06:46:58 am Ngày 09 Tháng Tư, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  



Trả lời

Bài tập lực từ lớp 11 khó

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài tập lực từ lớp 11 khó  (Đọc 12931 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
hstb
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 116
-Được cảm ơn: 3

Offline Offline

Bài viết: 128


Email
« vào lúc: 11:04:02 pm Ngày 02 Tháng Mười Một, 2014 »

Phiền các thầy giúp em giải hai bài tập này được không ạ? Em đang học trước chương này nên còn hơi lơ mơ, các thầy giúp em vẽ hình của hai bài tập này với, em xin cảm ơn ạ  [-O<

Bài 1: Hai dòng điện thẳng đặt song song cách nhau 20cm mang hai dòng điện cùng chiều [tex]I_1=I_2=20A[/tex], dòng điện thứ 3 đặt song song với hai dòng điện trên và thuộc mặt phẳng trung trực của 2 dòng I1, I2; cách mặt phẳng này một khoảng d. Biết [tex]I_3=10A[/tex] và ngược chiều với [tex]I_1[/tex].
a) Tính lực từ tác dụng lên 1m dòng [tex]I_3[/tex] nếu d = 10cm.
b) Tìm d để lực từ tác dụng lên 1m dòng [tex]I_3[/tex] đạt cực đại, cực tiểu?

Bài 2: Hai dòng điện thẳng dài vô hạn đặt song song cách nhau 30cm mang hai dòng điện cùng chiều [tex]I_1= 20A[/tex], [tex]I_2=40A[/tex].
a) Xác định vị trí đặt dòng [tex]I_3[/tex] để lực từ tác dụng lên [tex]I_3[/tex] là bằng không.
b) Xác định chiều và cường độ của [tex]I_3[/tex] để lực từ tác dụng lên [tex]I_1[/tex] cũng bằng không. Kiểm tra trạng thái của dây [tex]I_2[/tex] lúc này?
« Sửa lần cuối: 11:08:37 pm Ngày 02 Tháng Mười Một, 2014 gửi bởi master.amadeus »

Logged


Trần Văn Hậu
Thầy giáo - Tháo giầy - Thấy giàu
Moderator
Thành viên triển vọng
*****

Nhận xét: +0/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 8
-Được cảm ơn: 65

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 88


U Minh Cốc


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 04:26:03 pm Ngày 26 Tháng Mười Một, 2014 »


Bài 1: Hai dòng điện thẳng đặt song song cách nhau 20cm mang hai dòng điện cùng chiều [tex]I_1=I_2=20A[/tex], dòng điện thứ 3 đặt song song với hai dòng điện trên và thuộc mặt phẳng trung trực của 2 dòng I1, I2; cách mặt phẳng này một khoảng d. Biết [tex]I_3=10A[/tex] và ngược chiều với [tex]I_1[/tex].
a) Tính lực từ tác dụng lên 1m dòng [tex]I_3[/tex] nếu d = 10cm.
b) Tìm d để lực từ tác dụng lên 1m dòng [tex]I_3[/tex] đạt cực đại, cực tiểu?

a) Lực của dòng I1 tác dụng lên I3: [tex]F_{13} = 2.10^{-7}.\frac{I_{1}I_{3}}{r} = 2.10^{-7}\frac{20.10}{0,1\sqrt{2}}[/tex] = [tex]2\sqrt{2}.10^{-4} N[/tex]
Tương tự, Lực của dòng I2 tác dụng lên I3: [tex]F_{23}= 2.10^{-7}.\frac{I_{2}I_{3}}{r} = 2.10^{-7}\frac{20.10}{0,1\sqrt{2}}[/tex] = [tex]2\sqrt{2}.10^{-4} N[/tex]
Vậy lực tổng hợp tác dụng lên I3: [tex]F = 2.F_{13}cos\alpha =2.F_{13}.cos45^{0} = 2.10^{-4} N[/tex]
b) Do tính đối xứng nên lực tổng hợp tác dụng lên I3 trong trường hợp tổng quát:
[tex]F' = 2.F'_{13}.cos\alpha =2.2.10^{-7}.\frac{I_{1}I_{3}}{\sqrt{d^{2}+0,1^{2}}}.\frac{d}{\sqrt{d^{2}+0,1^{2}}} = 4.10^{-7}\frac{I_{1}I_{3}.d}{d^{2}+0,1^{2}}[/tex]
Vậy Fmin = 0 khi d = 0. Khi đó I3 nằm tại trung điểm của đoạn nối I1 và I2
Fmax khi d = 0,1 m (đáp án ở câu a)
(Chứng minh:[tex]F' = 4.10^{-7}\frac{I_{1}I_{3}.d}{d^{2}+0,1^{2}} = 4.10^{-7}\frac{I_{1}I_{3}}{d+\frac{0,1^{2}}{d}}[/tex]
F' max khi mẫu min, áp dụng bất đắng thức Côsi cho mẫu. Ta được d = 0,1 m)



Logged

Trường Giang hậu lãng thôi tiền lãngSự
 thế kim nhân quán cổ nhân.
0978.919.804
Trần Văn Hậu
Thầy giáo - Tháo giầy - Thấy giàu
Moderator
Thành viên triển vọng
*****

Nhận xét: +0/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 8
-Được cảm ơn: 65

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 88


U Minh Cốc


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 04:57:00 pm Ngày 26 Tháng Mười Một, 2014 »

Bài 2: Hai dòng điện thẳng dài vô hạn đặt song song cách nhau 30cm mang hai dòng điện cùng chiều [tex]I_1= 20A[/tex], [tex]I_2=40A[/tex].
a) Xác định vị trí đặt dòng [tex]I_3[/tex] để lực từ tác dụng lên [tex]I_3[/tex] là bằng không.
b) Xác định chiều và cường độ của [tex]I_3[/tex] để lực từ tác dụng lên [tex]I_1[/tex] cũng bằng không. Kiểm tra trạng thái của dây [tex]I_2[/tex] lúc này?

a) Để lực từ tác dụng lên I3 bằng không thì [tex]\vec{F} = \vec{F_{13}} +\vec{F_{23}} = \vec{0}[/tex]
Hay [tex]\vec{F_{13}}= - \vec{F_{23}}[/tex]
Hai vecto này cùng độ lớn nhưng ngược hướng nên I3 chỉ được nằm trên đoạn nối liền I1 và I2
Gọi C là vị trí của dòng I3 (hình vẽ)

Vì 2 lực cùng độ lớn nên: [tex]F_{13}=F_{23} \Rightarrow 2.10^{-7}\frac{I_{1}I_{3}}{x} = 2.10^{-7}\frac{I_{2}I_{3}}{d - x}[/tex]
Giải ra được x = 10 cm
b) Xét tại dòng I1. Vì I2 và I1 hút nhau nên để lực tác dụng lên I1 bằng không thì I3 phải đẩy I1. Do đó I3 ngược chiều với I1 và I2
Theo điều kiện cân bằng thì [tex]F_{21} = F_{31}\Rightarrow 2.10^{-7}\frac{I_{2}I_{1}}{0,3} = 2.10^{-7}\frac{I_{3}I_{1}}{0,1}\Rightarrow I_{3} = \frac{I_{2}}{3}[/tex]
Dễ dàng kiểm tra được tại I2 thì F12 = F32



Logged

Trường Giang hậu lãng thôi tiền lãngSự
 thế kim nhân quán cổ nhân.
0978.919.804
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_22016_u__tags_0_start_0