12:13:36 am Ngày 09 Tháng Tư, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  



Trả lời

Bài Dao Động Cơ khó - Kích thích CLLX dao động bằng lực.

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài Dao Động Cơ khó - Kích thích CLLX dao động bằng lực.  (Đọc 2575 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
kimyerim
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 1
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 4


Email
« vào lúc: 09:35:22 pm Ngày 20 Tháng Tám, 2016 »

Chào mọi người,
Mình có gặp một dạng CLLX đối với mình thì khá lạ. Mình có làm nhưng cũng dựa vào đáp số thôi chứ chưa hiểu được bản chất thực sự của bà toán.
Vậy nên, mọi người ai biết thì giải giúp mình với. Cảm ơn ạ!

[Bài toán]
  Một con lắc lò xo có độ cứng k=100N, m=100g, dao động từ vị trí cân bằng trên mặt phẳng ngang không ma sát và chịu 1 ngoại lực F luôn hướng ra ngoài điểm cố định và có độ lớn biến đổi theo quy luật
+ 1/4 (T) đầu : F =10N
+ sau đó : F = 20N đến vị trí biên đầu tiên
+ Sau đó thôi tác dụng lực.
Tìm biên độ lúc sau.
A. 34,14cm B. 20cm C. 14,14cm D. 24,14cm


Logged


quanguefa
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 1
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 4


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 09:45:16 pm Ngày 01 Tháng Chín, 2016 »

Chào mọi người,
Mình có gặp một dạng CLLX đối với mình thì khá lạ. Mình có làm nhưng cũng dựa vào đáp số thôi chứ chưa hiểu được bản chất thực sự của bà toán.
Vậy nên, mọi người ai biết thì giải giúp mình với. Cảm ơn ạ!

[Bài toán]
  Một con lắc lò xo có độ cứng k=100N, m=100g, dao động từ vị trí cân bằng trên mặt phẳng ngang không ma sát và chịu 1 ngoại lực F luôn hướng ra ngoài điểm cố định và có độ lớn biến đổi theo quy luật
+ 1/4 (T) đầu : F =10N
+ sau đó : F = 20N đến vị trí biên đầu tiên
+ Sau đó thôi tác dụng lực.
Tìm biên độ lúc sau.
A. 34,14cm B. 20cm C. 14,14cm D. 24,14cm

Theo mình thì chỉ đơn giản là ntn:
Trong 1/4 T đầu, tức là vật đến biên âm lần thứ nhất. Khi đó lực kéo về của lò xo cân bằng với lực tác dụng. Tọa độ lúc đó là: x=-10/100=-0,1m=-10cm
Sau đó tác dụng lực theo hướng ngược lại cho đến khi đến biên dương, lúc này lực kéo về của lò xo lại cân bằng với lực tác dụng nên tọa độ lúc này lại là: x=+20cm
Sau đó không tác dụng lực thì vật DDDH với biên độ là 20cm. Quá trình này cũng chẳng khác gì việc kéo vật ra cách VTCB 20cm rồi thả để vật DDDH

Đây là suy nghĩ của mình, có vẻ đơn giản quá nên mình không nghĩ nó đúng, chỉ là đưa ra để m.n chỉ lỗi sai :3 mong có cao nhân giúp đỡ!


Logged
quanguefa
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 1
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 4


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 07:59:22 am Ngày 02 Tháng Chín, 2016 »

Chào mọi người,
Mình có gặp một dạng CLLX đối với mình thì khá lạ. Mình có làm nhưng cũng dựa vào đáp số thôi chứ chưa hiểu được bản chất thực sự của bà toán.
Vậy nên, mọi người ai biết thì giải giúp mình với. Cảm ơn ạ!

[Bài toán]
  Một con lắc lò xo có độ cứng k=100N, m=100g, dao động từ vị trí cân bằng trên mặt phẳng ngang không ma sát và chịu 1 ngoại lực F luôn hướng ra ngoài điểm cố định và có độ lớn biến đổi theo quy luật
+ 1/4 (T) đầu : F =10N
+ sau đó : F = 20N đến vị trí biên đầu tiên
+ Sau đó thôi tác dụng lực.
Tìm biên độ lúc sau.
A. 34,14cm B. 20cm C. 14,14cm D. 24,14cm

Èo èo bài giải trên của mình thiệt "ngu" quá! Vừa nghĩ kĩ lại và tìm được lời giải như thế này nhưng cũng không dám chắc lắm.

Trên trục Ox lấy các điểm O' (-10cm) và O"(-20cm), coi như là vẽ hình.

Ta có: [tex]\omega =\sqrt{\frac{k}{m}}=10\pi[/tex]

Ở T/4 đầu, tác dụng lực F=10N không đổi nên VTCB của vật trở thành vị trí O' (vì tại O' lực kéo lò xo và lực F cân bằng), và biên độ A=10cm.
Vì sau khi hết T/4 thì lại tác dụng F=20N nên tại thời điểm tác dụng F=20N vật đang ở vị trí O' và có vận tốc: [tex]$v=\omega .A=100\pi$[/tex]

Sau khi tác dụng F=20N thì VTCB trở thành O'' (tại O'' lực kéo lò xo và lực F cân bằng). Ngay khi vừa tác dụng F=20N thì vật đang ở vị trí có li độ so với O" là x=10cm và vận tốc là [tex]v=100\pi[/tex].
Do đó biên độ của vật là: [tex]$A=\sqrt{\frac{v^2}{\omega ^2}+x^2}=14,14cm$[/tex]

Sau đó, khi vật đến biên (tức là vị trí -34,14cm) lại thôi không tác dụng lực nữa nên VTCB của vật trở về O, tại -34,14cm vật có v=0 nên biên độ của vật sau khi không tác dụng lực nữa là A=34,14cm
« Sửa lần cuối: 08:09:47 am Ngày 02 Tháng Chín, 2016 gửi bởi quanguefa »

Logged
kimyerim
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 1
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 4


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 09:31:12 pm Ngày 07 Tháng Chín, 2016 »

mình cũng làm như bạn nè, nhưng chưa sure lắm nên mới hỏi m.n cách làm xem thế nào.
dù sao cũng cảm ơn bạn nhé!
( 2 đứa làm giống nhau thì chắc là đúng rồi  :.)) )


Logged
Tags: kích thích dao động bằng lực dao động cơ khó 
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_24493_u__tags_0_start_0