04:57:07 am Ngày 09 Tháng Tư, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  



Trả lời

"Các bài khó trong đề thi thử cần giúp đỡ"

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: "Các bài khó trong đề thi thử cần giúp đỡ"  (Đọc 3357 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
lhl3560
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 1


Email
« vào lúc: 10:34:19 pm Ngày 01 Tháng Bảy, 2014 »

Sau thời gian làm đề thi thử thì còn nhiều câu khó không tự giải dc nên em lập topic này mong nhận đc sự giúp đỡ của mọi người .

1. Cho mạch điện xoay chiều có điện trở R, cuộn dây thuần cảm L và tụ C mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu mạch một điện áp không đổi nhưng tần số thay đổi. Khi f=f1=50Hz thì U (L) max, khi f=f2=100Hz thì U (C) max.Khi công suất cực đạt thì tần số dòng điện trong mạch có giá trị là :
A:                       75HZ                           B  50HZ            C: 100 HZ                D:50 căn 2

2.Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu mạch RLC nối tiếp, cuộn thuần cảm. Khi nối tắt tụ C thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở R tăng 2 lần và dòng điện trong 2 trường hợp vuông pha nhau. Hệ số công suất của mạch lúc sau là : A     1/ căn 5      B       1/ căn 3           C     2/căn 5              D 2/ căn 3

3.Vận tốc truyền sóng trên dây đàn là v=căn (F/m). F là lực căng dây, m là khối lượng một đơn vị dài của dây. Một dây đàn bằng thép có đường kính 0.4mm , chiều dài l=50cm, khối lượng riêng của thép là 7800kg/m^3. Lực căng dây để âm cơ bản mà nói phát ra là nốt đô có tần số 256 Hz
A 128N                 B 32.7 N              C    29.3N           D  64.2N

4. Cho mạch điện có RLC nối tiếp, cuộn thuần cảm và có độ tự cảm có thể thay đổi đc.R=100 ôm.Mắc hai đầu đoạn mạch vào điện áp xoay chiều có f=50Hz. Thay đổi độ tự cảm L thì thấy có hai giá trị L1 và (L1)/3 đều có cùng một công suất tiêu thụ và có các cường độ dòng điện vuông pha nhau. Giá trị L1 là:
A 1/pi  (H)            B 2/pi (H)                c 3/Pi  (H)         D  4/pi   (H)

5. Hai vật A,B dán liền nhau m(B)=2m(A)=200g (vật A ở trên vật B). Treo vật vào 1 lò xo có độ cứng k=50N/m. Nâng vật đến vj trí lò xo có chiều dài tự nhiên lo=30cm thì buông nhẹ. Vật dao động điều hòa đến vị trí lực đàn hồi của lò xo có độ lớn cực đại, vật B bị tách ra . Lấy g=10 m/s*s. Chiều dài ngắn nhất của lò xo trong quá trình dao dộng là :
A  28cm          B 32.5cm              C 22 cm                  D 20 cm

6.Trong thí nghiệm giao thoa khe I-âng, khoảng cách 2 khe a=1mm. vân giao thoa nhìn qua một kính lúp có tiêu cự f= 5 cm đặt cách mặt phẳng hai khe một khoảng L=45 cm. Một người có mắt bình thường đặt mắt sát kính lúp và quan sát hệ vân trong trạng thái không điều tiết thì thấy góc trông khoảng vân là 15'.cho 1'=3.10 mũ (-4). bước sóng lamda của ánh sáng là
A     0.5 micromet         B     0.3                  C     0.62     D  0.58 micromet

7. Một đoạn mạch AB gồm đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp.Đoạn mạch AM gồm điện trở thuần R1 mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C, đoạn mạch MB gồm điện trở thuần R2 mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L.Đặt điện áp xoay chiều u=U(o) cos wt ( Uo và w không đồi) vào hai đầu đoạn mạch AB thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB là 85W.Khi đó w^2=1/LC và độ lệch pha giửa u(AM) và u (MB) là 90 độ. nếu đặt điện áp trên vào hai đầu mạch MB thì đoạn mạch này tiêu thụ công suất bằng :
A  85W          B  135W            C       110W            D      170W

8. Một con lắc đơn gồm một quả cầu có m1=50g treo vào sợi dây nhẹ không co giản.con lắc đang nằm yên tại VTCB thì một vật có khối lượng m2= 100g bay ngang đến va chạm mềm với quả cầu m1. Sau va chạm hai vật dính nhau và cùng dao động điều hòa với chu kì T= pi (s) và biên độ s(o) = 2.5cm. Giá trị vận tốc của vật m2 trước lúc va chạm với m1 là
A 5cm/s B 12cm/s    C 7.5 cm/s    D  10cm/s

9. Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k=100 N/m và vật nặng m=100g. Vật dao động có ma sát trên mặt phẳng ngang với hệ số ma sát =0.2 .kéo vật lệch khỏi vj trí cân bằng một đoạn 3 cm và thả. lấy g=10 m/s*s và (pi)^2=10. tìm tốc độ trung bình của vật trong khoảng thời gian từ lúc thả đến lúc lò xo không biến dạng lần thứ nhất
A 2.5 cm/s             B 53.6 cm/s           C  57.5 cm/s D  2.7cm/s

10. Cho đoạn mạch AB gồm Am mắc nt với MB. ( AM gồm R1 nt C1. MB gồm R2 nt C2)
đặt vào hai đầu mạch điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U(AB). Biết rằng U(AB)=U(AM)+U(MB)           R1=50 (ôm) R2=30 (ôm) C1=60 microF. Giá trị C2 bằng:
A 40 microF              B 100    C 25   D 75 microF

11. Một mạch điện xoay chiều gồm các linh kiện lý tưởng mắc nối tiếp theo thứ tự R, C và L.Đặt vào hai đầu mạch điện áp xoay chiều u=U(o) cos (wt-pi/6). Biết U(o), C, w là các hắng số.Ban đầu điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở R là 220V và u(L)=U(oL) cos (wt+pi/3), sau đó tăng R và L lên gấp đôi, khi đó U(RC) bằng:
A 220V         B 220 căn 2 V            C 110 V     D        110 căn 2 V

12. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng tại nới có g=10m/s*s.Khi cân bằng lò  xo giản ra 1 đoạn 10 cm.Phía dưới vật là mặt sàn (mặt sàn cách vị trí cân bằng 1 đoạn 5cm). Từ vị trí cân bằng, nâng vật lên theo phương thẳng đứng một đoạn sao cho lò xo không biến dạng rồi buông nhẹ. Giả sử trong quá trình dao động, va chạm giữa vật và mặt sàn hoàn toàn đàn hồi.Chu ky dao động tuần hoàn của con lắc lò xo là :
A (3pi)/40 s                       B (2pi)/15 s   C (pi)/12 s      D (pi)/15  s

13. Trên một sợi dây đang có hiện tượng sóng dừng với bụng sóng dao động với biên độ là 4 cm.M là một điểm trên dây dao động với biên độ 2cm . Nút sóng gần điểm M nhất cách M một đoạn 10 cm. Bụng sóng gần M nhất cách M một đoạn là :
A 15cm            B 10 cm             C 20 cm      D   30cm

14.Đặt một điện áp xoay chiều u=U(o) cos (100pi t +q) vào hai đầu mạch gồm R L C nối tiếp (L thuần) Biết C= (10 mũ -4)/pi, R không thay đồi, L thay đổi đc. Khi L=2/pi H thì biều thức của dòng điện trong mạch là i=I căn2 cos (100π t - π/12)A. Khi L=4/π H thì biểu thức của dòng điện là i=I2√2 cos (100πt -π/4) A. Điện trở R có giá trị là
A 100√3 Ω B 100Ω    C   200Ω     D 100√2  Ω
Còn nữa nhưng dài quá nên em up trước 14 câu.   






Logged


Vinh Nguyen
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 1
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 4


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 10:59:59 pm Ngày 01 Tháng Bảy, 2014 »

câu 1 áp dụng công thức fmax=[tex]\inline \sqrt{f1f2}[/tex]
=> fmax=50[tex]\sqrt{2}[/tex]


Logged
ph.dnguyennam
Giáo viên
Moderator
Thành viên danh dự
*****

Nhận xét: +22/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 311

Offline Offline

Bài viết: 373



Email
« Trả lời #2 vào lúc: 11:24:49 pm Ngày 01 Tháng Bảy, 2014 »

Bài đăng sai QUY ĐỊNH.

- Đăng quá số lượng bài cho phép

Vui lòng đọc kỹ QUY ĐỊNH (Click vào đây ) trước khi viết bài.

Topic bị KHÓA.


Logged
Tags: Đề thi đại học 2014 
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_21098_u__tags_0_start_0