Giai Nobel 2012
01:44:18 pm Ngày 24 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Bài toán liên quan đến hai vật và lực ma sát

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài toán liên quan đến hai vật và lực ma sát  (Đọc 993 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Bùi Quang Huy LTV
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 21
-Được cảm ơn: 2

Offline Offline

Bài viết: 8


Email
« vào lúc: 11:07:13 am Ngày 23 Tháng Năm, 2016 »

Mình đọc sách thấy có bài toán như sau:

Một lò xo có độ cứng [tex]200N/m[/tex] được đặt nằm ngang, một đầu được giữ cố định đầu còn lại gắn với chất điểm [tex]{{m}_{1}}=1kg[/tex] . Chất điểm được gắn với chất điểm thứ hai [tex]{{m}_{2}}=1kg[/tex] . Các chất điểm đó có thể dao động không ma sát trên trục [tex]Ox[/tex] nằm ngang. Tại thời điểm ban đầu giữ hai vật ở vị trí lò xo nén [tex]2cm[/tex] rồi truyền cho hai chất điểm một vận tốc có độ lớn [tex]20cm/s[/tex] có phương trùng với [tex]Ox[/tex] và có chiều làm cho lò xo nén thêm. Chỗ gắn hai chất điểm bong ra nếu lực kéo tại đó đạt đến [tex]2N[/tex] . Chất điểm [tex]{{m}_{2}}[/tex] tách khỏi [tex]{{m}_{1}}[/tex] ở thời điểm nào?

Lời giải của sách
Gọi vị trí kích thích dao động là E. Vị trí lò xo nén và dãn cực đại lần lượt là M, N .
Biên độ dao động: [tex]A=\sqrt{{{x}^{2}}+\frac{{{v}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}}=2\sqrt{2}cm[/tex]
 
Lúc đầu hai vật cùng chuyển động theo chiều âm từ E đến M mất một thời gian [tex]\frac{T}{8}[/tex] . Khi đến M, hai vật dừng lại lần 1 và lò xo nén cực đại, vật [tex]{{m}_{1}}[/tex] đẩy [tex]{{m}_{2}}[/tex] chuyển động theo chiều dương và hai vật dừng lại lần 2 tại N. Sau đó vật [tex]{{m}_{1}}[/tex] đổi chiều chuyển động, lò xo kéo vật [tex]{{m}_{1}}[/tex], vật [tex]{{m}_{1}}[/tex] kéo vật [tex]{{m}_{2}}[/tex]. Lúc này lực quán tính kéo vật [tex]{{m}_{2}}[/tex] một lực có độ lớn [tex]{{F}_{qt\,\max }}=\Delta m{{\omega }^{2}}A=\Delta m\frac{k}{\Delta m+m}A=2\sqrt{2}N>2N[/tex] nên vật [tex]{{m}_{2}}[/tex] bị tách ra tại vị trí này. Thời gian đi từ E đến M rồi đến N là [tex]t=\frac{T}{8}+\frac{T}{2}=\frac{5}{8}.2\pi \sqrt{\frac{m+\Delta m}{m}}=\frac{\pi }{8}\left( s \right)[/tex]

Mình không hiểu chỗ bôi đậm. Theo mình nghĩ thì lực quán tính đã có độ lớn [tex]2N[/tex] khi cả hai vật đi qua li độ [tex]2cm[/tex] rồi, vậy nên vật [tex]{{m}_{2}}[/tex] phải tách ra ngay lúc đó rồi chứ.

Không biết suy luận của mình sai chỗ nào nữa? Mong được mọi người giúp đỡ. Xin cám ơn.
« Sửa lần cuối: 08:31:40 am Ngày 24 Tháng Năm, 2016 gửi bởi Quang Dương »

Logged


Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 08:48:08 am Ngày 24 Tháng Năm, 2016 »

Sách có thể viết nhầm ! Em xem hướng dẫn đính kèm


Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_24098_u__tags_0_start_0