những định luật vật lý mới ?
     Công cuộc nghiên cứu của chúng ta từ trước tới nay về các định luật cơ bản của tự nhiên đã giúp ta nhận thức được là các định luật vật lý, và các hạt vật chất bị chi phối, tồn tại là do các đối xứng của tự nhiên làm nền tảng, một số trong các đối xứng này đã mất đi ngay từ Vụ Nổ Lớn. Một trong những đối xứng bị mất đó có thể là siêu đối xứng. Siêu đối xứng dự kiến là đi cặp với mỗi hạt thông thường luôn luôn có một hạt đồng hành siêu đối xứng. Lý thuyết siêu đối xứng – phần cốt lõi của lý thuyết dây, hé mở khả năng một trong những hạt đồng hành này, hạt neutralino, là ứng viên cho vật chất tối, cũng như mối liên quan có thể giữa siêu đối xứng và năng lựợng tối.
     Việc phát hiện ra siêu đối xứng rõ ràng là một thách thức thực nghiệm đối với vật lý hạt cơ bản, chưa nói đến việc khảo sát chi tiết cấu trúc và tính chất các hạt đồng hành siêu đối xứng.
    Câu hỏi 2.- Ta giải quyết bí ẩn của năng lượng tối như thế nào ?
     Các đo đạc gần đây bằng kính thiên văn cũng như các trạm không gian cho thấy là có một lực bí ẩn - năng lựợng tối – lấp đầy vacuum của không gian trống rỗng, thúc đẩy tăng tốc sự dãn nở của vũ trụ. Ta không biết năng lựợng tối là gì, và tồn tại để làm gì. Mặt khác lý thuyết hạt cơ bản cho ta biết là ở mức độ vi mô, ngay cả một vacuum hoàn hảo cũng chứa đầy các cặp hạt lượng tử, có thể là nguồn gốc tự nhiên của năng lựợng tối. Tuy nhiên, tính toán sơ bộ năng lựợng tối sinh bởi vacuum đó lại cho một giá trị 10120 lần lớn hơn giá trị quan sát. Như vậy phải có một quá trình vật lý gì đó, chưa biết, để khử hầu hết năng lượng vacuum đó, chỉ chừa lại đủ để gia tốc sự dãn nở vũ trụ như đã thấy. Cần thiết một lý thuyết mới của vật lý hạt cơ bản để giải thích quá trình này.
     Các số liệu thực nghiệm lại dẫn đến một thành phần bí ẩn khác của không gian trống rỗng, đó là trường Higgs, trường này “cung cấp” khối lượng cho các hạt. Nếu không có trường Higgs thì các electron sẽ chuyển động với vận tốc ánh sáng, và các nguyên tử sẽ phân rã tức thời. Năng lựợng tối và trường Higgs có liên quan gì với nhau không? Việc phát hiện ra siêu đối xứng có thể sẽ cho thấy mối liên quan đó, có thể sẽ giải thích được giá trị nhỏ, nhưng hữu hạn của năng lượng tối.
     Câu hỏi 3.- Có hay không những chiều dư (extra) của không gian ?
     Ý tưởng có tính cách mạng của lý thuyết dây là việc thực hiện rõ ràng giấc mơ của Einstein về một phương cách giải thích cốt lõi nhất của tất cả mọi vật, từ lượng tử nhỏ nhất của vật lý hạt đến toàn bộ vũ trụ. Lý thuyết dây hợp nhất toàn bộ vật lý với việc diễn tả mọi lực và mọi hạt như là các dao động khác nhau của chỉ một đối tượng duy nhất gọi là siêu dây (dây siêu đối xứng).
     Các siêu dây có tồn tại không? Bản thân dây có thể là quá nhỏ để ta quan sát trực tiếp được, nhưng lý thuyết dây lại có một số tiên đoán có thể kiểm nghiệm được. Lý thuyết này đòi hỏi siêu đối xứng và tiên đoán sự tồn tại của bảy (7) chiều không gian cho đến nay chưa phát hiện ra, những chiều dư này là nguyên nhân cho phần lớn độ phức tạp của bức tranh vật lý hạt. Kiểm nghiệm tính đúng đắn của lý thuyết dây chính là phải tìm cho ra các chiều dư đó của không gian. Có bao nhiêu chiều dư tất cả? Dáng vẻ và kích thước chúng ra sao? Tại sao chúng lại ẩn? Có hạt mới nào gắn liền với các chiều dư đó không?
     Câu hỏi 4.- Tất cả các lực rồi có trở thành một không ?
     Ở mức cơ bản nhất các hạt và lực có thể hội tụ lại nhau, hoặc thông qua các nguyên tắc ẩn như thống nhất lớn, hoặc thông qua vật lý mới như siêu dây.
          THẾ GIỚI HẠT
     Các nhà vật lý đã tìm được nhiều loại hạt cơ bản, và xác định được khá chi tiết các tính chất của từng hạt. Vai trò của chúng là gì? Làm sao biết được khi nào ta tìm được hết tất cả các loại hạt?
    Câu hỏi 5.- Vì sao có nhiều loại hạt như vậy?
     Chúng ta đã phát hiện được 3 họ quark và lepton - các phần tử cơ bản nhất, ba họ này chỉ khác nhau về khối lượng, từ dưới một phần triệu khối lượng electron cho đến khối lượng của một nguyên tử vàng. Tương tự như cơ lượng tử giúp ta giải thích cách sắp xếp bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, ngày nay chúng ta đang tìm kiếm các lý thuyết mới giải thích tính chất các hạt cơ bản. Tại sao tồn tại ba họ hạt, và tại sao khối lượng chúng lại khác nhau đến như vậy? Tại sao tính chất các quark và lepton lại hoàn toàn khác nhau?
    Câu hỏi 6.- Vật chất tối là gì ? Làm thế nào có chúng trong phòng thí nghiệm?
     Phần lớn vật chất trong vũ trụ là tối. Nếu không có vật chất tối thì các ngôi sao, các thiên hà đã không hình thành được, và đã không có sự sống ngày nay. Vật chất tối gắn kết vũ trụ lại với nhau. Nó là gì?
     Tuy rằng sự tồn tại của vật chất tối đã được đề xuất từ những năm 1930, nhưng chỉ ở 10 -15 năm cuối này, các nhà khoa học mới đạt được bước tiến đáng kể trong việc hiểu biết các tính chất của nó, phần lớn là xác định những gì không phải là nó. Các quan sát gần đây về ảnh hưởng của vật chất tối lên cấu trúc vũ trụ cho thấy là nó không giống bất kỳ dạng vật chất nào mà ta đã biết hoặc đã đo được trong phòng thí nghiệm. Đồng thời cũng xuất hiện nhiều lý thuyết để giải thích vật chất tối là gì, chẳng hạn lý thuyết siêu đối xứng tiên đoán những họ hạt mới, tương tác rất yếu với vật chất thông thường, mà hạt nhẹ nhất trong số đó có thể chính là hạt vật chất tối.
    Câu hỏi 7.- Các hạt neutrino nói với ta điều gì ?
     Neutrino là hạt bí ẩn nhất trong số các hạt mà ta biết được trong vũ trụ. Nó luôn cho ta nhiều bất ngờ. Nó tương tác với các hạt khác yếu tới mức cả tỷ neutrino mỗi giây xuyên qua cơ thể ta mà không để lại dấu vết gì. Mặt Trời cũng bức xạ vô số neutrino, sinh ra trong các phản ứng nhiệt hạch trong lòng của mình. Các neutrino này được sinh ra chỉ một loại, nhưng trong quá trình di chuyển đến Trái Đất, chúng lại biến qua hai loại kia một cách bí ẩn. Các neutrino có khối lượng, nhưng hạt neutrino nặng nhất cũng chỉ bằng một phần triệu khối lượng của hạt tích điện nhẹ nhất.
     Việc neutrino có khối lượng nhỏ như vậy có thể là do chúng nhận được khối lượng từ một quy luật vật lý còn chưa biết, có thể liên quan đến lực thống nhất. Việc khảo sát chi tiết các tính chất hạt neutrino - khối lượng, cách thức chúng biến từ loại này qua loại kia, và chúng có phải là phản hạt của chính mình không, v.v… - sẽ cho ta biết neutrino có phải là hạt vật chất thông thường không, hay lại là cái gì khác.
          SỰ XUẤT HIỆN VŨ TRỤ
     Cái gì khởi động Vụ Nổ Lớn? Làm thế nào không gian, thời gian, vật chất và năng lựợng có được hình dạng như ta thấy hiện giờ? Ta có thể nào đi ngược lại lịch sử vũ trụ không?
     Những quá trình ở giai đoạn đầu đã xảy ra ở nhiệt độ và mật độ vật chất vô cùng lớn, đã quyết định những tính chất cơ bản của vật lý hạt. Những quá trình đó đã được điều chỉnh tinh vi sao cho có thể xuất hiện được các thiên hà, các ngôi sao và hành tinh. Có hay không những định luật vật lý mà ta chưa biết, chúng quyết định sự tồn tại của con người?
    Câu hỏi 8.- Vũ trụ đã hình thành như thế nào?
     Theo lý thuyết hiện nay thì vũ trụ đã bắt đầu bằng một vụ nổ kỳ lạ, tiếp theo là sự giãn nở bột phát cực kỳ nhanh (lạm phát). Để hiểu được hiện tượng giãn nở lạm phát, cần phải có những đột phá trong hiểu biết của chúng ta về vật lý cơ sở, về hấp dẫn lượng tử, và về lý thuyết hợp nhất các tương tác. Tuy rằng các điều kiện giãn nở lạm phát tương ứng năng lựợng quá cao không thể tạo lại trên trái đất, ta vẫn có thể quan sát thấy dấu ấn của nó qua nên bức xạ vi ba vũ trụ tàn dư hiện nay.
     Ngay sau vụ giãn nở lạm phát, các điều kiện vật lý là cực kỳ đặc biệt nên có thể tổ hợp các hạt cơ bản lại thành một pha mới của vật chất. Trong quá trình vũ trụ dãn nở và nguội đi, đó chính là hiện tượng chuyển pha, giống như hơi nước ngưng tụ thành nước, và các hiện tượng này còn để lại tàn dư quan sát được hiện nay.
     Hiện tượng chuyển pha vũ trụ có thể tái lập lại trong các thí nghiệm ở máy gia tốc năng lượng cao.
     Câu hỏi 9.- Phản vật chất đi đâu hết ?
     Vụ Nổ Lớn gần như chắc chắn tạo ra các hạt và phản hạt với số lượng bằng nhau. Tuy vậy, mọi quan sát trong phạm vi vũ trụ quan sát được lại cho thấy là ta đang sống trong một vũ trụ của vật chất, chứ không phải của phản vật chất.
     Cái gì đã xảy ra với phản vật chất ? Có thể ngay từ đầu đã có một sự mất cân bằng nhỏ giữa vật chất và phản vật chất, hoặc phản vật chất đã bị hủy hết thành photon và neutrino. Ngày nay, các nhà vật lý quan sát thấy trong phòng thí nghiệm một sự bất đối xứng rất nhỏ giữa vật chất và phản vật chất, tuy nhiên việc hiểu các bất đối xứng đó là không đầy đủ, không đủ để giải thích sự thống trị của vật chất trong vũ trụ.
Phải chăng có một hiện tượng gì đó còn bí ẩn, gây ra diễn tiến khác nhau giữa vật chất và phản vật chất? Nguồn gốc hiện tượng này phải chăng liên quan với boson Higgs, hoặc với siêu đối xứng, hoặc với các chiều dư của không gian ?
     Chín câu hỏi nêu trên xác định phương hướng tương lai của vật lý hạt cơ bản. Trả lời những câu hỏi đó là mục tiêu của một chương trình nghiên cứu toàn cầu, định hướng các thí nghiệm đang và sẽ tiến hành cũng như thiết kế các thiết bị nghiên cứu vô tiền khoáng hậu.


    Như vậy, Thuyết Tuyệt đối đã cho câu trả lời lên phần lớn những vấn đề đó một cách trực tiếp (những mục có gạch dưới ở trên). Điều đó chứng tỏ tính đúng đắn và hiệu quả của nó.
     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo hai địa chỉ sau và thấy rằng, hiện nay, chỉ có Thuyết Tuyệt đối mới có thể lý giải được những mâu thuẫn trên:
          http://tiasang.com.vn/-khoa-hoc-cong-nghe/vu-tru-dang-gian-no-co-gia-toc-4513
        http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/thien-van-vu-tru/4248-sai-lech-9-phan-tram

     Tôi có thể khẳng định, hiện nay, chỉ có Thuyết Tuyệt đối mới có khả năng giải quyết toàn bộ những vấn nạn cơ bản nhất của vật lý lý thuyết một cách logic, nhất quán và có hệ thống (tôi không nói về những vấn nạn của các môn vật lý chuyên nghành hẹp).
     Mời các bạn cho ý kiến!




Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #41 vào lúc: 01:13:54 pm Ngày 27 Tháng Bảy, 2019 »

Thuyết Tuyệt đối pos cũng đã khá lâu, đã hơn 1500 lượt đọc mà sao không có ai cho ý kiến nhỉ?
Phải chăng trên diễn đàn này không có ai đủ nhiệt huyết, nhận thức và trình độ hay sao?
Thật quá thất vọng!


Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #42 vào lúc: 08:29:04 am Ngày 18 Tháng Tám, 2019 »

     Các bạn thân mến!
     Khi đưa ra một lý thuyết mới thay thế một lý thuyết cũ, ta cần chỉ ra một mâu thuẫn nội tại trong lý thuyết cũ và xác định xem, mâu thuẫn, sai lầm của lý thuyết cũ là gì, sảy ra ở đâu trong chuỗi khai triển lý thuyết đó. Vì thế, trong bài pos này, tôi xin đưa ra một mâu thuẫn nội tại trong Thuyết tương đối và chỉ rõ sai lầm đó sảy ra ở đâu trong khai triển lý thuyết của Thuyết Tương đối. Tất nhiên Thuyết Tuyệt đối tránh được sai lầm này và chứng tỏ được tính đúng đắn của nó.




Logged
TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #43 vào lúc: 01:41:55 pm Ngày 18 Tháng Tám, 2019 »

     Các bạn thân mến!
     Do nhầm lẫn nên trong mục "VỀ SAI LẦM CỦA THUYẾT TƯƠNG ĐỐI NGAY TRONG KHAI TRIỂN LÝ THUYẾT" ở bài trên, tôi xin sửa chưa 3 dòng 20, 21, 22 thành:
     
Chân thành xin lỗi!
Cảm ơn!


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.