Giai Nobel 2012
07:22:35 am Ngày 22 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Cách tính momen quán tính

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cách tính momen quán tính  (Đọc 8912 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
3dmath
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 2
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 6


Email
« vào lúc: 12:48:42 am Ngày 27 Tháng Chín, 2013 »

Các thầy cô có thể chia sẻ cho em cách tính momen quán tính của 1 vật rắn bất kì bằng tích phân được không ạ?


Logged


Phạm Đoàn
Giáo Viên
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +3/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 16
-Được cảm ơn: 92

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 134



Email
« Trả lời #1 vào lúc: 11:15:10 pm Ngày 27 Tháng Chín, 2013 »

Theo thầy trong các bài toán tính mô men quán tính của vật rắn đều sử dụng công thức tính momen quán tính:
                                                                             [tex]I=\int_{a}^{b}{r^{2}dm}[/tex]              (*)
+ đối với các trường hợp vật rắn có dạng hình học đơn giản như: một thanh thẳng, một vành tròn hay một cung tròn...khi đó để tính momen quán tính của vật với trục quay bất kỳ ta có thể áp dụng trực tiếp công thức (*) hoặc ta tính moomen quán tính của vật với trục quay qua khối tâm G là [tex]I_{G}[/tex] rồi áp dụng công thức Huyghen-Steiner: [tex]I_{\Delta }=I_{G}+md^{2}[/tex]
 để suy ra moomen quán tính với trục quay bất kỳ.

+ Đối với các vật rắn có hình dạng phức tạp hơn như: đĩa mỏng; hình trụ; hình cầu rỗng; hình cầu đặc; hình nón... ta không thể tính moomen quán tính trực tiếp được. Lúc đó để tính moomen quán tính, phương pháp chung là chia vật thành các phần nhỏ có thể tính trực tiếp moomen quán tính rồi lấy tích phân để có moomen quán tính toàn vật.
ví dụ:
1. đối với đĩa mỏng : ta chia đĩa thành các hình vành khăn (đây là một vành có thể tính I trực tiếp được) sau đó lấy tích phân theo bán kính là có I cho toàn vật.
2. đối với hình trụ đặc: ta chia trụ thành các đĩa mỏng (các đĩa này có I tính được ở trên) rồi lấy tích phân theo chiều cao để có I toàn vật.
3. đối với hình cầu rỗng: ta chia hình cầu này thành các vành cầu có bán kính khác nhau rồi lấy tích phân theo bán kính là có I toàn vật.
4. đối với cầu đặc: ta chia cầu đặc thành các cầu rỗng (có I tính được như trên) sau đó lấy tích phân theo bán kính để có I cho toàn vật.
.......
PS: Theo thầy để moomen quán tính của các vật có hình dạng khác nhau ta chỉ cần nhớ mômen quán tính của một thanh và momen quán tính của một vành là có thể tính được cả.








Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_18372_u__tags_0_start_msg73923