12:32:54 am Ngày 10 Tháng Tư, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  



Trả lời

Sóng điện từ - sóng ánh sáng - lượng tử ánh sáng

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sóng điện từ - sóng ánh sáng - lượng tử ánh sáng  (Đọc 2777 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
sinhtrungthanhdat
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 97
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 122


Email
« vào lúc: 02:24:39 pm Ngày 27 Tháng Tư, 2013 »

Nhờ thầy cô giải giúp em:
Câu 15:    Một ăng ten rada đang quay đều với tốc độ góc π(rad/s); một máy bay đang bay về phía nó. Tại thời điểm lúc ăng ten đang hướng về phía máy bay, ăng ten phát sóng điện từ và nhận sóng phản xạ trở lại mất 150μs, sau đó ăng ten quay 1 vòng rồi lại phát sóng điện từ về phía máy bay, thời gian từ lúc phát đến lúc nhận lần này là 145μs. Tốc độ trung bình của máy bay là
A. 375m/s.      B. 400m/s.      C. 425 m/s.      D. 300 m/s.
Đáp án: A
Câu 38:    Lăng kính có tiết diện thẳng là tam giá cân ABC, góc chiết quang A = 1200, chiết suất lăng kính với tia đỏ là √2, đối với tia tím là √3. Chiếu ánh sáng trắng tới mặt bên AB của lăng kính theo phương song song với BC sao cho toàn bộ chùm khúc xạ ở mặt AB truyền xuống BC. Chùm tia ló sẽ:
A. Ló ra ở BC theo phương song song với AC.
B. Ló ra ở BC theo phương song song với AB.
C. Một phần chùm sáng ló ra ở BC, một phần ló ra ở AC.
D. Ló ra ở AC theo phương song song với BC.
Đáp án: D
Câu 41:    Một đám nguyên tử H đang ở trạng thái kích thích mà electron chuyển động trên quỹ đạo dừng M, khi chuyển về các quỹ đạo dừng bên trong thì quang phổ vạch phát xạ của đám nguyên tử H ứng với các bước sóng λ1, λ2 , λ3 với λ2 < λ1 < λ3. Biểu thức đúng xác định mối quan hệ giữa các bước sóng là:
Đáp án: [tex]\lambda[/tex]2 = ([tex]\lambda[/tex]1*[tex]\lambda[/tex]3)/([tex]\lambda[/tex]1+[tex]\lambda[/tex]3)




 


Logged


Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 08:31:19 pm Ngày 27 Tháng Tư, 2013 »

Nhờ thầy cô giải giúp em:
Câu 15:    Một ăng ten rada đang quay đều với tốc độ góc π(rad/s); một máy bay đang bay về phía nó. Tại thời điểm lúc ăng ten đang hướng về phía máy bay, ăng ten phát sóng điện từ và nhận sóng phản xạ trở lại mất 150μs, sau đó ăng ten quay 1 vòng rồi lại phát sóng điện từ về phía máy bay, thời gian từ lúc phát đến lúc nhận lần này là 145μs. Tốc độ trung bình của máy bay là
A. 375m/s.      B. 400m/s.      C. 425 m/s.      D. 300 m/s.
Đáp án: A
+ Lần nhận tín hiệu đầu tiên : khoảng cách máy bay và angten : S1=(t1/2).C, TG máy bay bay là t=t1/2
+ Lần nhận tín hiệu thứ 2 : khoảng cách máy bay và angten : S2=(t2/2).C., TG máy bay bay là t=t2/2
+ Tg angten quay 1 vòng : t=2pi/w
==> vận tốc trung bình v = (S1-S2)/(t1/2+t2/2+2pi/w)
(Em thế số vào tính, C là tốc độ AS, chúc thành công)


Logged
photon01
GV Vật Lý
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +8/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 15
-Được cảm ơn: 233

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 275


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 08:50:31 pm Ngày 27 Tháng Tư, 2013 »


Câu 41:    Một đám nguyên tử H đang ở trạng thái kích thích mà electron chuyển động trên quỹ đạo dừng M, khi chuyển về các quỹ đạo dừng bên trong thì quang phổ vạch phát xạ của đám nguyên tử H ứng với các bước sóng λ1, λ2 , λ3 với λ2 < λ1 < λ3. Biểu thức đúng xác định mối quan hệ giữa các bước sóng là:
Đáp án: [tex]\lambda[/tex]2 = ([tex]\lambda[/tex]1*[tex]\lambda[/tex]3)/([tex]\lambda[/tex]1+[tex]\lambda[/tex]3)
Khi đám nguyên tử H ở quỹ đạo M thì nó phát ra ba bức xạ tương ứng với các bước chuyển từ M về L, từ M về K và từ L về K. Ta có bước sóng khi chuyển quỹ đạo từ M về K cho bước sóng ngắn nhất tương ứng với [tex]\lambda _{2}[/tex]; Từ L về K cho bước sóng dài hơn từ M về K và ngắn hơn từ M về L vậy tương ứng từ L về K là [tex]\lambda _{1}[/tex]; từ M về L là [tex]\lambda _{3}[/tex]
Ta áp dụng tiên đề 2 của Bo sẽ có các biểu thức:[tex]E_{M}-E_{L}=\frac{hc}{\lambda _{3}}(1); E_{M}-E_{K}=\frac{hc}{\lambda _{2}}(2); E_{L}-E_{K}=\frac{hc}{\lambda _{1}}(3)[/tex]
Từ (1), (2), (3) ta dễ dàng rút ra được:[tex]\frac{1}{\lambda _{2}}=\frac{1}{\lambda _{1}}+\frac{1}{\lambda _{3}}\Leftrightarrow \lambda _{2}=\frac{\lambda_{1} \lambda_{ 3}}{\lambda_{1}+ \lambda _{3}}[/tex]


Logged

Nỗ lực hết mình vì một tương lai tươi sáng!
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_15657_u__tags_0_start_0