Giai Nobel 2012
06:53:23 am Ngày 22 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Thắc mắc về độ lệch pha trong giao thoa sóng.

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: thắc mắc về độ lệch pha trong giao thoa sóng.  (Đọc 4088 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
jessicalbui
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 3
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 1


Email
« vào lúc: 04:45:16 am Ngày 16 Tháng Ba, 2015 »

Em đang thắc mắc về độ lệch pha tại một điểm so với nguồn trong giao thoa sóng ấy ạ. Tức là denta phi= 2pi(d1-d2)/lamda. Nhưng ở một số bài toán xét điểm trên đường trung trực của đoạn nối hai nguồn thì denta phi = pi(d1+d2)/lamda. Em đang không biết 2 cái này có phải là 1 không và bao giờ dùng cái nào cho hợp lí. Mong ai biết thì giải đáp giùm. Em đang rất thắc mắc ạ. Em xin cảm ơn!


Logged


Nguyễn Tấn Đạt
Vật lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +50/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 63
-Được cảm ơn: 885

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1029



Email
« Trả lời #1 vào lúc: 02:44:32 pm Ngày 16 Tháng Ba, 2015 »

Em đang thắc mắc về độ lệch pha tại một điểm so với nguồn trong giao thoa sóng ấy ạ. Tức là denta phi= 2pi(d1-d2)/lamda. Nhưng ở một số bài toán xét điểm trên đường trung trực của đoạn nối hai nguồn thì denta phi = pi(d1+d2)/lamda. Em đang không biết 2 cái này có phải là 1 không và bao giờ dùng cái nào cho hợp lí. Mong ai biết thì giải đáp giùm. Em đang rất thắc mắc ạ. Em xin cảm ơn!

Khi hai nguồn sóng đồng pha và có pha ban đầu bằng 0 [tex]u_1=u_2=Acos\omega t[/tex]
, thì tại 1 điểm M nào đó, độ lệch pha của hai sóng do hai nguồn truyền đến M mới là

[tex]\Delta \varphi =\frac{2\pi }{\lambda }(d_2-d_1)[/tex]    vì:

pt sóng từ nguồn 1 đến M là: [tex]u_1_M=Acos(\omega t-\frac{2\pi d_1}{\lambda })[/tex]

pt sóng từ nguồn 2 đến M là: [tex]u_2_M=Acos(\omega t-\frac{2\pi d_2}{\lambda })[/tex]

Bạn lấy pha của 2pt này trừ nhau ra công thức trên.

Còn khi lấy dấu + là ý khác; đó là một điểm trên trung trực AB và cùng pha với nguồn.

Vẫn xét 2 nguồn trên, một điểm thuộc trung trực AB có pha ban đầu là: [tex]\varphi =-\frac{\pi }{\lambda }(d_1+d_2)[/tex]  (bạn xem lại SGK)

Để điểm đó cùng pha với nguồn thì độ lệch pha giữa điểm đó và nguồn bằng chẵn pi.

[tex]\varphi _A-\varphi =0+\frac{\pi }{\lambda }(d_1+d_2)=\frac{\pi }{\lambda }(d_1+d_2)[/tex]  và  d1 = d2.







Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_22564_u__tags_0_start_msg85857