Giai Nobel 2012
01:10:39 am Ngày 29 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Bài tập về thay biên độ của con lắc lò xo dao động điều hỏa

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài tập về thay biên độ của con lắc lò xo dao động điều hỏa  (Đọc 1880 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
ttlnht
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 20
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 33


Email
« vào lúc: 06:03:15 pm Ngày 26 Tháng Năm, 2015 »

Trong bài toán về con lắc lò do dao đông điều hòa, em mong các thầy có thể giải thích rõ hơn cho em về sự thay đổi của con lắc lo xo đang dao động điều hòa với biên độ A khi thang máy đi lên nhanh dần, hoặc chậm dần, em cũng đã áp dụng công thức trên diễn đàn nhưng thầy có thể giải thích rõ cho em hiểu rõ từ trường hợp thay đổi biên độ của dao động khi vị trí cuối của vật (Cân bằng, biên trên, biên dưới) kể tử khi thang máy bắt đầu chuyển động.
Em lấy ví dụ: trường hợp một con lắc dao động với biên độ A, khi con lắc ở vị trí thấp nhất thang may đi lên chậm dần thì sự thay đổi biên độ có bằng nhau khi vật ở VTCB hoặc Biên trên không ah. em cảm ơn!


Logged


Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 06:52:37 am Ngày 27 Tháng Năm, 2015 »

Trong bài toán về con lắc lò do dao đông điều hòa, em mong các thầy có thể giải thích rõ hơn cho em về sự thay đổi của con lắc lo xo đang dao động điều hòa với biên độ A khi thang máy đi lên nhanh dần, hoặc chậm dần, em cũng đã áp dụng công thức trên diễn đàn nhưng thầy có thể giải thích rõ cho em hiểu rõ từ trường hợp thay đổi biên độ của dao động khi vị trí cuối của vật (Cân bằng, biên trên, biên dưới) kể tử khi thang máy bắt đầu chuyển động.
Em lấy ví dụ: trường hợp một con lắc dao động với biên độ A, khi con lắc ở vị trí thấp nhất thang may đi lên chậm dần thì sự thay đổi biên độ có bằng nhau khi vật ở VTCB hoặc Biên trên không ah. em cảm ơn!
Nguyên tắc chung với bài toán này em cần lưu ý, vận tốc ngay tại thời điểm trước và sau xuất hiện Fq là không đổi do vậy có rất nhiều cách giải , đây là 1 cách.
Bước 1 xác định chiều Fq theo quy tắc N-N , C-C (Nhanh - Ngược chuyển động; Chậm - Cùng chuyển động)
Bươc 2: Xác định độ dời VTCB (chú ý hướng Fq để các định VTCB dời lên hay xuống) : O1O2=Fq/k
Bước 3: Xác định vận tốc và li độ so với VTCB cũ ngay trước khi xuất hiệu Fq (thường dùng CTĐL)
x^2 + v^2/w^2=A^2
Bước 4: do thời gian chuyển trạng thái là bé ==> vận tốc và li độ sau khi xuất hiện Fq so với VTCB mới
v'=v ; x' = x (+,-) O1O2 ( dấu + hay - tùy vào chiều dịch chuyển của VTCB)
Bước 5: Dùng CT độc lập hay năng lượng để xác định biên độ lúc sau
VD ở trên lực quán tính xuất hiện ở biên dưới:
Bc 1,2: Thang máy lên Chậm ==> Fq cùng chuyển động ==> hướng lên ==> O2 dời lên : O1O2=m.a/k
Bc 3: Vị trí ngay trước thời điểm xuất hiện Fq là x=A ==> v=0
Bc 4: do quá trình chuyển trạng thái từ không có Fq đến có Fq là bé ==> v'=0 và |x'|=|x+O1O2| ( O2 dời lên)
==> CTĐL hay nhận xét v'= 0 ==> A' = x' = A+m.a/k
VD lực quán tính xuất hiện ở biên trên
Bc 1,2: Thang máy lên Chậm ==> Fq cùng chuyển động ==> hướng lên ==> O2 dời lên : O1O2=m.a/k
Bc 3: Vị trí ngay trước thời điểm xuất hiện Fq là x=-A ==> v=0
Bc 4: do quá trình chuyển trạng thái từ không có Fq đến có Fq là bé ==> v'=0 và |x'|=|x+O1O2| ( O2 dời lên)
==> CTĐL hay nhận xét v'= 0 ==> A' = |x'| = A - m.a/k
VD lực quán tính xuất hiện ở VTCB
Bc 1,2: Thang máy lên Chậm ==> Fq cùng chuyển động ==> hướng lên ==> O2 dời lên : O1O2=m.a/k
Bc 3: Vị trí ngay trước thời điểm xuất hiện Fq là x=0 ==> v=AW
Bc 4: do quá trình chuyển trạng thái từ không có Fq đến có Fq là bé ==> v'=AW và |x'|=|x+O1O2|=O1O2 ( O2 dời lên)
==> CTĐL x'^2+v'^2/w^2=A^2
« Sửa lần cuối: 07:07:46 am Ngày 27 Tháng Năm, 2015 gửi bởi Hà Văn Thạnh »

Logged
ttlnht
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 20
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 33


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 09:40:09 am Ngày 27 Tháng Năm, 2015 »

Em rất rất cảm ơn thầy, em đã hiểu cái mà đọc nát sách hơn 3 ngày nay.


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.