Một lý thuyết được chấp nhận là một lý thuyết giải thích được cho một số hiện tượng, vì hiện giờ làm gì có lý thuyết giải thích hết các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên đâu . Ở bậc vật lý hiện đại, mọi lý thuyết đều có thể bị nghi ngờ vì chưa ai kiểm chứng được nó hoàn toàn đúng đắn. Vì ngay cả quá trình thực hiện thí nghiệm cũng đã mất 10 năm, 20 năm hoặc cả đời một nhà nghiên cứu rồi.
Rõ ràng vật lý cổ điển Niuton là một lý thuyết sai, nhưng nó vẫn được áp dụng trong trường hợp chuyển động có vận tốc nhỏ hơn c rất nhiều. Nên vẫn có chỗ đứng cho đến ngày nay. Và nếu vận tốc nhỏ hơn c thì người ta áp dụng cổ điển vào chứ không ai lại đi áp dụng công thức thuyết tương đối vào cho phức tạp vấn đề.
Cũng như tương đối hẹp, chỉ cần chuyển động ko có gia tốc thì nó vẫn áp dụng được. Và nó là trường hợp đặc biệt của tương đối rộng khi a=0. Không ai tự nhiên lại đi làm khó mình cả. Trong lý thuyết tương tối rộng đã đề cập đến sóng hấp dẫn, và sau khi Enstein mất mấy chục năm rồi mới phát hiện được, một phần đã xác giúp kiểm chứng tính đúng đắn của nó.
Một mô hình sai nhưng vẫn được sử dụng cho đến ngày nay chính là mẫu nguyên tử Borh. Mẫu nguyên tử này đúng cho sự phát xạ các vạch bức xạ của nguyên tử H, nếu nghiên cứu về H thì hoàn toàn có thể áp dụng lý thuyết này vào. Nhưng lại là sự kết hợp "nửa nạc nửa mỡ" giữa vật lý cổ điển và vật lý hiện đại. (Dùng lực điện cổ điển và lượng tử hóa trong vật lý hiện đại) Sau này hoàn thiện hơn mới đưa ra lý thuyết về hàm sóng.
Cũng như dự đoán về tính chất lưỡng tính của vật thể do De Broglie, vì nó quá nhỏ ko thể dùng các dụng cụ để đo được, nhưng vẫn tìm ra được nhờ một thí nghiệm trung gian.
P/s: bài học rút ra của em là khi học Vật lý không nên quá cứng nhắc vào một lý thuyết và cho nó hoàn toàn đúng, xem xét hoàn cảnh rồi mới rút ra trường hợp nào cần dùng, trường hợp nào không nên dùng.
Bạn rất tỉnh táo và cầu thị.
Nói chung, về vấn đề này cũng không có gì khó khăn cả. Theo tôi, kết luận về sự co lại của không gian khi hệ qui chiếu chuyển động là một sai lầm. Cho đến nay, người ta kiểm chứng được sự co lại của thời gian nhưng chưa từng phát hiện sự co lại của không gian trong chuyển động. Thực ra, không gian không hề bị co lại vì chuyển động. Tuy nhiên, thời gian thì co lại theo chuyển động nhưng độ co lại phụ thuộc phương chuyển động chứ không đồng đều cho mọi phương, và dẫn đến không có cái gọi là tính không đồng bộ về thời gian.
Nói cách khác, không thể có một trục thời gian cho 3 trục không gian mà mỗi một phương không gian có một trục thời gian riêng không giống nhau. Thuyết tương đối hẹp phạm sai lầm này và để bảo đảm tính hợp lý, người ta đưa ra khái niệm không đồng bộ về thời gian và dẫn đến tính tương đối của nhiều khái niệm như trước, sau, to, nhỏ, lớn, bé,… rất khó hiểu nhưng lại được cho là trí tuệ cao siêu…
Bạn nói đúng, để thực nghiệm kiểm chứng thì rất lâu, nhưng ít nhất, về logic trong lý thuyết phải hợp lý, không mâu thuẫn. Nhưng kinh nghiệm cho tôi thấy, khai phá một cái mới đã khó khăn nhưng thuyết phục thiên hạ từ bỏ cái cũ, sai lầm để theo cái mới, đúng đắn còn khó khăn hơn nhiều.
Ví dụ như ai cũng biết, trong sinh hoạt của mình, chúng ta coi Trái đất là hệ qui chiếu đứng yên. Nhưng trong hệ Mặt trời thì Mặt trời được coi là đứng yên. Trong Thiên hà thì Trung tâm Thiên hà được cọi là hệ qui chiếu đứng yên…. Cứ qui nạp lên mãi, phải chăng chúng ta sẽ tìm được một hệ qui chiếu đứng yên trong toàn Vũ trụ? hay ít nhất, chúng ta có thể giả thiết về sự tồn tại một hệ qui chiếu đứng yên tuyệt đối trong Vũ trụ, sau đó dùng thực nghiệm để chứng minh sự tồn tại đó. Và như thế, chúng ta sẽ có một “thuyết tuyệt đối”. Thực sự, chúng ta đã có thực nghiệm chứng minh điều đó rồi, nhưng với quan niệm thuyết tương đối ăn sâu vào óc, ta lại cho cái bằng chứng thực nghiệm ấy là một nghịch lý!!! Cái thực nghiệm ấy chính là con lắc Foucault từ thế kỳ 19 (năm 1851). Cho tới tận bây giờ, vẫn chỉ có thuyết tương đối và con lắc Foucault vẫn chỉ là một nghịch lý!
Vài lời chia sẻ.
TQ