Bài 1: Hai chất điểm M và N dao động điều hòa trên hai trục Ox, Oy vuông góc với nhau, cùng vị trí cân bằng O. Phương trình dao động của hai chất điểm là x=[tex]\sqrt{14}[/tex]cos(wt + [tex]\pi[/tex]/6)(cm) và y=4sin(wt + 5[tex]\pi[/tex]/6) cm. Trong quá trình dao động khoảng cách lớn nhất của hai chất điểm là :
A. 2[tex]\sqrt{7}[/tex]
B. [tex]\sqrt{7}[/tex]
C. 2[tex]\sqrt{14}[/tex]
D. 4+[tex]\sqrt{14}[/tex]
Bài 2: Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ A. Từ VTCB chất điểm đi một đoạn đường S thì động năng là 0.096(J). Đi tiếp một đoạn S nữa thì động năng chất điểm là 0.084(J). Biết A>3S. Đi thêm một đoạn S nữa thì động năng chất điểm bằng bao nhiêu?
A.0.076 J
B.0.072 J
C.0.064 J
C.0.048 J
Bài 3:Trên mặt nước có hai nguồn sóng S1 và S2 cách nhau 12 cm, dao động cùng pha cùng tần số 20 Hz. Điểm M trên mặt nước cách S1 S2 lần lượt là 4.2(cm) và 9(cm). Biết tốc độ truyền sóng là 32 cm/s. Để điểm M thuộc vân cực tiểu thì phải dịch chuyển S2 dọc theo phương S1S2 ra xa S1 1 khoảng tối thiểu bằng :
A 0.83(cm)
B.4.8 (cm)
C.1.62 (cm)
D.0.54 (cm)
Bài 4 Đặt một điện áp xoay chiều u=U0cos(wt)(V) vào hai đầu R,(L,r),C nối tiếp với R=r. Gọi N là điểm giữa R và cuộn dây, M là điểm giữa cuộn dây và tụ điện C. Biết điện áp tức thời giữa AM và NB vuông pha, giá trị hiệu dụng UAM=UMB=30[tex]\sqrt{5}[/tex]. Giá trị của U0 là :
A.120[tex]\sqrt{2 }[/tex]
B.120
C.60[tex]\sqrt{2 }[/tex]
D.60
Bài 5: Cho mach điện AB gồm RLC nối tiếp với cuộn dây là thuần cảm, CR^2 < 2L. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có biểu thức u=U[tex]\sqrt{2}[/tex]cos(wt). trong đó U không đổi, w thay đổi. Điều chỉnh giá trị của w để điện áp hiệu dụng trên tụ đạt max. Khi đó Ucmax= 5U/4. Gọi M là điểm nối giữa L và C. Hệ số công suất của AM là :
A. 2/[tex]\sqrt{7}[/tex]
B.1/[tex]\sqrt{3}[/tex]
C.[tex]\sqrt{5/6}[/tex]
D. 1/3
Bài 6: Hạt nhân
21585At ban đầu đứng yên, phóng xạ alpha và biến đổi thành
21183Bi. Giả sử phóng xạ không phát ra tia [tex]\gamma[/tex]. Lấy khối lượng nghỉ của các hạt nhân bằng số khối theo đơn vị u, Năng lượng tỏa ra của phản ứng chuyển thành động năng của alpha chiếm :
A.98,14%
B.1,86%
C.98,41%
D.1,59 %
( Hỏi thêm :nếu mà có phát [tex]\gamma[/tex] thì sẽ khác ntn mọi người )
Bài 8: Người ta dùng hạt nhân proton bắn vào hạt nhân bia đang đứng yên gây ra phản ứng tạo thành hai hạt nhân giống nhau bay ra cùng động năng và theo các hướng hợp với nhau một góc 120
o. Biết số khối hạt nhân bia lớn hơn 3. Kết luận nào sau đây đúng
A. Phản ứng trên có thể tỏa hoặc thu năng lượng tùy thuộc vào động năng của hạt proton ban đầu
B. Phản ứng trên thu năng lượng
C.Phản ứng trên không tỏa hay thu năng lượng
D.Phản ứng trên là phản ứng tỏa năng lượng
----cảm ơn thầy cô cùng các bạn, mong mọi người giúp đỡ
