03:32:13 am Ngày 09 Tháng Tư, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  



Trả lời

Siêu trăng vào ngày rạng sáng ngày 11 tháng 8

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Siêu trăng vào ngày rạng sáng ngày 11 tháng 8  (Đọc 1625 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
sun_fun99
Moderator
Thành viên triển vọng
*****

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 46
-Được cảm ơn: 8

Offline Offline

Bài viết: 54


Email
« vào lúc: 08:11:36 pm Ngày 09 Tháng Tám, 2014 »

    Trong tháng 8, trăng tròn sẽ diễn ra vào lúc 18:09 UTC ngày 10/8 (giờ VN là 1:09 AM ngày 11/8), cùng lúc đó vào lúc 17:44 UTC cùng ngày (tức 0:44 AM ngày 11/8, chỉ trước đó cỡ 20 phút) Mặt trăng sẽ tới vị trí cận điểm của nó trên quỹ đạo quanh Trái đất, và đây là vị trí gần nhất trong năm 2014 ở khoảng cách 356,896 km (theo fourmilab). Đây có thể xem làm lần trăng tròn gần nhất và sáng nhất trong năm 2014. Hay còn gọi là “siêu trăng” gần nhất trong năm 2014 bởi ngoài lần trăng tròn này thì một vài lân trăng tròn (12/7/2014 và 9/9 tới) cũng được gọi là siêu trăng, nhưng khoảng cách lại lớn hơn và thời điểm giữa lúc cận điểm và lúc trăng tròn cũng cách nhau khá lớn, không cùng lúc so với ngày 10/8 tới.
   Các nhà thiên văn học gọi hiện tượng trăng tròn ở rất gần Trái đất này là trăng tròn cận điểm (perigee full moon). Từ perigee để chỉ rằng Mặt trăng đạt tới vị trí gần Trái đất nhất trên quỹ đạo quanh hành tinh chúng ta của nó. Ba năm trước ngày 19/3/2011, Mặt trăng tròn cùng lúc với vị trí cực cận của nó đã được gọi với tên là “siêu trăng”, mà các nhà thiên văn học chưa bao giờ dùng tới. Trong vài năm tiếp sau, thuật ngữ “siêu trăng” được dùng phổ biến hơn cho một vài lần Mặt trăng tròn ở cận điểm tiếp theo trong năm 2012 và 2013.
   Như đã nhấn mạnh, điều đáng chú ý của lần trăng tròn cận điểm ngày 10-11/8 tới chính là việc thời điểm giữa trăng tròn (full moon) và lúc Mặt trăng đạt tói vị trí cực cận (perigee) là gần như cùng lúc, và lần cực cận này cũng là lúc Mặt trăng đạt tới vị trí gần Trái đất nhất trong năm 2014 so với các lần trăng tròn khác. Mặt trăng sẽ không tới gần Trái đất ở khoảng cách tương tự cho tới tận 28/9/2015.
   Theo đó, trăng tròn khi hiện tượng “trăng tròn cận điểm” hay “siêu trăng” diễn ra thì được cho là sáng và lớn hơn so với trăng tròn bình thường hằng tháng. Tuy vậy, rất khó quan sát điều này bằng mắt thường mà chỉ qua việc chụp ảnh với cùng tiêu cự máy ảnh (focal length) thì chúng ta mới nhận ra điều này. Bức ảnh dưới đây so sánh trăng tròn vào ngày thông thường (27/3/2013) và khi có “trăng tròn cận điểm” (24/5/2013). Sự khác biệt là có nhưng rất khó để nhận ra với mắt thường.
    Cũng có nhiều nhận xét cho rằng vào lúc diễn ra “siêu trăng” thì Mặt trăng có thể to hơn 12-14% và sáng hơn 30% so với thông thường, tuy điều này là có thể chính xác nhưng đó là với công cụ đo, còn với mắt thường thì chúng ta hoàn toàn rất khó để có thể nhận biết được điều này.
    Cũng có nhiều nhận xét cho rằng vào lúc diễn ra “siêu trăng” thì Mặt trăng có thể to hơn 12-14% và sáng hơn 30% so với thông thường, tuy điều này là có thể chính xác nhưng đó là với công cụ đo, còn với mắt thường thì chúng ta hoàn toàn rất khó để có thể nhận biết được điều này.
Một số lưu ý:
    Thuật ngữ “siêu trăng” không bắt nguồn từ thiên văn học như thuật ngữ “trăng tròn cận điểm- perigge full moon”. Nó lại tới từ chiêm tinh học (astrology). Theo nhà chiêm tinh họctại website astropro.com đã khởi nguồn cho tên gọi này, vào năm 1979 ông định nghĩa rằng: “trăng non hay trăng tròn xảy ra khi mặt trăng ở đúng vị trí hay gần vị trí (90%) nó đạt cực cận (gần nhất) so với Trái đất trên quỹ đạo của nó (vị trí perigee)”. Theo Nolle thì 1 năm có thể có từ 4-6 siêu trăng. Theo định nghĩa này thì siêu trăng thật không có gì đặc biệt, bởi vì lần “trăng tròn cận điểm” diễn ra ngày 10/8 tới ở ngay đúng vị trí, mà còn là vị trí cận điểm trong năm so với các lần cận điểm khác (lưu ý rằng trong năm mặt trăng sẽ có nhiều lần đạt tới vị trí cận điểm quanh Trái đất chúng ta, cứ 1 chu kỳ - 1 tháng thì sẽ có 1 lần cận điểm).
Theo ước tính, cứ 413.4 ngày (1 năm 1 tháng 18 ngày) thì sẽ diễn ra 1 lần siêu trăng, tức là sẽ lúc đó trăng tròn sẽ diễn ra cùng lúc với vị trí nó đạt cận điểm.
Theo ước tính, lần “siêu trăng” mà Mặt trăng có khoảng cách tới Trái đất nhỏ hơn 356,500 km là rất hiếm, lần đầu trong thế kỷ 21 là ngày 25/11/2034 (356,456 km) và khoảng cách nhỏ nhất trong thế kỷ 21 là vào ngày 6/12/2052 (356,425 km). Và để đạt tới khoảng cách <356, 400 km thì còn hiếm hơn nữa (1/1/2257).
Nhiều người cho rằng, sự kiện trăng tròn trùng với vị trí cận điểm sẽ ảnh hưởng tới các kiểu khí hậu trên trái đất. Tuy vậy, nhiều nhà khoa học phủ nhận điều này. Giới khoa học khẳng định, siêu trăng sẽ không gây ra các sự kiện địa chất nào, nó chỉ tạo nên một số khác biệt với sự lên xuống của thuỷ triều. Nếu nó cộng hưởng với điều kiện thời tiết nào đó, thì có thể nó sẽ gây ra vài vấn đề ở những vùng ven biển mà thôi.
    Vùng quan sát được “trăng tròn cận điểm” trên thế giới. Ở khu vực châu Á thì trăng tròn sẽ di chuyển trên bầu trời suốt đêm, từ lúc mặt trời lặn ngày 10/8 tới bình mình ngày 11/8, thích hợp cho những ai quan sát. Nhưng lại là trở ngại cực lớn cho trận mưa sao băng lớn và ấn tượng nhất trong năm Perseids, có thời điểm cực điểm diễn ra từ 11-13/8.
Người viết: Đặng Tuấn Duy
Nguồn Earthsky
« Sửa lần cuối: 08:13:20 pm Ngày 09 Tháng Tám, 2014 gửi bởi sun_fun99 »

Logged


Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_21469_u__tags_0_start_0