Giai Nobel 2012
06:26:48 pm Ngày 21 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

PHÂN BIỆT GIỮA LỰC ĐÀN HỒI VÀ LỰC HỒI PHỤC CỦA CLLX

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: PHÂN BIỆT GIỮA LỰC ĐÀN HỒI VÀ LỰC HỒI PHỤC CỦA CLLX  (Đọc 40884 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
bluewaterfall
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 10
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 22


Email
« vào lúc: 10:15:03 pm Ngày 20 Tháng Tám, 2013 »

thầy cô có thể phân biệt giúp e 2 lực này được không ạ?với 1 số bài toán không nói chính xác tên lực thì e thường lẫn 2 lực này.cụ thể với bài toán có dữ kiện là : "Biết tỉ số giữa lực cực đại và lực cực tiểu CỦA LÒ XO TÁC ĐỘNG LÊN VẬT là 4".tại sao lại không phải là lực hồi phục(e nghĩ do Fhp min =0 nên không thể xảy ra) nhưng cái em muốn hỏi là nếu bài toán hỏi tìm độ lớn LỰC LÒ XO TÁC ĐỘNG LÊN VẬT thì sẽ phải tìm lực nào ạ?thêm nữa là tìm lực tác dụng vào điểm treo...e cảm ơn ạ. Smiley


Logged


Trịnh Minh Hiệp
Giáo viên Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +31/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 45
-Được cảm ơn: 723

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 873



WWW Email
« Trả lời #1 vào lúc: 10:44:00 pm Ngày 20 Tháng Tám, 2013 »

thầy cô có thể phân biệt giúp e 2 lực này được không ạ?với 1 số bài toán không nói chính xác tên lực thì e thường lẫn 2 lực này.cụ thể với bài toán có dữ kiện là : "Biết tỉ số giữa lực cực đại và lực cực tiểu CỦA LÒ XO TÁC ĐỘNG LÊN VẬT là 4".tại sao lại không phải là lực hồi phục(e nghĩ do Fhp min =0 nên không thể xảy ra) nhưng cái em muốn hỏi là nếu bài toán hỏi tìm độ lớn LỰC LÒ XO TÁC ĐỘNG LÊN VẬT thì sẽ phải tìm lực nào ạ?thêm nữa là tìm lực tác dụng vào điểm treo...e cảm ơn ạ. Smiley
+ Lực hồi phục (hay lực kéo về) là hợp lực tác dụng lên vật, là lực gây ra dao động điều hòa. Có xu hướng đưa vật về VTCB.
+ Lực đàn hồi xuất hiện khi lò xo bị biến dạng, có xu hướng đưa vật về vị trí lò xo không biến dạng.
+ Con lắc lò xo nằm ngang thì lực đàn hồi là lực hồi phục
+ Lực của lò xo; lực cực đại, cực tiểu của lò xo hay lực tác dụng vào điểm treo thì đó là lực đàn hồi. Nói chung khi nói: lực của lò xo; lực cực đại, cực tiểu của lò xo; lực tác dụng vào điểm treo hay lực của lò xo tác dụng vào vật thì đó là lực đàn hồi. Còn khi yêu cầu tính lực hồi phục hay kéo về thì người ta sẽ nói rõ là lực hồi phục, lực kéo về, hay lực gây ra dao động.


Logged

Lãng tử xa quê lòng nhớ mẹ.
Anh hùng lận đận nỗi thương cha...!
Trần Anh Tuấn
Giáo viên Vật lý
Lão làng
*****

Nhận xét: +42/-16
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 217
-Được cảm ơn: 367

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 709


Chú Mèo Đi Hia

tuan_trananh1997@yahoo.com
Email
« Trả lời #2 vào lúc: 06:52:19 pm Ngày 21 Tháng Tám, 2013 »

Xin giải thích kĩ hơn ý của thầy Hiệp bằng một bài viết nhỏ sau mà mình sưu tầm được
PHÂN BIỆT CƠ BẢN GIỮA LỰC ĐÀN HỒI VÀ LỰC HỒI PHỤC

Lý thuyết :

Lực đàn hồi:
- Lực đàn hồi là 1 lực độc lập, do lò xo tác dụng vào hòn bi và giá đỡ, phụ thuộc vào độ biến dạng của lò xo đối với trạng thái tự nhiên của nó.
- Lực đàn hồi có tác dụng đưa lòxo về trạng thái tự nhiên.

Lực hồi phục:
- Lực hồi phục là hợp lực của các lực tác dụng vào hòn bi, phụ thuộc vào li độ của hòn bi đối với VTCB.
- Lực hồi phục có tác dụng duy trì chuyển động của hòn bi.

Thế nên lớp 12 mới xuất hiện lực hồi phục nha các em

Ví dụ cho dễ hiểu :

+ Trường hợp khi con lắc lò xo nằm ngang ( bỏ qua ma sát), thì lực phục hồi = lực đàn hồi = kx . Vì khi đó chỉ có 1 lực tác dụng duy nhất vào hòn bi là lực đàn hồi Fk nên nó cũng chính là lực phục hồi gây dao động điều hòa.



+ Trường hợp khi con lắc lò xo nằm thẳng đứng. Bây giờ khi ở vị trí cân bằng, chưa tác dụng gì thì lò xo đã bị giãn một đoạn ∆x . Lực đàn hồi của lò xo tác động vào hòn bi là Fk = k∆x . Nhưng ở vị trí cân bằng (đứng yên) tổng hợp lực tác dụng vào hòn bi gồm 2 lực bằng 0 :
- lực đàn hồi Fk = k∆x
- trọng lực P = mg

Ở vị trí cân bằng : F = - Fk + P = 0 => Fk = P = k∆x (▪_▫)

Bây giờ ta kéo nó ra 1 đoạn x nữa rồi thả ra thì lực đàn hồi của lò xo là: Fk = k(∆x + x)

Khi đó lực tổng hợp tác dụng lên hòn bi là:
F = - Fk + P = - k(∆x + x) + P
=> F = -k∆x + P - kx = -kx ( vì theo (▫_▫) P = k∆x)

=> F = -kx

Đây chính là lực phục hồi làm cho lò xo dao động quanh vị trí cân bằng . Do đó ta thấy lực phục hồi lúc này khác lực đàn hồi do một phần lực đàn hồi của lò xo đã được cân bằng với trọng lực P.


Logged

Tận cùng của tình yêu là thù hận
Sâu thẳm trong thù hận là tình yêu
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_18011_u__tags_0_start_0