Giai Nobel 2012
10:55:53 am Ngày 11 Tháng Mười Một, 2023 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Lực đàn hồi và lực phục hồi

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lực đàn hồi và lực phục hồi  (Đọc 35417 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
dan_dhv
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 27
-Được cảm ơn: 3

Offline Offline

Bài viết: 12


Email
« vào lúc: 04:14:47 am Ngày 13 Tháng Hai, 2013 »

Bài toán.
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng [tex]k=50N/m[/tex], khối lượng vật treo là [tex]m=200g[/tex]. Vật đang đứng yên ở vị trí cân bằng thì được kéo thẳng đứng xuống dưới để lò xo giãn tổng cộng 12cm rồi thả nhẹ cho nói dao động điều hòa. Lấy
[tex]g=10m/s^2, \pi^2=10[/tex]. Thời gian lực đàn hồi tác dụng và giá treo cùng chiều với lực phục hồi trong một chu kì dao đông là .
[tex]A. \dfrac{2}{15}s[/tex].
[tex]B.\dfrac{1}{30}s. [/tex].
[tex]C. \dfrac{1}{15}s.[/tex].
[tex]D. \dfrac{1}{10}s[/tex].

Cho em hỏi luôn là: Lực đàn hồi và lực hồi phục giống và khác nhau như thế nào ( biểu thức, chiều, ......)
Em cảm ơn ạ,
« Sửa lần cuối: 04:32:46 am Ngày 13 Tháng Hai, 2013 gửi bởi Điền Quang »

Logged


hiepsi_4mat
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +17/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 49
-Được cảm ơn: 323

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 449



Email
« Trả lời #1 vào lúc: 04:31:12 am Ngày 13 Tháng Hai, 2013 »

Bài toán.
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng [tex]k=50N/m[/tex], khối lượng vật treo là [tex]m=200g[/tex]. Vật đang đứng yên ở vị trí cân bằng thì được kéo thẳng đứng xuống dưới để lò xo giãn tổng cộng 12cm rồi thả nhẹ cho nói dao động điều hòa. Lấy
[tex]g=10m/s^2, \pi^2=10[/tex]. Thời gian lực đàn hồi tác dụng và giá treo cùng chiều với lực phục hồi trong một chu kì dao đông là .
[tex]A. \dfrac{2}{15}s[/tex].
[tex]B.\dfrac{1}{30}s. [/tex].
[tex]C. \dfrac{1}{15}s.[/tex].
[tex]D. \dfrac{1}{10}s[/tex].

Cho em hỏi luôn là: Lực đàn hồi và lực hồi phục giống và khác nhau như thế nào ( biểu thức, chiều, ......)
Em cảm ơn ạ,
Lực hồi phục công thức có dạng: F = - k.x. Lực này có đặc điểm cơ bản là luôn hướng về vị trí cân bằng trong quá trình lò xo dao động.
Lực đàn hồi công thức của nó có dạng:[tex]F_{đh}=k\left|\Delta l \right|[/tex] có hướng ngược với hướng biến dạng.
Với con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa thì lực đàn hồi và lực hồi phục là giống nhau. Với con lắc lò xo treo thẳng đứng thì ở vị trí cân bằng lực hồi phục bằng không còn lực đàn hồi lại khác không.
Trước tiên em tính độ dãn của lò xo ở VTCB:[tex]\Delta l=\frac{m.g}{k}=\frac{0,2.10}{50}=0,04m=4cm[/tex]
Vậy biên độ dao động là: A = 12 - 4 = 8cm
Khi lực đàn hồi và lực hồi phục cùng chiều tức là lò xo vẫn đang bị nén vậy ta dùng vòng tròn lượng giác sẽ tính được:
[tex]t=\frac{\frac{2\pi }{3}}{\frac{2\pi }{T}}=\frac{T}{3}=\frac{2.\pi \sqrt{\frac{m}{k}}}{3}=\frac{2.\pi \sqrt{\frac{0,2}{50}}}{3}=\frac{2}{15}s[/tex]


« Sửa lần cuối: 04:33:26 am Ngày 13 Tháng Hai, 2013 gửi bởi Điền Quang »

Logged

Con đường tốt nhất để vượt qua gian khổ là đi xuyên qua nó.
Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 04:35:48 am Ngày 13 Tháng Hai, 2013 »

Tác giả hãy dành thời gian đọc lại QUY ĐỊNH 1: VỀ ĐẶT TÊN TOPIC. Tên topic phải THẬT NGẮN GỌN, RÕ RÀNG.

Tên topic đã được chúng tôi sửa lại cho ngắn gọn, đề nghị tác giả lần sau đặt tên ngắn gọn, rõ ràng nội dung, chứ không phải bê nguyên si câu hỏi của bài toán làm tên topic.


Logged

Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
dan_dhv
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 27
-Được cảm ơn: 3

Offline Offline

Bài viết: 12


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 08:36:56 am Ngày 13 Tháng Hai, 2013 »

Bài toán.
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng [tex]k=50N/m[/tex], khối lượng vật treo là [tex]m=200g[/tex]. Vật đang đứng yên ở vị trí cân bằng thì được kéo thẳng đứng xuống dưới để lò xo giãn tổng cộng 12cm rồi thả nhẹ cho nói dao động điều hòa. Lấy
[tex]g=10m/s^2, \pi^2=10[/tex]. Thời gian lực đàn hồi tác dụng và giá treo cùng chiều với lực phục hồi trong một chu kì dao đông là .
[tex]A. \dfrac{2}{15}s[/tex].
[tex]B.\dfrac{1}{30}s. [/tex].
[tex]C. \dfrac{1}{15}s.[/tex].
[tex]D. \dfrac{1}{10}s[/tex].

Cho em hỏi luôn là: Lực đàn hồi và lực hồi phục giống và khác nhau như thế nào ( biểu thức, chiều, ......)
Em cảm ơn ạ,
Lực hồi phục công thức có dạng: F = - k.x. Lực này có đặc điểm cơ bản là luôn hướng về vị trí cân bằng trong quá trình lò xo dao động.
Lực đàn hồi công thức của nó có dạng:[tex]F_{đh}=k\left|\Delta l \right|[/tex] có hướng ngược với hướng biến dạng.
Với con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa thì lực đàn hồi và lực hồi phục là giống nhau. Với con lắc lò xo treo thẳng đứng thì ở vị trí cân bằng lực hồi phục bằng không còn lực đàn hồi lại khác không.
Trước tiên em tính độ dãn của lò xo ở VTCB:[tex]\Delta l=\frac{m.g}{k}=\frac{0,2.10}{50}=0,04m=4cm[/tex]
Vậy biên độ dao động là: A = 12 - 4 = 8cm
Khi lực đàn hồi và lực hồi phục cùng chiều tức là lò xo vẫn đang bị nén vậy ta dùng vòng tròn lượng giác sẽ tính được:
[tex]t=\frac{\frac{2\pi }{3}}{\frac{2\pi }{T}}=\frac{T}{3}=\frac{2.\pi \sqrt{\frac{m}{k}}}{3}=\frac{2.\pi \sqrt{\frac{0,2}{50}}}{3}=\frac{2}{15}s[/tex]



Thầy ơi. Nói như vậy thì phải là từ VTCB đến Vị trí lò xo không biến dạng chứ ạ.


Logged
Trịnh Minh Hiệp
Giáo viên Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +31/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 45
-Được cảm ơn: 723

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 873



WWW Email
« Trả lời #4 vào lúc: 01:32:52 pm Ngày 13 Tháng Hai, 2013 »

Chọn chiều dương hướng xuống, lực đàn hồi tác dụng lên điểm treo cùng chiều lực hồi phục khi vật thuộc đoạn từ -A/2 đến 0 do đó thời gian trong 1 chu kì là 2.T/12 = T/6 = 1/15 s
Chắc thầy "hiepsi_4mat " vội nên nhầm chút thôi... [-O<


Logged

Lãng tử xa quê lòng nhớ mẹ.
Anh hùng lận đận nỗi thương cha...!
k4shando
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +1/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 51
-Được cảm ơn: 32

Offline Offline

Bài viết: 121


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 08:41:48 am Ngày 16 Tháng Hai, 2013 »

Bài này em nghĩ thầy Hiệp làm đúng chứ thầy ơi vì trong quá trình nén thì lực đàn hồi tác dụng vào điểm treo có hướng là về vị trí cân bằng và lực hồi phục cũng thế, còn trong khoảng từ -0,5A đến vị trí cân bằng thì lò xo bi giãn mà thầy ơi khi đó thì lực đàn hồi có hướng ngược với biến dạng sẽ hướng lên trên chứ ạ


Logged
Trịnh Minh Hiệp
Giáo viên Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +31/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 45
-Được cảm ơn: 723

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 873



WWW Email
« Trả lời #6 vào lúc: 10:53:07 am Ngày 16 Tháng Hai, 2013 »

Bài này em nghĩ thầy Hiệp làm đúng chứ thầy ơi vì trong quá trình nén thì lực đàn hồi tác dụng vào điểm treo có hướng là về vị trí cân bằng và lực hồi phục cũng thế, còn trong khoảng từ -0,5A đến vị trí cân bằng thì lò xo bi giãn mà thầy ơi khi đó thì lực đàn hồi có hướng ngược với biến dạng sẽ hướng lên trên chứ ạ
Khi lò xo nén lực đàn hồi tác dụng vào điểm treo hướng lên, lò xo dãn lực đàn hồi tác dụng vào điểm treo hướng xuống, tác dụng vào vật hướng lên (chiều ngược với sự biến dạng)
+ Trong quá trình đi từ -A  đến -0,5A thì lò xo nén nên lực đàn hồi tác dụng vào điểm treo hướng lên còn lực hồi phục hướng xuống (hướng về VTCB)
+ Trong quá trình đi từ -0,5A đến 0 thì lò xo dãn lực đàn hồi tác dụng vào điểm treo hướng xuống, lực hồi phục cũng đang hướng xuống
+ Trong quá trình đi từ 0 đến +A thì lực đàn hồi tác dụng vào điểm treo vẫn hướng xuống nhưng lực hồi phục lại hướng lên (hướng về VTCB)
Ở đây có hai thầy Hiệp em nên viết rõ (chỗ bôi đậm đỏ trên thầy chẳng biết đang nói tới ai nữa)


Logged

Lãng tử xa quê lòng nhớ mẹ.
Anh hùng lận đận nỗi thương cha...!
miu july
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 1


Email
« Trả lời #7 vào lúc: 12:29:03 pm Ngày 13 Tháng Ba, 2015 »

e chào thầy ạ . e là thành viên mới . năm nay e thi ĐH :-) , rất vui và rất mong được các thầy chỉ bảo tận tình ạ :-) .
e có đọc bài của bạn và câu tl của thầy và biết đây là một bài trong đề thi thử của trường e năm 2013 . Nhưng lạ một điều là e có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết và đáp án lại khác vs đáp án mà 2 thầy đã giải . Trong đề thi có cho đáp án là : A. 1/3 s.  B. 1/6 s .  C. 0.4 s.  D. 0.2s. Và trong đáp án của trường e thì là đáp án A , tức là 1/3 s .
  Trong đáp án hướng dẫn giải trường e thì chọn chiều dương hướng lên, khác vs thầy là chọn chiều dương hướng xuống , nhưng e nghĩ sẽ không ảnh hưởng đến kết quả . Và có t = 2 ( T/6 ) + 2 ( T/4 ) = 5T/6 = 1/3 .
 Thầy xem giúp e , nếu có gì trong đáp án của e sai sót thì mong thầy chỉ lại giùm ạ :-). e cảm ơn :-)


Logged
Trịnh Minh Hiệp
Giáo viên Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +31/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 45
-Được cảm ơn: 723

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 873



WWW Email
« Trả lời #8 vào lúc: 01:24:38 am Ngày 01 Tháng Tư, 2015 »

e chào thầy ạ . e là thành viên mới . năm nay e thi ĐH :-) , rất vui và rất mong được các thầy chỉ bảo tận tình ạ :-) .
e có đọc bài của bạn và câu tl của thầy và biết đây là một bài trong đề thi thử của trường e năm 2013 . Nhưng lạ một điều là e có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết và đáp án lại khác vs đáp án mà 2 thầy đã giải . Trong đề thi có cho đáp án là : A. 1/3 s.  B. 1/6 s .  C. 0.4 s.  D. 0.2s. Và trong đáp án của trường e thì là đáp án A , tức là 1/3 s .
  Trong đáp án hướng dẫn giải trường e thì chọn chiều dương hướng lên, khác vs thầy là chọn chiều dương hướng xuống , nhưng e nghĩ sẽ không ảnh hưởng đến kết quả . Và có t = 2 ( T/6 ) + 2 ( T/4 ) = 5T/6 = 1/3 .
 Thầy xem giúp e , nếu có gì trong đáp án của e sai sót thì mong thầy chỉ lại giùm ạ :-). e cảm ơn :-)
+ Lâu nay thầy bận nên ít ghé diễn đàn. Hôm nay mới vào được nên trả lời hơi muộn. Mong là câu trả lời có giá trị với em.
+ Nếu đề yêu cầu tính thời gian trong 1T để lực đàn hồi tác dụng vào điểm treo cùng chiều với lực hồi phục tác dụng lên vật thì đáp án như trên thầy đã nói - T/6
+ Nếu đề yêu cầu tính thời gian trong 1T để lực đàn hồi tác dụng vào vật cùng chiều với lực hồi phục tác dụng lên vật thì đáp án 5T/6 (trường em)
+ Thầy nghĩ trường em ra đề theo hướng 2. Em đọc kỹ lại xem nhé


Logged

Lãng tử xa quê lòng nhớ mẹ.
Anh hùng lận đận nỗi thương cha...!
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_14006_u__tags_0_start_msg85948