04:18:15 pm Ngày 08 Tháng Tư, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  



Trả lời

BÀI TẬP VỀ DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: BÀI TẬP VỀ DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU  (Đọc 2044 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Nguyễn Hoàng Thành
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +1/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 101
-Được cảm ơn: 3

Offline Offline

Bài viết: 138


Email
« vào lúc: 02:00:19 am Ngày 16 Tháng Mười, 2012 »

nhờ thầy cô và các bạn giúp đỡ em bài này:
ĐẶt điện áp [tex]u = 240\sqrt{2}cos100\pi t[/tex] V vào đoạn mạch RLC mắc nối tiếp. Biết R = 60 [tex]\Omega[/tex], cuộn dây thuần cảm có [tex]L = \frac{1,2}{\pi }[/tex] H và tụ [tex]C = \frac{10^{-3}}{6\pi }[/tex] (F). Khi điện áp tức thời giữa hai đầu cuộn cảm bằng 240 V và đang giảm thì điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở và giữa hai bản tụ điện lần lượt là bao nhiêu?
Mong thầy cô bớt chút thời gian giúp em phân tích bài trước khi giải.
ví dụ như là: tại sao cuộn cảm lại giảm, max của nó là bao nhiêu  có thể dùng giản đồ véc tơ quay được không!
 [-O<





Logged



m:)
Sorry Sorry Sorry Sorry
Naega naega naega meonjeo
Nege nege nege ppajyeo
Ppajyeo ppajyeo beoryeo baby
Shawty Shawty Shawty Shawty
Nuni busyeo busyeo busyeo
Sumi makhyeo makhyeo makhyeo
Naega michyeo michyeo baby
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 07:31:40 am Ngày 16 Tháng Mười, 2012 »

nhờ thầy cô và các bạn giúp đỡ em bài này:
ĐẶt điện áp [tex]u = 240\sqrt{2}cos100\pi t[/tex] V vào đoạn mạch RLC mắc nối tiếp. Biết R = 60 [tex]\Omega[/tex], cuộn dây thuần cảm có [tex]L = \frac{1,2}{\pi }[/tex] H và tụ [tex]C = \frac{10^{-3}}{6\pi }[/tex] (F). Khi điện áp tức thời giữa hai đầu cuộn cảm bằng 240 V và đang giảm thì điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở và giữa hai bản tụ điện lần lượt là bao nhiêu?
Mong thầy cô bớt chút thời gian giúp em phân tích bài trước khi giải.
ví dụ như là: tại sao cuộn cảm lại giảm, max của nó là bao nhiêu  có thể dùng giản đồ véc tơ quay được không!
 [-O<
+ Em tìm 3 cái [tex]UoL=480 , UoC=240, UoR=240[/tex]  theo thầy chắc cũng đơn giản?.
+ Em để ý khi học về mạch R,L,C ta có nói đến sự lệch pha giữa các đại lượng u,i trong mạch.
uL nhanh pha hơn i,uR 1 góc [tex]\pi/2[/tex]
uR đồng pha i
uC chậm pha [tex]\pi/2[/tex] so với i,uR
(Cái này là phải hiểu để có thể dùng giản đồ?)
+ Các bài toán liên quan đến u,i em đều có thể dùng vecto quay mà làm, và thầy nghĩ cách làm này lại hiệu quả rất nhiều.
+ Trở lại bài trên.
khi uL=240=[tex]\frac{UoL}{2}[/tex], em biểu diễn nó trên " vecto quay " em được 1 vecto hợp trục ngang 1 góc 60 và nằm ở trên trục.
==> uR chậm pha hơn uL 1 góc [tex]\pi/2[/tex] nên biểu diện bằng 1 vecto hợp trục ngang 1 góc 30 nhưng nằm dưới.
==> uC ngược pha uL nên nẳm đối xứng uL và hợp trục ngang 1 góc 120 nằm dưới
Em vẽ hình sẽ ra KQ.
+ Giá trị max ở đây chính là giá trị cực đại trong biểu thức, đang giảm tức là giá trị tức thì đang giảm
« Sửa lần cuối: 09:31:09 am Ngày 16 Tháng Mười, 2012 gửi bởi Hà Văn Thạnh »

Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_12421_u__tags_0_start_0