Giai Nobel 2012
07:03:33 pm Ngày 21 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Tự Chế Bộ Chỉnh Nét Kiểu Ma Sát

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tự Chế Bộ Chỉnh Nét Kiểu Ma Sát  (Đọc 1425 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
ursamajor969
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 48


Email
« vào lúc: 11:34:39 pm Ngày 13 Tháng Chín, 2015 »

Tôi xin giới thiệu một kiểu focuser mới làm từ ống nhựa PVC, tôi tự đặt tên là kiểu Piston. Đối với những bạn gặp khó khăn khi làm focuser theo kiểu bánh răng với thanh răng trượt thì có thể chuyển qua phương án này vì nó đơn giản, tốn ít thời gian hơn mà vẫn hữu hiệu. Tuy nhiên, thành thật mà nói thì xài focuser kiểu bánh răng với thanh răng trượt vẫn “khoái” hơn, “pro” hơn và cũng khó hơn, tốn thời gian hơn rất nhiều, rất dễ làm hỏng dẫn đến phải làm lại (đó là kinh nghiệm của tôi).

Nguyên tắc của phương pháp này là làm sao cho hai ống nhựa có kích thước khác nhau có thể lắp vừa khít vào nhau một cách chắc chắn mà vẫn trượt thoải mái (như cái piston trong xilanh). Tôi nhận thấy ống nhựa PVC có một đặc điểm là cút nối của ống cỡ nhỏ bao giờ cũng cho vừa vặn vào trong lòng ống to hơn nó một cỡ. Thí dụ, cút nối ống 34 sẽ cho vừa vào trong lòng ống 42, cút nối ống 42 thì cho vừa vào lòng ống 48… Trong bài  này, tôi sử dụng ống 48 trượt trong lòng ống 60. Nguyên vật liệu gồm 02 đoạn ống 48 và 60 và 02 côn thu nhỏ cỡ 48-34, lưu ý cắt ống 48 dài hơn ống 60 khoảng 2 cm để lắp côn 48-34 vào đầu còn lại.


Công dụng của côn 48-34: Đầu 48 để gắn vào ống focuser; Đầu 34 để gắn thị kính TV loại 1,25 inch (rất vừa vặn).

Chiếc côn còn lại có thể được thay thế bằng cút nối 48. Trước tiên tôi cắt toàn bộ phần ống nối to cỡ 48 ra, phần còn lại bỏ đi hoặc dùng vào việc khác tuỳ ý. Sau đó cắt tiếp nó thành 2 nửa như trong hình (các bạn lưu ý, hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ cho dễ hiểu thôi nhé).
 
 Vì trong lòng ống nối có đặc  điểm thu nhỏ dần từ ngoài vào trong nên khi cắt ra, phải xác định vị trí cắt của nửa phía phải (như trong hình ảnh) sao cho có thể lồng vừa khít ống 48 vào, không chặt quá, không lỏng quá. Việc này phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự khéo léo của các bạn. Kinh nghiệm của tôi là cắt ở vị trí hơi chặt một tí, sau đó mài đầu nhỏ cho nó mỏng dần, khi nào đút ống 48 vào thấy vừa vặn thì thôi. Còn nửa bên trái chắc chắn không đút vừa ống 48 vào, nhưng điều đó không quan trọng.

Tiếp theo phần bên phải ống côn (có thể đút ống 48 lọt qua), tôi gắn vào trong lòng ống 60.


Phần còn lại của ống côn (bên trái), tôi cắt đứt ra để có thể lồng vào ống 48, nó sẽ bám chặt vào ống 48 tại vị trí như trong ảnh.


Tiếp theo, lồng ống 48 vào ống 60 như trong ảnh



Kéo thử ra, vào ống 48 để kiểm tra độ chặt lỏng, nếu thấy lỏng chỗ nào thì chêm mica hoặc bìa cứng… vào cho chặt. Khi nào thấy vừa vặn, trơn tru mà vẫn chắc chắn, không bị lắc qua lắc lại thì dán keo PVC để cố định hai vòng nhựa vào hai cái ống. Như vậy là ta đã có cái focuser hoàn chỉnh.

Tiếp theo, gắn côn 48-34 kèm thị kính vào, ta có thể thấy nó thò ra, thụt vào thoải mái.



Gắn tiếp nó vào ống nhòm hoặc Kính Thiên Văn , ta được một dụng cụ quang học hoàn chỉnh.


Focuser kiểu này rất phù hợp với Kính Thiên Văn Phản Xạ, nó vận hành tương đối “mượt” và rất chắc chắn, ổn định. Đặc biệt là việc “chế tạo” ra nó rất đơn giản, gá lắp cũng dễ. Nó còn một công dụng nữa là có thể thu ngắn lại KTV phản xạ cho gọn (khi không dùng đến).  Tuỳ từng loại KTV khác nhau, các bạn có thể làm focuser to hay nhỏ, dài hay ngắn cho phù hợp.

Đối với KTV khúc xạ thì tôi chưa thử, nhưng tôi xin đề xuất một phương án như sau để bạn nào quan tâm có thể nghiên cứu: Theo tôi, nên làm focuser cỡ to (sử dụng ống 48 và 60 hoặc to hơn), dùng côn 90-60 để làm bệ đỡ. Đầu 60 để gắn focuser vào, còn đầu 90 thì cắt bỏ đi phần dưới, để chừa khoảng 1,5cm sát mép trên rồi mài vát tròn đi (như trong ảnh minh hoạ) để có thể gắn vào thân ống KTV cho đẹp. Lưu ý là phải  cắt sát lên phần trên rồi mới mài vát chứ không để nông như hình minh hoạ, nếu không thì toàn bộ hệ focuser sẽ quá cao, không đẹp và có thể ảnh hưởng đến chất lượng KTV.


Rất mong các bạn nghiên cứu thêm, bổ sung ý kiến để có thể tiếp tục cải tiến focuser kiểu này.
« Sửa lần cuối: 11:39:30 pm Ngày 13 Tháng Chín, 2015 gửi bởi ursamajor969 »

Logged


Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_23270_u__tags_0_start_0