06:11:07 am Ngày 10 Tháng Tư, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  



Trả lời

CHỦ ĐỀ SAO CHỔI VÀ SAO BĂNG

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: CHỦ ĐỀ SAO CHỔI VÀ SAO BĂNG  (Đọc 9080 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
sun_fun99
Moderator
Thành viên triển vọng
*****

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 46
-Được cảm ơn: 8

Offline Offline

Bài viết: 54


Email
« vào lúc: 08:40:49 pm Ngày 19 Tháng Bảy, 2014 »

CHỦ ĐỀ SAO CHỔI VÀ SAO BĂNG
Bạn cứ nghĩ tới bầu trời đêm thời xa lắc xa lơ ngày xưa. Không có những ánh đền thành phố như bây giờ. Mọi thứ tối đen như mực. Hàng nghìn ngôi sao lấp lánh trên bầu trời. Con người chúng ta có thể chiêm ngưỡng được bầu trời đẹp biết bao!!!
Thỉnh thoảng, một ngôi sao mới xuất hiện bất ngờ. Nó lóe sáng và lao nhanh qua bầu trời đêm. Chỉ xuất hiện trong tích tắc và vệt sáng này rơi theo bất kì các hường nào về phía Trái Đất. Ở những lần khác, một ngôi sao mới lại xuất hiện theo một chu kì nhất định….
Để hiểu thêm về vấn đề này, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nhiều hơn về chúng nhé!
Các thiên thạch khi rơi vào khí quyển của Trái Đất được gọi là sao băng (khí quyển là lớp chất khí bao quanh Trái Đất). Sao băng ma sát với các chất khí trong khí quyển của Trái Đất chúng trở nên rất nóng và lóe sáng. Đó là lúc ta có thể nhìn thấy chúng. Các thiên thạch này có hai nguồn gốc: một là bắt nguồn từ tiểu hành tinh, hai là xuất sứ từ sao chổi.
Quan điểm của con người khi gặp sao băng
Nếu ước nguyện một điều gì vào đúng lúc có sao băng thì lời ước ấy sẽ thành sự thật. Nhưng cũng có nhiều người cũng cho răng cho rằng mỗi một người sống trên trần gian đều có một ngôi sao chiếu mệnh, khi ngôi sao đó rơi (sao băng) thì người đó sẽ chết. Do vậy, khi nhìn thấy hiện tượng sao băng thì người ta cho rằng sẽ có một ai đó chết. Những niềm tin này thực ra không có cơ sở khoa học. Sao băng chỉ là những hạt bụi hay tảng đá có kích thước to hay nhỏ khác nhau và có nguồn gốc vũ trụ rơi vào hay xẹt ngang qua bầu khí quyển Trái Đất. Chúng không thể có mối liên hệ thực sự nào với những niềm tin trên đây.
Bạn có thể nhìn thấy hàng trăm ngôi sao băng mỗi giờ khi Tráu Đất đi ngang qua qua quỹ đạo của một sao chổi. Hiện tượng này gọi là mưa sao băng. Một số trận mưa sao băng xảy ra tại cùng mọt thời điểm mỗi năm. Chúng xảy ra khi Trái Đất lại đi qua quỹ đạo của một sao chổi. trong tháng tư này thì chúng ta cugx có thể chiêm ngưỡng một trân sao băng . Ngày 22, 23/4 - Mưa sao băng Lyrids. Mưa sao băng Lyrids là một cơn mưa sao băng trung bình với lượng sao băng khoảng 20 sao/giờ. Cơn mưa sao băng nầy thường diễn ra từ ngày 16/4 đến 25/4 và năm nay đạt cực điểm là vào ngày 22 và 23/4. Trăng gần tròn sẽ xuất hiện ở bầu trời hướng tây và là một vấn đề nhỏ trong buổi quan sát này. Và các trận mưa sao băng thì có tính chu kì trong các năm tiếp theo.
Còn về sao chổi thì:Người xưa cho rằng sự xuất hiện của sao chổi là một điềm xấu. Người Trung Quốc từ những năm 1400 TCN đã có những ghi chép rất tỉ mỉ về sao chổi. Với họ thì sao chổi mang đến điềm xấu, báo trước sự nguy hiểm tính mạng cho vua chúa hay quan lại. Còn với nông dân thì đó là mất mùa, đói kém….

Sao chổi là một thiên thể gần giống một tiểu hành tinh nhưng không cấu tạo nhiều từ đất đá, mà chủ yếu là băng. Nó được miêu tả bởi một số chuyên gia bằng cụm từ "quả bóng tuyết bẩn" vì nó chứa cacbonnic, mêtan và nước đóng băng lẫn với bụi và các khoáng chất. Đa phần các sao chổi có quỹ đạo elíp rất dẹt, một số có viễn điểm quỹ đạo xa hơn nhiều so với Diêm Vương Tinh.
Quỹ đạo của sao chổi còn khác biệt so với các vật thể khác trong Hệ Mặt Trời ở chỗ chúng không nằm gần mặt phẳng hoàng đạo mà phân bố ngẫu nhiên toàn không gian. Nhiều sao chổi có viễn điểm nằm ở vùng gọi là Đám Oort. Đây là nơi xuất phát của các sao chổi, một vùng hình vỏ cầu, gồm các vật chất để lại từ thưở Hệ Mặt Trời mới bắt đầu hình thành. Vật chất ở đây nằm quá xa nên chịu rất ít lực hấp dẫn từ trung tâm, đã không rơi vào đĩa tiền Mặt Trời, để trở thành Mặt Trời và các hành tinh. Tại đây nhiệt độ cũng rất thấp khiến các chất như cácbonníc, mêtan và nước đều bị đóng băng. Thỉnh thoảng một vài va chạm hay nhiễu loạn quỹ đạo đưa một số mảnh vật chất bay vào trung tâm. Khi lại gần Mặt Trời, nhiệt độ tăng làm vật chất của sao chổi bốc hơi và dưới áp suất của gió Mặt Trời, tạo nên các đuôi bụi và đuôi khí, trông giống như tên gọi của chúng, có hình cái chổi. Đuôi bụi tán xạ trực tiếp ánh nắng theo cơ chế Mie, tạo nên màu trắng, còn đuôi khí bị ion hóa phát ra photon năng lượng cao, có quang phổ thiên về màu xanh lam. Thực tế là đa số sao chổi sáng yếu đến mức chỉ quan sát được qua kính viễn vọng.
Người viết:Thuy Nguyen
(Ảnh của Cộng Đồng Yêu Thiên Văn.)


Logged


Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_21323_u__tags_0_start_0