02:41:44 am Ngày 09 Tháng Tư, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  



Trả lời

’Cấm ăn cắp vặt’ bằng tiếng Việt ở Nhật Bản

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: ’Cấm ăn cắp vặt’ bằng tiếng Việt ở Nhật Bản  (Đọc 3096 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
truongvu0205
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 8


Email
« vào lúc: 10:44:44 am Ngày 22 Tháng Bảy, 2013 »


Bức ảnh chụp tấm biển cảnh cáo cấm ăn cắp vặt viết rõ ràng bằng tiếng Việt và được cho là xuất hiện tại thành phố Saitama (Nhật Bản), đang gây xôn xao cộng đồng mạng.


Bức ảnh chụp lại biển cấm ăn cắp vặt viết bằng tiếng Việt tại một cửa hàng ở Nhật.

Bức ảnh được đăng tải trên Facebook của Hội những người Việt Nam ở Nhật đăng tải từ hôm 8/6. Trong ảnh, có thể thấy rõ ràng tấm biển "Cảnh Cáo" được viết bằng tiếng Việt, và phần dịch sang tiếng Nhật được viết nhỏ hơn bên dưới.

Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt cụ thể là: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”.

Mặc dù chưa xác định được thực hư của tấm biển này, nhưng căn cứ vào một vài chi tiết trong bức ảnh chụp lại, nhiều dân mạng đã đưa ra kết luận tấm biển được chụp ở Saitama, một trong những thành phố đông dân nhất của Nhật Bản.

Rất nhiều ý kiến cho rằng đối tượng bị cảnh cáo trong tấm biển chính là người Việt bởi “không có lửa thì làm sao có khói”. Phải chăng nhiều khách Việt đã “gửi” lại ấn tượng không đẹp đẽ trong mắt những người bạn Nhật khi xuất ngoại sang đất nước của họ?

Bạn Minh Thái viết: “Bạn nào đã từng làm việc ở Nhật hoặc có người thân, bạn bè làm bên đó sẽ biết được người Việt Nam mình qua đó "đá đồ" nhiều như thế nào, cho nên người ta ghi cái bảng này có lý do hết đó”.

Một bạn khác tỏ ra hiểu biết hơn, phân tích: “Tôi từng tới Nhật nhiều lần. Thực ra, định nghĩa thế nào là ăn cắp vặt? Tôi từng chứng kiến, một người bạn của mình nhặt đồ cũ (vẫn còn dùng rất tốt và mới) của họ vứt đi ở bãi rác. Ngay sau khi cậu ấy về tới cảng, đã bị cảnh sát giữ lại và yêu cầu lục soát toàn tàu. Họ dự định phạt 1.000 USD, nhưng sau khi thuyền trường trình bày sự việc, họ đã thôi không phạt nữa và dừng việc kiểm tra.

Thuyền trưởng nói với họ, ở đất nước chúng tôi, khi một ai đó vứt đồ đi thì đồ ấy ai cũng có thể lấy về dùng nếu cần. Còn ở các bạn, mọi thứ đều có chủ, thậm chí cả thứ đã vứt vào thùng rác. Đó là cách hiểu mà thôi, và họ chấp nhận. Vì vậy, chuyện du học sinh, người lao động, người du lịch và những khách vãng lai người Việt không biết điều này, vô tư nhặt lấy về dùng thì bị xem là ăn cắp.

Một điều nữa, ở Nhật ít cổng kín tường cao như Việt Nam, cái gì cũng vứt chỏng chơ trước cổng, trước nhà, người Việt mình cứ thấy vậy là vào lấy, đó về cơ bản là ăn cắp. Và các bạn nhớ cho, bảng trên nói ‘ăn cắp vặt’”.

Ăn cắp vặt xưa nay đã thành tật xấu của người Việt, không chỉ trong nước mà tại nhiều nước có lao động người Việt tới làm việc cũng xảy ra tình trạng tương tự.

Một thông báo của người Việt gửi trộm.

Tháng 9/2012, một bức hình được cho là chụp tại một nhà hàng buffet ở Thái Lan đã khiến cộng đồng mạng nổi sóng và đặt ra những suy nghĩ về văn hóa ứng xử của một số du khách Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài.

Tấm biển cảnh báo của nhà hàng này ghi dòng chữ Việt: “Xin vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 baht đến 500 baht. Xin cảm ơn!”.

Bức ảnh đã gây nên nhiều ý kiến trái chiều trên các diễn đàn và Facebook. Rất nhiều cư dân mạng bày tỏ họ xấu hổ với những hành động xấu xí của một bộ phận người Việt ở nơi đất khách, khiến người dân ở đó phải treo biển “phân biệt đối xử”.

Hồi tháng 10/2011, một nhóm 8 người Việt Nam bao gồm 5 nữ và 3 nam đã bị toà án Singapore tuyên phạt tù từ 8 đến 18 tháng tù vì các hành vi liên quan đến trộm cắp tiền, điện thoại di động và các thứ vật dụng khác trị giá 13.000 SGD (gần 220 triệu đồng) tại các cửa hàng ở khu Chinatown, Bugis, Marine Parade, Raffles Boulevard… trong thời gian cuối tháng cuối tháng 8/2011.

Sau khi xem những bức ảnh trên, bạn La Manh xót xa: “Ở trong nước thì nói xấu nhau ở tỉnh này, vùng nọ (chung quy cũng chỉ vì giành miếng ăn). Bây giờ ở nước ngoài thì khỏi xem cái thói xấu đó ở tỉnh nào, mà là cả một dân tôc. Thế mới biết người Việt ta “KHÔNG LỚN NỔI”. Vậy mà đòi ganh đua với người HOA, người THÁI... Chưa biết thương nhau, thật thà chân tình với người cùng dân tộc thì đừng có nói mình hay, mình tốt. Thật đau xót”.


Logged



Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_17749_u__tags_0_start_0