Giai Nobel 2012
10:52:29 am Ngày 11 Tháng Mười Một, 2023 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Thời gian trong dao động có ma sát của con lắc lò xo

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thời gian trong dao động có ma sát của con lắc lò xo  (Đọc 5139 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
chinhanh9
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 10
-Được cảm ơn: 2

Offline Offline

Bài viết: 12


Email
« vào lúc: 11:03:25 am Ngày 24 Tháng Sáu, 2013 »

Trong các bài dao động có ma sát của con lắc lò xo, em thắc mắc phần thời gian chuyển động của vật, xem lời giải mà không hiểu. Nhờ thầy cô và các bạn giải giúp:
1. Một con lắc lò xo có độ cứng k=100N/m, khối lượng vật nặng m=100g, dao động trên mặt phẳng ngang, được thả nhẹ từ vị trí lò xon dãn 6cm so với vị trí cân bằng. Hệ số ma sát trượt giữa con lắc và mặt bàn [tex]\mu =0,2[/tex]. Thời gian chuyển động thẳng của vật m từ lúc ban đầu đến vị trí lò xo không biến dạng là:
[tex]A. \frac{\Pi }{25\sqrt{5}} s[/tex]
[tex]B. \frac{\Pi }{20}s[/tex]
[tex]C. \frac{\Pi }{15}s[/tex]
[tex]D. \frac{\Pi }{30}s[/tex]
2. Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm vật nặng khối lượng m=100 g, lò xo có độ cứng k=10 N/m. Hệ số ma sát trượt giữa vật với mặt phẳng là [tex]\mu =0,2[/tex]. Lấy [tex]g=10m/s^{2}, \Pi =3,14[/tex]. Ban đầu vật nặng được thả nhẹ từ vị trí lò xo dãn 6 cm. Tốc độ trung bình của vật trong thời gian kể từ thời điểm thả đến thời điểm vật qua vị trí lò xo không bị biến dạng đầu tiên là :
A. 28,66 cm/s
B. 38,25 cm/s
C. 25,48 cm/s
D. 32,45 cm/s
3. Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nhỏ có khối lượng 1kg, lò xo có độ cứng 160 N/m. Hệ số ma sát giữa vật và mặt ngang là 0,32. Ban đầu giữa vật ở vị trí lò xo nén 10 cm, rồi thả nhẹ để con lắc dao động tắt  dần. Lấy  [tex]g=10m/s^{2}[/tex]. Quãng đường vật đi được trong 1/3 s kể từ lúc bắt đầu dao động là:
A. 22 cm
B. 19 cm
C. 16 cm
D. 18 cm
 


Logged


Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 11:48:22 am Ngày 24 Tháng Sáu, 2013 »

Trong các bài dao động có ma sát của con lắc lò xo, em thắc mắc phần thời gian chuyển động của vật, xem lời giải mà không hiểu. Nhờ thầy cô và các bạn giải giúp:
1. Một con lắc lò xo có độ cứng k=100N/m, khối lượng vật nặng m=100g, dao động trên mặt phẳng ngang, được thả nhẹ từ vị trí lò xon dãn 6cm so với vị trí cân bằng. Hệ số ma sát trượt giữa con lắc và mặt bàn [tex]\mu =0,2[/tex]. Thời gian chuyển động thẳng của vật m từ lúc ban đầu đến vị trí lò xo không biến dạng là:
[tex]A. \frac{\Pi }{25\sqrt{5}} s[/tex]
[tex]B. \frac{\Pi }{20}s[/tex]
[tex]C. \frac{\Pi }{15}s[/tex]
[tex]D. \frac{\Pi }{30}s[/tex]
 
+ Vị trí cân bằng tạm : [tex]xo=\mu.m.g/k=0,2cm,\omega=\sqrt{k/m}[/tex]
+ trong 1/2 dao động đầu coi vật như dao động điều hòa có biên độ A'=A-xo=5,8cm và VTCB là xo=0,2cm hay vật dao động có PT X=5,8cos(wt) (X=x-xo)
+ Khi lò xo không biến dạng ==> x=0 ==> X=-xo=-0,2cm ==> [tex]t=|arcos(-0,2/5,6)|/w[/tex]


Logged
JoseMourinho
Moderator
Thành viên danh dự
*****

Nhận xét: +4/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 326
-Được cảm ơn: 212

Offline Offline

Bài viết: 301


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 03:11:30 pm Ngày 24 Tháng Sáu, 2013 »

Nhờ thầy xem hộ em bài này em làm như thầy thì ra D, còn đáp án cho C
Một con lắc lò xo có độ cứng k=10N/m, khối lượng vật nặng m=200 gam, dao động trên mặt phẳng ngang,được thả nhẹ từ vị trí lò xo dãn 6 cm. Hệ số ma sát bằng 0,1. Thời gian chuyển động thẳng của vật m từ lúc thả tay đến lúc vật m đi qua vị trí lực đàn hồi của lò xo nhỏ nhất lần thử 1 là
A 1,11
B 0,444
C 0,27
D 0,296


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_17461_u__tags_0_start_0