Giai Nobel 2012
06:34:16 pm Ngày 21 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Bài toán về NHIỆT HỌC khó - nhờ giúp đỡ

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài toán về NHIỆT HỌC khó - nhờ giúp đỡ  (Đọc 1929 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
nnguyenh
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 1


Email
« vào lúc: 09:15:41 am Ngày 18 Tháng Hai, 2014 »

Em có một bài toán khó về nhiệt học, mong thầy/cô và các bạn giúp dùm. Xin cám ơn rất nhiều

Một piston khối lượng M có thể di chuyển mà không có ma sát bên trong một hình trụ thẳng đứng dài, kín ở đáy và mở ở đầu. Xi lanh được làm đầy với một khí lý tưởng. Tại trạng thái cân bằng, piston nằm ở độ cao Lo so với đáy của hình trụ. Áp lực bên ngoài của hình trụ là Po, mặt cắt ngang của xi lanh và piston có tiết diện là S. Tìm chu kỳ dao động của piston nếu nó được di dời từ trạng thái cân bằng và sau đó thả ra. Cho rằng quá trình này là đoạn nhiệt.


Logged


datlove
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 1
-Được cảm ơn: 3

Offline Offline

Bài viết: 7


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 10:59:58 pm Ngày 25 Tháng Năm, 2014 »

Theo mình bạn có thể tạm giải như thê này, không biết có đúng hay không:
*Tại vtcb của hệ:
[tex]Mg+p_{0}S=p_{1}S[/tex]                    (1)
+Chọn gốc toạ độ O, và chiều (+) trục Ox như hình vẽ:
* Tại vị trí pittong có li độ x:
[tex]Mg+p_{0}S-p_{2}S=Ma[/tex]               (2)
Thay (1) vào ta có:
[tex]S(p_{1}-p_{2})=Mx"[/tex]                 (*)
Do quá trình trên là đoạn nhiệt:
[tex]p_{1}V_{1}^{\gamma }=p_{2}V_{2}^{\gamma } (3)[/tex]        với [tex]\gamma\ = \frac{C_{p}}{C_{v}}[/tex]
[tex]\Leftrightarrow\ p_{1}L_{0}^{\gamma\ }=p_{2}.(L_{0}-x)^{\gamma }[/tex]

[tex]\Leftrightarrow p_{2}=\frac{p_{1}L_{0}^{\gamma\ }}{(L_{0}-x)^{\gamma}}[/tex]

Thay ngược trở lại (*) và kết hợp với (2) ta được:
[tex]Sp_{1}[1-\frac{L_{0}^{\gamma\ }}{(L_{0}-x)^{\gamma}}]= Mx"[/tex]
[tex]\Leftrightarrow (Mg+p_{0}S).L_{0}^{\gamma }.[(1-\frac{x}{L_{0}})^{\gamma }-1]=Mx"[/tex]
Vì [tex]\frac{x}{L_{0}}<<1[/tex]   nên    [tex](1-\frac{x}{L_{0}})^{\gamma}\approx 1-\gamma \frac{x}{L_{0}}[/tex]

[tex]\Rightarrow x"+\frac{(Mg+p_{0}S)L_{0}^{\gamma -1} \gamma }{M}.x=0[/tex]
=> Pittong dđđh với tần số góc [tex]\omega^{2} = \frac{(Mg+p_{0}S)L_{0}^{\gamma -1} \gamma }{M}[/tex]
 Vì vậy chu kì dđ của pittong là [tex]T=\frac{2 \pi }{\omega }[/tex]


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_19500_u__tags_0_start_0