Giai Nobel 2012
06:51:50 pm Ngày 21 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Nguyệt Thực Toàn Phần Ngày 8/10/2014

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nguyệt Thực Toàn Phần Ngày 8/10/2014  (Đọc 1533 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
sun_fun99
Moderator
Thành viên triển vọng
*****

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 46
-Được cảm ơn: 8

Offline Offline

Bài viết: 54


Email
« vào lúc: 07:38:43 pm Ngày 04 Tháng Mười, 2014 »

                                                      Nguyệt thực toàn phần ngày 08/10/2014
Cập nhật 7 giờ trước
   Vào chiều tối ngày 08/10 khi Mặt trăng mọc dần lên ở chân trời đông, người dân Việt nam cùng cư dân của một số vùng trên thế giới sẽ có cơ hội quan sát được hiện tượng nguyệt thực toàn phần lần thứ hai trong năm (lần đầu ngày 15/4 chúng ta không quan sát được). Bóng tối của Trái đất sẽ bao phủ hoàn toàn Mặt trăng trong khoảng thời gian 58 phút 50s, từ 17h25ph tới 18h24ph (theo Eclipses During 2014, F. Espenak, Observer’s Handbook- 2014, Royal Astronomical Society of Canada và NASA’s GSFC). Thời điểm cực đại của nguyệt thực toàn phần diễn ra vào lúc khoảng 17h54ph (giờ VN). Trừ Châu Âu, châu Phi và một phần nhỏ khu vực châu Á không quan sát được, thì các vùng còn lại đều có thể quan sát được nguyệt thực lần này (toàn phần hay một phần). Các nước ở khu vực châu Mỹ và Úc và khu vực Đông Á sẽ có điều kiện quan sát thuận lợi nhất sự kiện lần này. Riêng Việt Nam khó có thể quan sát được pha toàn phần, bởi thời tiết và vị trí Mặt trăng so với chân trời đông.
 
    Trong thời gian diễn ra nguyệt thực, Mặt trăng sẽ nằm trong địa phận của chòm sao Song ngư (Pices), với Thiên vương tinh (Uranus) ở bên cạnh, cách chỉ hơn nửa độ trên bầu trời. Đây là thời điểm tốt để xác định vị trí hành tinh này (bởi hành tinh này rất khó có thể quan sát được trực tiếp bằng mắt thường, Uranus có độ sáng biểu kiến từ 5.32 tới 5.9, rất mờ và chỉ có thể được quan sát bởi những ai đủ kiên nhẫn ở các khu vực trời rất trong và đủ tối) và quan sát nó qua các thiết bị hỗ trợ (kính thiên văn, ống nhòm).
   
   Tại Việt Nam, theo các tính toán của NASA: Nguyệt thực nửa tối (penumbral eclipse) sẽ bắt đầu từ lúc 15h15ph khi trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất, nhưng Nguyệt thực nửa tối sẽ rất khó nhận biết vì Mặt trăng chỉ tối hơn bình thường một chút. Thời điểm mà chúng ta nên bắt đầu quan sát là 16h14ph, Mặt trăng sẽ bắt đầu vào vùng bóng tối của Trái đất bắt đầu giai đoạn nguyệt thực một phần (partial eclipse), màu sắc của vùng bóng trái đất in trên mặt trăng sẽ chuyển dần từ đen xám sang ửng đỏ khi vùng bóng này lớn dần.
Nguyệt thực toàn phần (total eclipse) sẽ bắt đầu vào lúc 17h25ph và toàn bộ mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ. Nguyệt thực toàn phần đạt cực đại vào lúc 17h54ph cũng là lúc mặt trăng nhuốm màu đỏ rõ, đẹp nhất. Do có màu đỏ mà người ta hay gán tên gọi “trăng máu” cho hiện tượng này.
Chúng ta sẽ tiếp tục quan sát được pha nguyệt thực toàn phần cho đến 18h24ph. Sau đó mặt trăng sẽ dần ra khỏi vùng tối, màu sắc dần trở về bình thường cho đến khi trăng ra khỏi vùng bóng tối hoàn toàn vào lúc 19h34ph và kết thúc nguyệt thực một phần.
Đây là nguyệt thực lần thứ hai trong năm, tiếp sau nguyệt thực lần đầu ngày 14-15/04/2014. Hãy lưu ý, nguyệt thực chỉ đáng chú ý từ khi pha một phần bắt đầu, bởi khi diễn ra nguyệt thực nửa tối, Mặt trăng chỉ tối hơn một chút so với trăng tròn thông thường, và hầu như không có gì khác biệt. Cũng qua quan sát bóng của Trái đất phủ lên bề mặt Mặt trăng mà chúng ta biết Trái đất có dạng hình cầu.   

  Khi quan sát nguyệt thực, chúng ta hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường mà không cần thiết bị bảo vệ mắt nào. Tuy nhiên quan sát nguyệt thực sẽ thú vị hơn khi sử dụng ống nhòm và kính thiên văn nhỏ, để nhìn rõ được bề mặt màu đỏ của Mặt Trăng.
        Nguyệt thực là gì?
 Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng đồng thời cũng cản các tia sáng từ Mặt Trời tạo ra một vùng bóng tối trải dài trong không gian. Mặt Trăng chuyển động tròn quanh Trái Đất nên có thể sẽ “đi” vào vùng tối này. Lúc này Mặt Trăng không còn được Mặt Trời chiếu sáng trực tiếp, do đó Trăng không sáng như bình thường.

   Vùng tối tạo ra bởi Trái đất chia làm 2 vùng, vùng nửa tối (penumbra) và vùng tối (umbra). Nếu Mặt trăng trong quỹ đạo quanh Trái đất của nó đi vào vùng nửa tối thì nguyệt thực nửa tối sẽ diễn ra, nếu Mặt trăng đi vào vùng bóng tối thì sẽ có nguyệt thực toàn phần hay một phần diễn ra.
Do mặt phẳng quỹ đạo quanh Mặt trời của Trái đất và Mặt phẳng quỹ đạo quanh Trái đất của Mặt trăng nghiêng một góc hơn 5 độ nên hiện tượng nguyệt thực diễn ra không thường xuyên. Nếu 2 mặt phẳng này trùng nhau, chúng ta sẽ có nhật và nguyệt thực mỗi tháng.


    Tại sao khi diễn ra nguyệt thực toàn phần Mặt trăng lại có màu đỏ?
Bóng tối của Trái đất sẽ bao phủ hoàn toàn Mặt trăng trong khoảng thời gian 58ph50s, và lấy đi cái màu vàng thường lệ của Mặt Trăng thay vào đó là màu đỏ đen hoặc đỏ đồng tùy theo điều kiện thời tiết.
Điều đó khiến cho Nguyệt thực mang sắc thái rất huyền bí ở một số nền văn hóa. Theo dân gian Việt Nam ngày xưa, nguyệt thực còn gọi là hiện tượng “gấu ăn trăng”, Mặt trăng đang bị một con gấu khổng lồ đang nuốt mất. Mọi người phải khua chiêng đánh trống làm huyên náo để đuổi con gấu đi trả lại ánh trăng sáng của đêm rằm.
Ngày nay chúng ta đều biết Nguyệt thực là chỉ là một hiện tượng thiên nhiên đặc biệt, và có thể tính toán từ trước dựa theo chu kì chuyển động của Trái Đất và Mặt Trăng.
Vậy tại sao Mặt trăng lại chuyển sang màu ửng đỏ mà không phải là tối đen khi nguyệt thực toàn phần?
Điều này được giải thích vì ngay cả khi Trái đất chặn các tia từ Mặt trời, thì ánh sáng Mặt trời vẫn rẽ ra xung quanh rìa của Trái đất, và ánh sáng này được phản chiếu lên trên Mặt trăng (refracted light, xem ảnh).

   Ánh sáng từ Mặt Trời có thành phần bao gồm đủ các màu với các bước sóng khác nhau. Khi ánh sáng Mặt trời đi xuyên qua lớp khí quyển Trái Đất, do hiện tượng tán xạ Raleigh (Raleigh scattering, một loại tán xạ ánh sáng bởi các hạt hay vùng không đồng nhất trong môi trường có kích thước rất nhỏ so với bước sóng ánh sáng, tỷ lệ kích thước các phân tử khí Oxy và Nito trong khí quyển so với bước sóng ánh sáng khả kiến là rất nhỏ) thì các bước sóng ngắn như màu xanh, tím .. sẽ bị khí quyển Trái đất tán xạ gần như hoàn toàn (hệ số tán xạ Raleigh tỷ lệ nghịch với bước sóng ánh sáng luỹ thừa 4, theo đó ánh sáng màu tím-xanh thì hệ số tán xạ cao gấp [700/400]4 ~ 10 lần so với màu đỏ), chỉ còn ánh sáng có màu về phía đỏ, có bước sóng ánh sáng dài trong vùng khả kiến là có khả năng đi xuyên qua bầu khí quyển nhiều nhất. Đồng thời bầu khí quyển Trái Đất như là một thấu kính hội tụ khổng lồ làm cho ánh sáng đỏ đi xuyên qua có xu hướng lệch về trục chính của vùng bóng tối tạo ra bởi Trái đất (umbra) và ánh sáng này đã chiếu rọi Mặt Trăng khi nó đi qua. Do đó ta thấy Mặt Trăng có màu đỏ khi diễn ra Nguyệt thực.

   Mặt trăng sẽ thay đổi những sắc thái khác nhau trong suốt các giai đoạn diễn ra của Nguyệt thực, bắt đầu từ màu xám đen tới màu đỏ đồng có thể cả màu hổ phách. Độ rực rỡ của màu đỏ này có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi mật độ bụi, và hơi nước của bầu khi quyển Trái Đất vào thời điểm và vị trí nơi diễn ra Nguyệt Thực.
Nếu bạn đứng trên Mặt trăng khi diễn ra nguyệt thực toàn phần, các bạn sẽ quan sát được nhật thực toàn phần bởi Mặt trời đã bị che khuất hoàn toàn; với bầu khí quyển màu đỏ, sáng bao xung quanh bóng đen của hành tinh chúng ta.


   Quan sát ở Việt Nam như thế nào? Lưu ý: khó quan sát được giai đoạn nguyệt thực toàn phần?

     Theo tiến trình diễn ra lần nguyệt thực sắp tới, ở Việt Nam sẽ không quan sát được một số giai đoạn của nguyệt thực. Lúc nguyệt thực toàn phần đạt cực đại (17h54-17h55) thì Mặt trăng đang ở rất sát chân trời hướng đông (chỉ lên cao cỡ 4.3 độ so với chân trời). Để quan sát được chúng ta cần ở vị trí quan sát thật trống ở hướng đông và chân trời ít mây. Tháng 10 vẫn là mùa mưa ở Việt Nam nên thực tế rất khó quan sát được nguyệt thực ở giai đoạn toàn phần, bởi nguyệt thực toàn phần kết thúc lúc 18h24ph thì Mặt trăng cũng chỉ lên cao được 11 độ, trong khi chân trời luôn rất nhiều mây. Thực tế, ở Việt Nam chúng ta khả dĩ chỉ quan sát được nguyệt thực một phần từ sau 18h24ph tới khoảng 19h34ph khi nguyệt thực một phần kết thúc, thời điểm Mặt trăng đã lên cao hơn so với chân trời (khoảng 27 độ).
Thời tiết cũng đóng vai trò quan trọng với việc quan sát nguyệt thực lần này.
Nếu trời trong, không mưa và vùng quan sát hướng đông trống trải, bạn hãy thu xếp thời gian quan sát hiện tượng đáng chú ý này. Nếu trời nhiều mây ở chân trời đông và có mưa, việc quan sát nên dừng lại
Nguồn:Đặng Tuấn Duy(HAAC)


Logged


Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_21849_u__tags_0_start_0