TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5
Online
Bài viết: 67
|
 |
« Trả lời #29 vào lúc: 06:48:05 PM Ngày 19 Tháng Năm, 2019 » |
|
Nội dung đã pos:
PHẦN I * Sự hình thành, phát triển của Vũ trụ 1. Hệ qui chiếu trong Thuyết Tuyệt đối 2. Thuyết Tuyệt đối và vận tốc ánh sáng
Bình luận: 1. Việc đưa ra khái niệm “Khí”, thoạt nhìn, có cảm giác gần giống khái niệm “ete” của giới khoa học thế kỷ 19. Tuy nhiên, hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau: Ete là một môi trường “nền”giả định cho hoạt động của vật chất, không khối lượng, chứ không là vật chất, thậm chí độc lập và không tương tác với vật chất. Ngược lại, “Khí” lại chính là vật chất, mọi hạt vật chất đều cấu tạo từ “Khí”. Ete đồng đều và cực kỳ cứng, trong khi đó, Khí có Khí âm và Khí dương và là một môi trường đàn hồi, mật độ của nó rất khác nhau trong Vũ trụ. Ete và không thời gian là vĩnh cửu, vô cùng vô tận độc lập với vật chất còn “Khí” và không thời gian chỉ là những mặt không thể tách rời của trường khí âm dương thể hiện thuộc tính vận động của trường khí âm dương và do đó chỉ tồn tại khi có trường khí âm dương mà thôi… Do đó, chúng ta không thể nhầm lẫn giữa ete và Khí. Khí chính là vật chất, không thể tách rời không gian và thời gian. Hễ ở đâu có không gian hay thời gian thì phải có Khí. Khí như thế nào thì không thời gian như thế đấy. Khí (vật chất), Không-thời gian là hai mặt không thể tách rời của trường khí âm dương. Chính vì không có khái niệm Khí là vật chất tràn đầy không gian mà khoa học không thấy được sự tác động của không gian vào các hiện tượng vật lý mà cho rằng không gian trống rỗng, không có năng lượng nên chẳng thể tác động được vào các hạt vật chất, dẫn đến lý giải các hiện tượng vật lý sảy ra không thỏa đáng. Thực ra, tác động này luôn luôn hiện hữu và nhiều khi có vai trò quan trọng. Thực ra, khoa học, từ sau khi thuyết tương đối của Einstein được công bố, đã biết, không thời gian gắn liền với vật chất, nhưng chỉ mới ở trên bình diện nhận thức sơ bộ, chưa đi vào thực chất, vì thế mới có khái niệm chân không có không thời gian mà lại vắng mặt vật chất. Đồng thời, người ta cũng đã và đang bàn luận rất nhiều về bản chất của không-thời gian mà không thể thống nhất, chưa hiểu được vì sao khi không có vật chất thì cũng chẳng thể có không-thời gian và cho rằng không thời gian thì vô cùng vô tận còn vật chất thì lại có giới hạn. Người ta cũng không thể hiểu tại sao thời gian chỉ trôi có một chiều (đó là hệ quả nguyên lý tương quan âm/dương luôn tăng) và do đó dưa ra những giả thuyết đầy mâu thuẫn như du hành trở về quá khứ khi vận tốc lớn hơn c. Cũng chính vì thế, người ta thấy nguyên lý không gian đồng tính và đẳng hướng là hiển nhiên mà không thấy rằng, vật chất vô cùng đa dạng thì Không-thời gian với tư cách là những mặt không thể tách rời của vật chất thì cũng không thể đồng nhất và đẳng hướng, mà tất yếu phải đa dạng tương ứng. 2. Như vậy, Không-thời gian ở các vị trí khác nhau thì khác nhau ở điểm nào? Đó chính là sự khác nhau về tương quan dương “động”, âm “tịnh”, thể hiện qua hệ số co giãn không thời gian ζ khác nhau. Khái niệm độ co giãn không thời gian đã đưa thêm vào một thông số mới quan trọng trong khảo sát vận động của vật chất làm cho kết quả nghiên cứu phản ánh đầy đủ hơn thực tế khách quan. Khái niệm này cũng dẫn đến sự thay đổi trong việc xác định các hệ qui chiếu, tất nhiên ảnh hưởng lớn tới các kết quả nghiên cứu vật lý. Sự bất cập của Vật lý học hiện đại chính là bỏ qua độ co giãn không thời gian trong các khảo sát của mình về thế giới tự nhiên. Trong các trường hợp, độ co giãn không thời gian sấp sỉ bằng 1, các kết quả khảo sát vật lý của khoa học hiện tại không sai lệch nhiều so với thực tế khách quan, nhưng tại những vị trí không gian có độ co giãn lớn, sai lệch sẽ đáng kể, thậm chí làm thay đổi bản chất của hiện tượng vật lý cần khảo sát, đặc biệt khi người ta muốn nghiên cứu thời kỳ ban đầu của Vũ trụ khi độ co giãn không thời gian còn rất lớn. Thực ra khoa học hiện đại đã có nhận thức về độ co giãn không thời gian thể hiện qua những luận điểm về sự co lại của không gian, thời gian trong chuyển động với vận tốc cao hay sự “cong của không gian” tại những nơi có lực hấp dẫn lớn. Tuy nhiên, do không có khái niệm trường khí âm dương, nơi thống nhất không thời gian với nhau và với vật chất, nên không thấy được nguyên nhân và bản chất những ghi nhận đó, vì thế, không thể phát triển nghiên cứu tương xứng với tầm quan trọng của nó, thậm chí còn làm xuất hiện những kết luận, giả thuyết phi thực tế gây rất nhiều trì trệ, tốn kém tài nguyên trí tuệ và vật lực. Khi đưa khái niệm độ co dãn không thời gian vào nhiên cứu, chúng ta buộc phải từ bỏ những Hệ qui chiếu truyền thống mà phải dùng Hệ qui chiếu, như đã gọi là HQC-ζ. Việc này làm chúng ta rất khó nhọc vì thay đổi thói quen đã quá nhiều năm, nhưng không còn cách nào khác nếu chúng ta muốn có những kết quả đúng với chân lý. Để giảm thiểu những khó nhọc đó, chúng ta đã xây dựng một số nguyên tắc liên hệ HQC truyền thống và HQC-ζ. 3. Khái niệm Khí âm, khí dương và thuộc tính dương tịnh âm động cho phép chúng ta rút ra một tính chất vô cùng quan trọng của trường khí âm dương (vật chất và không thời gian): Trường khí âm dương là một môi trường đàn hồi. Tính đàn hồi phụ thuộc độ co giãn không thời gian ζ. Chính vì tính đàn hồi này, theo lý thuyết đàn hồi, chúng ta thấy vận tốc truyền sóng trong không gian là vận tốc c = (E*/ρ)1/2 như nhau trong mọi HQC địa phương, nơi có cùng một giá trị ζ, là một hệ quả luận lý chứ không phải là một tiên đề, giúp chúng ta hiểu rõ bản chất của vận tốc ánh sáng trong không gian cũng giống như vận tốc âm thanh trong khí quyển hoặc trong nước hay trong môi trường đàn hồi bất kỳ nào. Đồng thời, chúng ta cũng thấy rõ ràng rằng, ở những nơi có độ co giãn không thời gian khác nhau, trong HQC-ζ tyệt đối, vận tốc ánh sáng sẽ khác nhau, và bằng cζ = c/ζ2 . Trong hệ thống của chúng ta, tiên đề về vận tốc ánh sáng của Einstein chỉ đúng cho HQC địa phương mà thôi (khi ζ = 1). 4. Việc xác định vật chất là Khí trong Trường khí âm dương tạo nên cơ sở cho ta vận dụng những qui luật vận động và phát triển của Vũ trụ như đã nghiên cứu ở Chương I vào khảo sát vật lý của chúng ta trong chương này. Đó là các qui luật vận động và phát triển không ngừng dao động quanh trạng thái quân bình âm dương động với xu thế tương quan âm/dương luôn tăng, tính bất định và tất định trong thuộc tính sóng hạt và rối lượng tử, sự kết thúc của Vũ trụ trong qui luật Vạn sự có sinh thì có tử, tính dương động, tính âm tịnh, cảm ứng âm dương, … Đó là những qui luật rất cơ bản và phổ quát không chỉ trong vật lý mà còn trong bất kỳ một quá trình tự nhiên nào. 5. Việc đưa ra khái niệm Tâm Vũ trụ, dẫn đến xác định hệ qui chiếu tuyệt đối đứng yên trong Vũ trụ làm cơ sở cho mọi chuyển động, có tính cách mạng trong nghiên cứu cơ học đồng thời lý giải được hiện tượng mà khoa học ngày nay còn đang lúng túng không giải quyết được, mặc dù rất đơn giản về mặt hiện tượng ví dụ như con lắc Foucaul. Từ đó, chúng ta có các HQC-ζ tuyệt đối, HQC-ζ tương đối và HQC địa phương làm cơ sở để khảo sát các quá trình vật lý. Chính vì thế, lý thuyết vật lý mà chúng ta đang khảo sát này có thể gọi là “Thuyết tuyệt đối”, ngụ ý chuyển động trong Vũ trụ còn có tính tuyệt đối. Tóm lại, những khái niệm mới trong nghiên cứu Vật lý được rút ra từ học thuyết ADNH cho ta cách tiếp cận mới gần hơn tới chân lý, toàn diện hơn và đặc biệt, vai trò của triết học trở nên rất quan trọng, có tính dẫn đường trong nghiên cứu Vật lý. Vật lý học ngày nay phát triển có xu hướng không “đếm sỉa” gì đến triết học (cũng có thể do triết học hiện vẫn còn bất cập) dẫn đến những lý thuyết, giả định phi thực tế, làm chậm bước tiến của khoa học đồng thời lãng phí tài nguyên trí tuệ cũng như vật chất của con người.
|