Nhờ các thầy làm rõ về giao thoa sóng âm

(1/3) > >>

ngovdang:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO     KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH HẢI DƯƠNG
         HẢI DƯƠNG                                                  Lớp 12 THPT năm học 2011- 2012
                                                                          
                                                                             Môn thi: VẬT LÝ
                                                                    Thời gian làm bài: 180phút
Câu 3(2 điểm)
Hai nguồn âm điểm phát sóng cầu đồng bộ với tần số f = 680(Hz) được đặt tại A và B cách nhau 1(m) trong không khí. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340(m/s). Bỏ qua sự hấp thụ âm của môi trường.
1)   Gọi I là trung điểm của AB, P là điểm nằm trên trung trực của AB ở gần I nhất dao động ngược pha với I. Tính khoảng cách AP.
2)   Gọi O là điểm nằm trên trung trực của AB cách AB 100(m). Và M là điểm nằm trên đường thẳng qua O song song với AB, gần O nhất mà tại đó nhận được âm to nhất. Cho rằng AB << OI. Tính khoảng cách OM.
Theo em hiểu sóng âm trong không khí là sóng cầu và là sóng dọc thì phương dao động của các phần tử trùng với phương truyền sóng . Vậy một điểm trong không khí nằm ngoài đường thẳng nối hai nguồn thì hai dao động thành phần sẽ khác phương thì làm sao ta có thể tổng hợp được, nghĩa là không xảy ra giao thoa sóng.Nhờ các thầy giải thích rõ vấn đề này giúp em ạ.

Hà Văn Thạnh:
Trích dẫn từ: ngovdang trong 10:57:52 pm Ngày 05 Tháng Mười Hai, 2012

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO     KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH HẢI DƯƠNG
         HẢI DƯƠNG                                                  Lớp 12 THPT năm học 2011- 2012
                                                                          
                                                                             Môn thi: VẬT LÝ
                                                                    Thời gian làm bài: 180phút
Câu 3(2 điểm)
Hai nguồn âm điểm phát sóng cầu đồng bộ với tần số f = 680(Hz) được đặt tại A và B cách nhau 1(m) trong không khí. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340(m/s). Bỏ qua sự hấp thụ âm của môi trường.
1)   Gọi I là trung điểm của AB, P là điểm nằm trên trung trực của AB ở gần I nhất dao động ngược pha với I. Tính khoảng cách AP.
2)   Gọi O là điểm nằm trên trung trực của AB cách AB 100(m). Và M là điểm nằm trên đường thẳng qua O song song với AB, gần O nhất mà tại đó nhận được âm to nhất. Cho rằng AB << OI. Tính khoảng cách OM.
Theo em hiểu sóng âm trong không khí là sóng cầu và là sóng dọc thì phương dao động của các phần tử trùng với phương truyền sóng . Vậy một điểm trong không khí nằm ngoài đường thẳng nối hai nguồn thì hai dao động thành phần sẽ khác phương thì làm sao ta có thể tổng hợp được, nghĩa là không xảy ra giao thoa sóng.Nhờ các thầy giải thích rõ vấn đề này giúp em ạ.

ĐK giao thoa :
2 nguồn dao động cùng phương, cùng tần số, độ lệch pha không đổi theo TG là được, chứ đâu nó đến gì phương dao động các phần tử đâu.

ngovdang:
Thầy ơi các kết luận rút ra từ hiện tượng giao thoa có phải thực chất là ta đã áp dụng các công thức về tổng hợp dao động và để có giao thoa thì biên độ và phương dao động tổng hợp tại mỗi điểm phải xác định, tại mỗi điểm bây giờ hai dao động thành phần không cùng phương nữa thì ly độ dao động tổng hợp sẽ như thế nào, phương dao động tổng hợp sẽ như thế nào ạ, các điểm thỏa mãn 2 sóng thành phần ngược pha nhưng có luôn thỏa mãn vecto(u1)+vecto(u2)=0.
Em nhờ các thầy giải thích rõ hơn giúp em được không ạ. Em xin cảm ơn!

vinci:
Mình nghĩ là đề bài cho điều kiện OI>>AB để giải đáp khúc mắc của bạn đấy
Khi đó góc AOB rất nhỏ và có thể coi OA và OB trùng nhau.

hoanlan:
Trích dẫn từ: vinci trong 09:37:22 pm Ngày 10 Tháng Mười Hai, 2012

Mình nghĩ là đề bài cho điều kiện OI>>AB để giải đáp khúc mắc của bạn đấy
Khi đó góc AOB rất nhỏ và có thể coi OA và OB trùng nhau.

bạn vince nói đúng đấy!

Navigation

[0] Message Index

[#] Next page