Giai Nobel 2012
12:00:21 am Ngày 24 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Bài điện khó 2014

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài điện khó 2014  (Đọc 1878 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
zjzjbum
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 31
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 18


Email
« vào lúc: 01:17:48 am Ngày 01 Tháng Bảy, 2014 »

Nhờ thầy và các bạn giúp mình mấy câu ...

Câu 1 .Cho đoạn mạch AB được ghép bởi các đoạn mạch nối tiếp nhau: Đoạn AM chứa điện trở R1 = R, đoạn MN chứa cuộn cảm thuần L, đoạn NB chứa tụ điện C. Đặt vào AB một điện áp xoay chiều ổn định, khi đó UAM = UAB. Mắc thêm một điện trở R2 = R nối tiếp vào mạch thì thấy trong số các điện áp hiệu dụng UAM, UMN, UNB có một điện áp tăng, hai điện áp còn lại giảm. Giá trị R và vị trí mắc R2 vào mạch là
Chọn câu trả lời đúng:
A. R bất kì, mắc vào đoạn AM.
B. R > √2 ZL, mắc vào đoạn MN.
C. R >√2 ZL, mắc vào đoạn MB.
D. R >√3 ZL, mắc vào đoạn MB.

Câu 2:.Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 10cos(2πt + π/4) + 9 cm. Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian bằng 12,25 chu kỳ kể từ thời điểm ban đầu, có giá trị gần với
Chọn câu trả lời đúng:
A. 514,1 cm.
B. 480 cm.
C. 494,1 cm.
D. 490 cm

Câu 3:Cho mạch điện xoay chiều RLC có cuộn thuần cảm L có thể thay đổi giá trị được. Dùng 3 vôn kế xoay chiều có điện trở lớn để đo điện áp hiệu dụng trên mỗi phần tử. Điều chỉnh giá trị của L thì nhận thấy điện áp hiệu dụng cực đại trên cuộn cảm lớn gấp 2 lần điện áp hiệu dụng cực đại trên điện trở. Hỏi điện áp hiệu dụng cực đại trên cuộn cảm gấp bao nhiêu lần điện áp hiệu dụng trên tụ khi đó?
A.1/3     B.3             C.4         D.4/3


Logged


Huỳnh Phước Tuấn
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +8/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 7
-Được cảm ơn: 304

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 453



Email
« Trả lời #1 vào lúc: 10:18:47 am Ngày 01 Tháng Bảy, 2014 »

Câu 2:.Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 10cos(2πt + π/4) + 9 cm. Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian bằng 12,25 chu kỳ kể từ thời điểm ban đầu, có giá trị gần với
Chọn câu trả lời đúng:
A. 514,1 cm.
B. 480 cm.
C. 494,1 cm.
D. 490 cm
[/quote]
Ta đưa phương trình về X = x-9 = 10cos(2πt + π/4)cm cho dễ thấy (+9cm chỉ để gây khó nhìn thôi, không ảnh hưởng kết quả bài toán)
Ở thời điểm t = 0, x = [tex]5\sqrt{2}[/tex], v<0.
t = 12,25s = 12T+T/4 suy ra S = 48A + [tex]10\sqrt{2}[/tex]= 494,1cm


Logged

Trong cơ duyên may rủi cũng do trời
Đời vinh nhục cách nhau mấy bước?!
Huỳnh Phước Tuấn
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +8/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 7
-Được cảm ơn: 304

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 453



Email
« Trả lời #2 vào lúc: 10:31:55 am Ngày 01 Tháng Bảy, 2014 »

Câu 3:Cho mạch điện xoay chiều RLC có cuộn thuần cảm L có thể thay đổi giá trị được. Dùng 3 vôn kế xoay chiều có điện trở lớn để đo điện áp hiệu dụng trên mỗi phần tử. Điều chỉnh giá trị của L thì nhận thấy điện áp hiệu dụng cực đại trên cuộn cảm lớn gấp 2 lần điện áp hiệu dụng cực đại trên điện trở. Hỏi điện áp hiệu dụng cực đại trên cuộn cảm gấp bao nhiêu lần điện áp hiệu dụng trên tụ khi đó?
A.1/3     B.3             C.4         D.4/3
[/quote]
L thay đổi để Ulmax nên ta có:[tex]U_{Lmax}=\frac{U_{AB}\sqrt{R^{2}+Zc^{2}}}{R}; ZL = \frac{R^{2}+Zc^{2}}{Zc}[/tex]
URmax = UAB (cộng hưởng); theo đêf Ulmax = 2URmax = 2UAB (1)nên [tex]Zc=R\sqrt{3}[/tex]
[tex]Zc=R\sqrt{3}[/tex] [tex]\rightarrow[/tex] [tex]\rightarrow Zl=4R/\sqrt{3}[/tex]
Ta có: [tex]Uc=\frac{U_{AB}Zc}{\sqrt{R^{2}+(Zl-Zc)^{2}}}=3U_{AB}/2[/tex] (2)
Lập tỉ số (1), (2) suy ra Ulmax = 4Uc/3


Logged

Trong cơ duyên may rủi cũng do trời
Đời vinh nhục cách nhau mấy bước?!
Huỳnh Phước Tuấn
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +8/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 7
-Được cảm ơn: 304

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 453



Email
« Trả lời #3 vào lúc: 10:50:06 am Ngày 01 Tháng Bảy, 2014 »

Câu 1 .Cho đoạn mạch AB được ghép bởi các đoạn mạch nối tiếp nhau: Đoạn AM chứa điện trở R1 = R, đoạn MN chứa cuộn cảm thuần L, đoạn NB chứa tụ điện C. Đặt vào AB một điện áp xoay chiều ổn định, khi đó UAM = UAB. Mắc thêm một điện trở R2 = R nối tiếp vào mạch thì thấy trong số các điện áp hiệu dụng UAM, UMN, UNB có một điện áp tăng, hai điện áp còn lại giảm. Giá trị R và vị trí mắc R2 vào mạch là
Chọn câu trả lời đúng:
A. R bất kì, mắc vào đoạn AM.
B. R > √2 ZL, mắc vào đoạn MN.
C. R >√2 ZL, mắc vào đoạn MB.
D. R >√3 ZL, mắc vào đoạn MB.
[/quote] Lưu ý là trước hay sau khi mắc thêm mạch xảy ra cộng hưởng
Th1: mắc vào đoạn AM thì UAM không đổi (loại)
TH2: mắc vào đoạn MN: UAM = Ur1 <UAB(giảm); Uc (giảm) còn để thoả mãn thằng này tăng thì [tex]Ul = \frac{U_{AB}\sqrt{R^{2}+Zl^{2}}}{2R}>\frac{U_{AB}Zl}R{}\rightarrow R>Zl\sqrt{3}[/tex] (loại)
Suy ra phải  mắc vào đoạn MB với [tex]R>Zl\sqrt{3}[/tex]




Logged

Trong cơ duyên may rủi cũng do trời
Đời vinh nhục cách nhau mấy bước?!
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_21084_u__tags_0_start_msg82173