10:45:58 pm Ngày 08 Tháng Tư, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  



Trả lời

3 câu dao động điều hòa

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 3 câu dao động điều hòa  (Đọc 2521 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Radiohead1994
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 39
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 30


Email
« vào lúc: 09:27:33 pm Ngày 30 Tháng Sáu, 2013 »

Xin thầy giúp em cách làm và đáp án chi tiết 3 câu dao động con lắc và 1 câu hỏi nhỏ, em xin cảm ơn

Câu 1: 1 con lắc đơn dao động có chu kì dao động T dao động trước mặt 1 con lắc đồng hồ có chu kì T0 = 2s. Con lắc đơn dao động chậm hơn con lắc đồng hồ một chút nên có những lần 2 con lắc đi qua vị trí cân bằng cùng 1 chiều. Quan sát cho thấy khoảng thời gian giữa 2 lần liên tiếp như thế là 7 phút 30 giây. Hãy tính chu kì T cà độ dài con lắc đơn. Lấy g=9.8

Câu 2: Một con lắc đơn có khối luộng m1=400g, có chiều dài 160cm. ban đầu người ta kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng 60 độ rồi thả nhẹ cho vật dao động, khi vật đi qua VTCB thì va chạm mềm với vật m2=100g đang đứng yên, g=10m/s2. Khi đó biên độ góc của con lắc sau khi va chạm là ?

Câu 3: Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa với biên độ A = 10 cm ; chu kì T = π / 5 (s) . Khi vật đến vị trí biên thì người ta giữ cố định trung điểm của lò xo . Tốc độ cực đại trong dao động điều hòa của vật lúc sau là?


Xin thầy giải thích rõ giúp em hiện tượng khi đang dao động điều hòa trên mp nằm ngang không mà sát
a/ giữ 1 điểm trên lò xo khi vật ở vị trí cân bằng
b/ giữ 1 điểm trên lò xo khi vật đến biên



Logged


hocsinhIU
Học sinh 12
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +9/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 144
-Được cảm ơn: 239

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 445


Never give up-Never back down


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 10:04:56 pm Ngày 30 Tháng Sáu, 2013 »

câu 2:
chọn VTCB làm gốc thế năng
bảo toàn cơ năng để tìm vận tốc trước khi va chạm
bảo toàn động lượng để tìm vận tốc lúc sau
sau đó bảo toàn cơ năng với vận tốc lúc sau lần nữa sẽ ra góc lệch cực đại
+ chú ý vì góc lệch lớn hơn 10 độ nên ko sử dụng dao động điều được


Logged

Tui
Xuân Yumi
Học sinh 12
Thầy giáo làng
Lão làng
****

Nhận xét: +35/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 852
-Được cảm ơn: 737

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 1000


yumikokudo95@yahoo.com.vn yumikokudo95 yumikokudo95
Email
« Trả lời #2 vào lúc: 10:16:11 pm Ngày 30 Tháng Sáu, 2013 »



Câu 1: 1 con lắc đơn dao động có chu kì dao động T dao động trước mặt 1 con lắc đồng hồ có chu kì T0 = 2s. Con lắc đơn dao động chậm hơn con lắc đồng hồ một chút nên có những lần 2 con lắc đi qua vị trí cân bằng cùng 1 chiều . Quan sát cho thấy khoảng thời gian giữa 2 lần liên tiếp như thế là 7 phút 30 giây. Hãy tính chu kì T cà độ dài con lắc đơn. Lấy g=9.8



Anh xem công thức trùng phùng của thầy ĐQ   tại đây
"Con lắc đơn dao động chậm hơn con lắc đồng hồ một chút" nên nó rơi vào trường hợp 1. Thời gian giữa hai lần trùng phùng liên tiếp (không nhất thiết ở vị trí cũ):
[tex]\frac{1}{T}=\frac{1}{T_{nho}}-\frac{1}{T_{lon}}[/tex]
Tnhỏ = To
Tlớn = T cần tìm.
T = 7phút 30s= 450s

Chú ý : " nên có những lần 2 con lắc đi qua vị trí cân bằng cùng 1 chiều" : Vị trí của 2 lần trùng phùng này là khác nhau , nhưng do chu kỳ của chúng rất gần nhau, nên 2 vị trí này rất sát nhau, k phân biệt được nên người quan sát coi như cùng một vị trí là vị trí cân bằng
« Sửa lần cuối: 10:27:43 pm Ngày 30 Tháng Sáu, 2013 gửi bởi JoseMourinho »

Logged
photon01
GV Vật Lý
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +8/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 15
-Được cảm ơn: 233

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 275


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 11:41:10 pm Ngày 30 Tháng Sáu, 2013 »


Câu 3: Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa với biên độ A = 10 cm ; chu kì T = π / 5 (s) . Khi vật đến vị trí biên thì người ta giữ cố định trung điểm của lò xo . Tốc độ cực đại trong dao động điều hòa của vật lúc sau là?
Xin thầy giải thích rõ giúp em hiện tượng khi đang dao động điều hòa trên mp nằm ngang không mà sát
a/ giữ 1 điểm trên lò xo khi vật ở vị trí cân bằng
b/ giữ 1 điểm trên lò xo khi vật đến biên
Gọi chiều dài tự nhiên của con lắc là [tex]l_{0}[/tex], khi con lắc lò xo bị giữ tại trung điểm thì coi như ta có con lắc lò xo mới và có chiều dài tự nhiên mới là [tex]l'_{0}[/tex]
Ta có chiều dài cực đại của con lắc lò xo ban đầu và chiều dài của con lắc lò xo sau khi bị giữ có mối liên hệ với chiều dài tự nhiên theo công thức:
[tex]\frac{l_{max}}{l'_{max}}=\frac{l_{0}}{l'_{0}}\Leftrightarrow \frac{l_{0}+2.A}{l_{0}'+2A'}=2\rightarrow l_{0}+2A=2l'_{0}+4A'=l_{0}+4A'\rightarrow A'=\frac{A}{2}=5cm[/tex]
Vậy ta có độ cứng của con lắc lò xo sau khi bị giữ tại trung điểm là:[tex]k.l_{0}=k'.l'_{0}\rightarrow k'=2.k\rightarrow T'=2\pi \sqrt{\frac{m}{2k}}=\frac{T}{\sqrt{2}}=\frac{\pi }{5.\sqrt{2}}s[/tex]
Vậy ta có vận tốc cực đại của con lắc sau đó là:[tex]v_{max}=\omega' .A'=\frac{2\pi }{\frac{\pi }{5\sqrt{2}}}.5=50\sqrt{2}cm/s[/tex]
a. Khi con lắc lò xo tới vị trí cân bằng mà giữ 1 điểm thì lúc này cơ năng của con lắc đã chuyển thành động năng cực đại. Vì khi ở vị trí cân bằng lò xo không biến dạng vì vậy động năng này không thay đổi. Con lắc lò xo sau đó thay đổi độ cứng tỉ lệ nghịch với độ dài của lò xo.
b. Khi tới vị trí biên cơ năng đã chuyển thành thế năng cực đại và phụ thuộc vào độ cứng k và biên độ A. Khi giữ cố định một điểm thì sẽ làm thay đổi độ cứng lẫn biên độ A do đó làm thay đổi cơ năng của con lắc.



Logged

Nỗ lực hết mình vì một tương lai tươi sáng!
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_17632_u__tags_0_start_0