Giai Nobel 2012
04:39:33 am Ngày 29 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Về kỳ thi THPT QG

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Về kỳ thi THPT QG  (Đọc 12716 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« vào lúc: 01:38:38 pm Ngày 27 Tháng Sáu, 2017 »

Trước tiên, chúng tôi xin trích lại ý kiến trong buổi họp báo sau kỳ thi THPTQ QG 2017:

Thí sinh vi phạm quy chế giảm mạnh

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, kỳ thi có 865.866 thí sinh đăng ký dự thi, được tổ chức tại 2.364 điểm thi với 36.809 phòng thi; huy động gần 90.000 cán bộ tham gia Kỳ thi; trong đó số cán bộ, giảng viên đến từ các trường ĐH, CĐ là gần 40.000 người, ít hơn so với năm 2016 (Năm 2016 đã điều động hơn 60.000 cán bộ, giảng viên đến từ các trường ĐH, trường CĐ).

Thống kê dữ liệu, năm nay tỉ lệ thí sinh đăng ký dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ chiếm khoảng 74%, cao hơn năm ngoái khoảng gần 5%.

Số thí sinh đăng ký dự thi bài thi Khoa học Xã hội tăng cao, chiếm trên 50% tổng số thí sinh đăng ký dự thi; đặc biệt có 514.084 (59.32%) thí sinh đăng ký thi môn Lịch sử (từ năm 2016 về trước chỉ có chưa đến 15% thí sinh đăng ký dự thi môn Lịch sử).

Tỷ lệ thí sinh tới dự thi rất cao, đạt trên 99% (môn: Ngữ văn: 99.53%; Toán 99,43%; Vật lí: 99.49%; Hóa học: 99.47%; Sinh học: 99.63%; Ngoại Ngữ: 99.60%; Lịch sử: 99.34%; Địa lý: 99.40%; GDCD: 99.62%).

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho rằng, nhờ đổi mới phương thức thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, mỗi thí sinh trong cùng một phòng thi có một mã đề thi riêng nên số thí sinh vi phạm quy chế giảm đi nhiều so với những năm trước.

Trong đợt thi có 72 thí sinh bị đình chỉ thi (năm 2016 có 328 thí sinh bị đình chỉ thi). Cả đợt thi chỉ có 02 cán bộ coi thi vi phạm kỷ luật.

"Kỷ cương trường thi được tăng cường, kỷ luật phòng thi được duy trì. Một vài hiện tượng tiêu cực gian lận trong thi cử được phát hiện và xử lý kịp thời đảm bảo tính nghiêm minh của Kỳ thi. Cho đến thời điểm này, chưa ghi nhận thấy hiện tượng tiêu cực, gian lận có tổ chức" - thứ trưởng Ga nói.

Giảm áp lực, tốn kém tăng độ tin cậy

Theo thứ trưởng Bùi Văn Ga, kỳ thi năm nay chỉ tổ chức một cụm thi duy nhất do các sở GDĐT chủ trì, chịu trách nhiệm chính trong tất cả các khâu để thí sinh dự thi để xét tốt nghiệp THPT và cụm thi để xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

Trước đây kỳ thi được tổ chức trong 4 ngày, nay rút xuống còn 2,5 ngày. Các điểm thi được tổ chức tại các trường và liên trường phổ thông của tỉnh. Từ 4 đợt thi trước đây, nay chỉ còn 1 đợt thi duy nhất, vì vậy, kỳ thi trở nên nhẹ nhàng, giảm áp lực, tốn kém đối với thí sinh và xã hội.

Thứ trưởng Ga cho biết, để hỗ trợ cho địa phương, Bộ GDĐT điều động cán bộ, giảng viên các đại học, học viện, trường ĐH và các trường cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên về các địa phương tham gia tổ chức kỳ thi.

Mỗi phòng thi đều có 1 cán bộ, giảng viên trường ĐH, CĐ làm công tác coi thi cùng với một giáo viên THPT/GDTX tại địa phương. Sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa địa phương và các trường ĐH, CĐ là yếu tố quan trọng quyết định độ tin cậy của kết quả Kỳ thi.

Các câu hỏi trong đề thi có nội dung nằm trong chương trình lớp 12, gồm khoảng 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao để phân loại và được sắp xếp từ dễ đến khó.

Bộ đã huy động các giáo viên THPT giỏi của tất cả 63 tỉnh, thành, các giảng viên ĐH có chuyên môn tốt, nắm vững chương trình THPT có nhiều kinh nghiệm thi kiểm tra đánh giá và có ý thức trách nhiệm cao, thực hiện nghiêm túc các quy định bảo mật tham gia biên soạn, biên tập câu hỏi thi để xây dựng Ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa.

Thứ trưởng Ga cho rằng, việc thí sinh chọn bài thi Khoa học xã hội cao hơn bài thi Khoa học tự nhiên là tín hiệu cho thấy việc đổi mới phương thức thi từ thi theo môn sang thi theo bài, từ chủ yếu tự luận sang hầu hết trắc nghiệm đã tác động tích cực trở lại quá trình dạy học, góp phần khắc phục dần tình trạng học lệch, dạy tủ, học tủ hay cắt xén chương trình; làm cho các môn khoa học xã hội trở nên gần gũi hơn đối với thí sinh, được thí sinh lựa chọn đăng ký dự thi.

Thứ trưởng Ga khẳng định: "Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 được tổ chức thành công đã khẳng định đổi mới thi/tuyển sinh đã đi đúng hướng, những mục tiêu đổi mới thi/tuyển sinh cơ bản đã đạt được. Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 sẽ được giữ ổn định về cơ bản cho những năm sắp tới".

Nguồn: Dân Trí

Thầy Hà Văn Thạnh _ TPHCM nhận xét:

Sau nhiều năm thay đổi, năm nào cũng thành công và cần phát huy thì năm nay Bác lại nói năm nay tốt đẹp năm sau tiếp tục duy trì, chỉ sợ giữa năm các bác lại nói cần có sự bức phá gì đó. Thú thật bác cứ làm khảo sát thực tế đi các bác. thi sơ sơ có 6 môn thôi mà gom lại 2 ngày.
Trích dẫn :
"Thứ trưởng Ga cho rằng, việc thí sinh chọn bài thi Khoa học xã hội cao hơn bài thi Khoa học tự nhiên là tín hiệu cho thấy việc đổi mới phương thức thi từ thi theo môn sang thi theo bài, từ chủ yếu tự luận sang hầu hết trắc nghiệm đã tác động tích cực trở lại quá trình dạy học, góp phần khắc phục dần tình trạng học lệch, dạy tủ, học tủ hay cắt xén chương trình; làm cho các môn khoa học xã hội trở nên gần gũi hơn đối với thí sinh, được thí sinh lựa chọn đăng ký dự thi"
+ Không biết các Bác làm K/S 1 vòng toàn nước chưa mà chỉ dựa vào SL thí sinh dự thi KHXH cao mà phán đi đúng hướng chỉ bằng việc thay đổi thi cử


Xin mọi người cho thêm ý kiến!
« Sửa lần cuối: 01:41:13 pm Ngày 27 Tháng Sáu, 2017 gửi bởi Điền Quang »

Logged



Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 01:47:36 pm Ngày 27 Tháng Sáu, 2017 »

Trích từ Báo Thanh Niên:

Phần lớn các giáo viên đều thừa nhận đề thi môn toán trắc nghiệm hay, đẹp và phân hóa cao.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là có công bằng hay không khi mỗi thí sinh có một mã đề thi, trong đó có nhiều nội dung khác nhau? Vấn đề này gây tranh luận sôi nổi ngay sau khi thí sinh kết thúc môn thi toán vào chiều qua (22.6).

Có đảm bảo tính công bằng?
Trước đây trong dự thảo phương án thi THPT quốc gia được Bộ GD-ĐT công bố, ở dạng đề trắc nghiệm mỗi thí sinh (TS) trong cùng phòng thi sẽ có mã đề riêng với mức độ trùng lặp câu hỏi mỗi môn chỉ 20%. Đây chính là hàng rào kỹ thuật để đảm bảo nghiêm túc cho kỳ thi được giao cho các sở GD-ĐT chủ trì nhằm tránh tình trạng quay cóp trong quá trình làm bài.

Chiều qua, ngay khi kết thúc giờ thi toán, nhiều ý kiến bạn đọc gửi về tòa soạn Báo Thanh Niên cũng cho rằng độ khó của các đề không đều nhau. Đồng quan điểm này, ông Trần Văn Toàn (Tổ toán Trường THPT Marie Curie, TP.HCM) nói: “Từ sự khác nhau về nội dung giữa các mã đề tôi nghĩ ngay đến sự công bằng của TS. Tôi đang cầm trên tay 2 mã đề khác nhau, 30 câu đầu trong mã đề 105 có phần dễ hơn 30 câu đầu của mã đề 110. Nhưng từ câu 41 trở đi thì câu hỏi của mã đề 105 lại khó hơn mã 110”.

Cũng theo ông Trần Văn Toàn, dù cùng một nội dung, một kiến thức nhưng cách đặt vấn đề khác nhau giữa các mã đề cũng cho thấy độ “lệch” này. Chẳng hạn, câu 3 của mã đề 105 và câu 9 của mã đề 110, 124. Dù cùng hỏi về bảng biến thiên nhưng cách đặt vấn đề của mã đề 105 khó hơn 2 mã đề còn lại. Ở mã đề 105 về mặt hình thức thôi cũng đã quá rồi, trong khi ở mã đề còn lại dễ hiểu hơn nhiều.

Tiến sĩ Nguyễn Phú Vinh, nguyên Trưởng khoa Cơ bản Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, bổ sung ví dụ: dù cùng hỏi về số phức, nội dung câu hỏi như nhau, chỉ khác nhau dữ kiện nhưng câu 45 của mã 110 thì dễ hơn câu 47 của mã đề 105.

Ông Nguyễn Thanh Hiếu, giáo viên môn toán Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM, cho rằng: “Tuy cấu trúc câu hỏi và mảng kiến thức kiểm tra là giống nhau, nhưng 24 mã đề gần như hoàn toàn khác nhau với nhiều câu hỏi khác nhau hoàn toàn sẽ ảnh hưởng đến tính công bằng của đề thi”. Ông Trần Nghĩa Nhân (Tổ phó tổ toán Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1) đồng tình với ý kiến trên. Ông Nhân cho rằng: “Nhiều đề khác nhau nên cần chú ý mức độ công bằng khi mỗi TS phải làm một đề khác nhau”.

Tuy nhiên tiến sĩ Trần Nam Dũng, giảng viên Khoa Toán - Tin Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, cho rằng vấn đề nay không đáng lo. Hầu hết các bài toán chỉ đổi số, đổi thứ tự nhưng không làm thay đổi bản chất của bài toán. Độ khó dễ có lẽ là không đáng kể, nhất là với sự cộng hưởng của 50 câu hỏi.

Có thể không đủ thời gian làm bài!
Ông Trần Nghĩa Nhân đánh giá: “Phần lớn nội dung đề thi nằm trong chương trình lớp 12, có nhiều câu đào sâu, HS có thể không đủ thời gian để giải các câu khó nằm phía cuối, bởi thi môn toán bằng hình thức trắc nghiệm lần đầu nên HS mất khá nhiều thời gian giải các câu cơ bản lúc đầu”.

Ông Trần Văn Toàn cũng nhận định: “HS giỏi không kịp hoàn thành 50 câu trong 90 phút. Bởi có những câu khó HS cần tính toán thủ công mới biết được kết quả, mà số câu này không ít trong đề. Ví dụ câu từ 47 - 50 của mã đề 105, mỗi câu khó này ứng với một câu khó trong đề thi tự luận những năm trước. Trong khi đó, các năm trước đề tự luận được làm trong thời gian dài hơn. Thực chất những câu trắc nghiệm này được ra giống dạng đề tự luận và mỗi câu cần thực hiện từ 3 - 4 phút”.

Nguồn: Lần đầu tiên thi trắc nghiệm môn toán: Độ khó các đề không đồng đều


Logged

Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
Tags: thi THPT QG 
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.