Giai Nobel 2012
01:26:20 am Ngày 11 Tháng Mười Một, 2023 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Sách giáo khoa vật lí 12 nâng cao viết sai ? Bàn về sóng dừng trong thân sáo

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sách giáo khoa vật lí 12 nâng cao viết sai ? Bàn về sóng dừng trong thân sáo  (Đọc 9765 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Lê Nhật Trường
cựu sv sp Vật lí
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 16
-Được cảm ơn: 9

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 37


Mr Lee

lenhattruong1991@yahoo.com
WWW Email
« vào lúc: 09:10:14 am Ngày 02 Tháng Giêng, 2016 »

Tiêu đề: Bàn về sóng dừng trong thân sáo
(Đây là bản chưa hoàn thiện nhưng có đủ thông tin xác thực để chứng minh là sách giáo khoa vật lí 12 nâng cao viết sai, bản chỉnh sữa sẽ đo đầy đủ bảy nốt cao độ của sáo, và đồng thời đưa thêm tài liệu có cùng quan điểm của người viết và hình vẽ minh họa hiện tượng sóng dừng trong ống sáo cũng như rà soát lại nội dung để bài viết thêm thuyết phục bạn đọc)

bản word 2003 https://www.fshare.vn/file/BV85TE7KYU3M
https://doc-0g-0o-docs.googleusercontent.com/docs/securesc/q71b2sjaj9i39bj11tn9pj2c553nu7n3/vpl5llft8o8uhe8bqedqttejfpdrkc7e/1451721600000/10834288973866736169/10834288973866736169/0B4OBQVQegNz1bVpPM1BVWVlSRW9kSWpIMEhJaW1LWjlzX05v?e=download&nonce=faq2ub2h96epu&user=10834288973866736169&hash=oiin2s37660r5db32o5k12asbb2gf7ek

Mở đầu: “Bài 17. Sóng âm. Nguồn nhạc âm
mục 5. Nguồn nhạc âm” cho rằng hiện tượng sóng dừng trong ống sáo một đầu kín, một đầu hở.
Nội dung: Nguyên lí tạo thành sóng dừng trong ống sáo dưới góc nhìn lí thuyết vật lí sách giáo khoa Vật lí 12 Nâng cao.

Trang 96 sgk Vật lí 12 nâng cao có ghi rõ: “Ống sáo và các loại kèn khí như kèn clarinet, xaxôphôn đều có bộ phận chính là một ống có một đầu kín, một đầu hở”, “ sẻ xảy ra hiện tượng sóng dừng nếu chiều dài của ống bằng số lẻ lần một phần tư bước sóng:
l= mλ/4 với m = 1, 3, 5…”
“ống sáo có một đầu kín, một đầu hở chỉ có thể phát ra các họa âm bậc lẽ”

Nguyên lí phát âm của sáo dưới góc nhìn thực tế Âm nhạc.

Đối với một sáo thông thường cả sáo ngang và sáo dọc đều có một lỗ miệng sáo và 7 lỗ định âm gần nhau (không tính các lổ định âm thăng, giáng) và cách xa miệng sáo hơn (sáo có thể có năm lổ định âm đối với sáo theo thang năm âm trong âm nhạc phương đông). Đối với sáo tông đô (c) thì khi bịt hết sáu lỗ gần miệng sáo để hở lỗ định âm xa miệng sáo nhất thổi nhẹ thì âm phát ra nốt đô, thổi “mạnh” hơn âm sẽ phát ra nốt đô cao hơn nốt đô thổi “nhẹ” một quảng 8 và có tần số gấp đôi. Nếu mở thêm một lổ kế tiếp, bịt năm lỗ gần miệng sáo khi thổi nhẹ sẽ phát ra nốt rê, thổi “mạnh” hơn sẽ phát ra nốt rê cao hơn nốt rê thổi “nhẹ” một quảng tám và có tần số gấp đôi. Tương tự sẽ có các nốt mi, fa, son, la, si khi thổi “nhẹ” và thổi mạnh hơn sẽ có các nốt mi, fa, son, la, si cao hơn một quảng tám và có tần số (gần) gấp đôi khi ta bịt 5, 4, 3, 2, 1, 0 lỗ ở gần miệng sáo.
Luận: Như vậy lý thuyết sách giáo khoa và thực tế có mâu thuẩn vì âm vực (tầm cữ âm) của sáo thực tế là khoảng hai quảng tám. Còn theo lí thuyết Vật lí sách giáo khoa thì chỉ có thể có một quảng tám vì các họa âm bậc lẽ sẽ không trùng với cao độ ở quảng tám kế tiếp.
Giải thích: Thực sự thì sóng dừng trong ống sáo cả hai đầu đều hở. Một đầu hở luôn luôn là miệng sáo và đầu hở còn lại là một trong bảy lổ định âm.
Khi thổi “nhẹ” thì Âm cơ bản có biên độ lớn nhất, các họa âm bậc 2, 3, 4 … có biên độ rất nhỏ so với âm cơ bản nên họa âm cơ bản này quyết định độ cao của tiếng sáo mà thính giác ta cảm nhận được. Khi thổi “mạnh” hơn thì họa âm bậc hai có biên độ lớn nhất và họa âm bậc 1, 3, 4, 5… có biên độ rất nhỏ so với họa âm bậc hai nên họa âm bậc hai này quyết định độ cao của tiếng sáo mà thính giác ta cảm nhận được.
Vậy tại sao sáo chỉ có thể có âm vực 2 quảng tám mà không có quảng tám thứ 3 ?
Như vậy nếu thổi mạnh hơn nữa thì họa âm thứ ba sẽ có biên độ lớn nhất thực tế rất khó thổi để tăng biên độ họa âm này. Mặt khác quảng tám thứ ba có các nốt có tần số gấp 4 tần số các nốt tương ứng ở quảng tám thứ nhất và gấp đôi tần số các nốt tương ứng ở quảng tám thứ hai. Vậy muốn có quảng tám thứ ba thì họa âm bậc bốn sẽ có biên độ lớn nhất, thực tế không thể thổi mạnh và giữ đều hơi để lên cao độ ở quảng này.
Chứng minh:
Thí nghiệm đo tần số một vài cao độ của sáo:
Dụng cụ: Sáo và máy đo tần số
Thao tác: thổi sáo và ghi kết quả tần số ở cao độ si, la, rê, đô.
Bảng kết quả:
Quảng tám trầm hơn (thổi nhẹ):
Cao độ   l= λ/2 (cm)   Tần số (Hz)   Vận tốc truyền âm (m/s)
si   11,5   1010   232,30
la   14   894   250,32
rê   23,5   610   286,90
đô   27,5   538   295,90

Quảng tám cao hơn (thổi mạnh):


Cao độ   l= λ (cm)   Tần số (Hz)   Vận tốc truyền âm (m/s)
si   11,5   1990   228,85
la   14   1776   248,64

Nhận xét: Vận tốc truyền âm theo tính toán gián tiếp thông qua tần số và bước sóng  nhỏ hơn vận tốc truyền âm trong không khí ngoài môi trường và kết quả cho thấy l càng nhỏ, thổi càng mạnh thì vận tốc truyền âm càng nhỏ, vậy:
- Vận tốc truyền âm theo tính toán gián tiếp thông qua tần số và bước sóng là vận tốc truyền âm của không khí trong ống sáo.
- Dòng khí chuyển động trong ống sáo tạo nên áp suất động, làm áp suất tỉnh nhỏ hơn so với không khí ngoài môi trường theo định luật Bécnuli làm cho không khí trong thân sáo sẽ kém đàn hồi hơn.
- l càng ngắn, thổi càng mạnh thì không khí trong thân sáo chuyển động càng nhanh dẫn đến càng kém đàn hồi.
Dự đoán: Nếu thổi vào một ống khí có chiều dài bằng chiều dài l của sáo bịt kín một đầu (ví dụ: thổi vào đầu có bịt nút chặn của sáo ngang)khi phát âm do sóng dừng sẽ có âm thanh trầm hơn(vì l=λ/4), tần số lớn hơn một nữa so với thổi sáo có hai đầu hở (vì vận tốc truyền âm trong ống khí lớn hơn trong ống sáo do không khí bị nén dẫn đến áp suất tĩnh tăng nên không khí trong ống khí  đàn hồi hơn, nên sẽ lớn hơn vận tốc truyền âm trong ống sáo). Và nếu thổi mạnh hơn thì âm sẽ bổng hơn và có tần số gấp khoảng ba lần tần số ban đầu (l=3λ/4, độ đàn hồi không khí trong ống khí thay đổi).
Thực nghiệm đã kiểm tra với thao tác thổi dọc vào đầu có bịt nút chặn của sáo ngang hoàn toàn đúng với dự đoán.
Kết: Nội dung SGK nói về hiện tượng sóng dừng trong ống sáo một đầu kín một đầu hơ mâu thuẩn với nhạc lí và thực nghiệm cũng như thực tế. Kiến nghị cần kiểm tra lại bằng thí nghiệm chính xác hơn.
Mở rộng: Dự đoán của người viết là kèn khí clarinet và xaxôphon có thể là cả hai đầu đều hở vì âm vực (tầm cữ âm) của hai nhạc cụ này không phải là một quảng tám, và khi thổi “mạnh” thì các nốt tương ứng vẫn có cao độ tăng thêm một quảng tám như sáo. Tương tự thì tiêu, và một số loại kèn khí có thể hở cả hai đầu.
Trường hợp sóng dừng trong ống một đầu kín, một đầu hở là các trường hợp như kèn tu huýt, ống khí thổi từ miệng.


« Sửa lần cuối: 09:15:08 am Ngày 02 Tháng Giêng, 2016 gửi bởi lenhattruong »

Logged



Tích hợp phải che dấu được tích hợp
Nhím con
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 3
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 26


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 05:41:34 pm Ngày 06 Tháng Giêng, 2016 »

em không hiểu ở chỗ là mình học kỹ và rõ phần sáo này để làm gì ạ, biết rõ các nốt để làm gì khi mà em không thích thổi sáo, để thời gian làm việc khác......


Logged
Lê Nhật Trường
cựu sv sp Vật lí
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 16
-Được cảm ơn: 9

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 37


Mr Lee

lenhattruong1991@yahoo.com
WWW Email
« Trả lời #2 vào lúc: 04:09:47 am Ngày 07 Tháng Giêng, 2016 »

anh hieu tam trang cua em bay gio. noi chung anh chi muon dua ve su that, chan- thien - mi, neu em dang hoc lop 12 thi em co muon hoc dung kien thuc hay hoc theo kieu biet truoc dap an va tin theo khong mot chut nghi ngo. neu co the em hay goi tai lieu luyen thi song am qua cho anh anh se tim loi sai giup em de em co thoi gian lam viec khac.


Logged

Tích hợp phải che dấu được tích hợp
Nhím con
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 3
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 26


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 05:32:31 pm Ngày 07 Tháng Giêng, 2016 »

anh hieu tam trang cua em bay gio. noi chung anh chi muon dua ve su that, chan- thien - mi, neu em dang hoc lop 12 thi em co muon hoc dung kien thuc hay hoc theo kieu biet truoc dap an va tin theo khong mot chut nghi ngo. neu co the em hay goi tai lieu luyen thi song am qua cho anh anh se tim loi sai giup em de em co thoi gian lam viec khac.
anh nói rõ hơn được không? em ko hiểu ý anh là gì


Logged
Lê Nhật Trường
cựu sv sp Vật lí
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 16
-Được cảm ơn: 9

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 37


Mr Lee

lenhattruong1991@yahoo.com
WWW Email
« Trả lời #4 vào lúc: 09:16:38 am Ngày 08 Tháng Giêng, 2016 »

nghĩa là thế này, trong phần sóng âm nội dung sách giáo khoa anh phát hiện ra ba nội dung bất cập, và ống sáo chỉ là nội dung nổi bật và đi ngược lại với sự thật, và trong dạy học thì nên dạy theo đúng kiến thức và sự thật,
Còn tâm trạng của em, nếu em là học sinh thì em đang lo học nhiều để còn thi đại học, còn nếu là sinh viên thì có thể đang lo dạy gia sư thế nào đẻ khỏi lo giáp hạt cuối tháng, là giáo viên thì đang lo tiền lương làm sao để cân đối và thiệp đám cưới và ...
Riêng phần sóng am anh cam kết với em là một trăm đầu sách luyện thi trên thị trường đều có hạn chế nếu nói giảm còn nói đúng là lỗi sai, nói quá là sai dây chuyền vì thiếu đánh giá, nếu em họ sư phạm thì dạy cho học sinh đến cảnh giơi đánh giá là cảnh giới khó nhất, càng khó hơn khi hoàn tự hoàn thiện kỹ năng đánh giá cho chính mình. tóm lại là đánh giá, đánh giá ....đánh giá, nhưng nếu em yêu quý sự thật như nhà sư yêu quý chân - thiện  - mĩ thì em sẽ vượt qua nỗi lo đó mà có trách nhiệm hơn từ đó muốn dạy đúng theo kiến thức, đúng với sự thật hơn
Để chứng minh cũng như kêu gọi đồng mình anh bảo em cho anh xem tài liệu phần sóng âm anh sẽ tìm hạn chế giúp em để em có thời gian mà lo lắng cho việc khác. qua đó dễ giúp anh đánh giá lại khách quan hơn trước khi gởi nhà xuất bản đính chính cho học sinh được học tốt hơn, giáo viên giảng dạy đúng hơn,
Thực tế là anh đã đọc nhiều tài liệu luyện thi của giáo viên dạy cho hs lớp 13 ở trung tâm luyện thi và hocjsinh 12 ở trường phổ thông anh đều chỉ ra được lỗi sai của tài liệu. nguyên nhân các câu sai mà lại đưa vào tài liệu luyện thi là do ....(anh không tiện viết ra đây) Có thể em không quan tâm phần ống sáo hay phần sóng âm nhưng em phải hiểu đội lân trước khi múa thì phải điểm mắt cho rồng, còn rồng có thể hoàn thiện mọi thứ nhưng cũng phải hòan thiện đôi mắt. tóm lại là thế nào rồi sự thật cúng chiến thắng và anh chỉ ra một phần nhỏ sự thật mà 7 năm qua từ lúc cải cách năm 2009 tới giờ chưa ai đề cập tới, ít ai nghi ngờ, và không ai chứng minh, anh không muốn dạy những gì mà mình không tin, tin những gì mà mình không cho là đúng hay nói đúng những gì mình biết là sai, hay nghĩ sai những gì đúng với sự thật
Hy vọng mổi người sờ một bộ phận con vòi rồi lắp ghép thành con voi hoàn chỉnh nếu biết mình bị mù và tôn trọng ý kiến của người khác, hyy vọng em hiểu cho
« Sửa lần cuối: 09:20:57 am Ngày 08 Tháng Giêng, 2016 gửi bởi Lê Nhật Trường »

Logged

Tích hợp phải che dấu được tích hợp
Nhím con
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 3
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 26


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 03:58:46 pm Ngày 10 Tháng Giêng, 2016 »

cảm ơn anh nhiều. em thấy một niềm đam mê từ anh Smiley


Logged
Lê Nhật Trường
cựu sv sp Vật lí
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 16
-Được cảm ơn: 9

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 37


Mr Lee

lenhattruong1991@yahoo.com
WWW Email
« Trả lời #6 vào lúc: 03:48:46 am Ngày 11 Tháng Giêng, 2016 »

cảm ơn anh nhiều. em thấy một niềm đam mê từ anh Smiley
anh thấy bóng dáng anh ở trong em. cảm ơn em


Logged

Tích hợp phải che dấu được tích hợp
Tags: Vật lí 12 nâng cao nhầm lẫn sóng dừng ống sáo viết sai sách giáo khoa 
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_23563_u__tags_0_start_msg88120