Giai Nobel 2012
01:11:42 pm Ngày 23 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Bài tập về cường độ điện trường

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài tập về cường độ điện trường  (Đọc 11373 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
cuong_olivercan
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 2
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 6


Email
« vào lúc: 06:49:49 pm Ngày 03 Tháng Mười, 2012 »

Các bạn giúp tôi bài này với?Huh
Một quả cầu nhỏ mang điện, khối lượng m, treo trên một sợi dây cách điện, nằm cân bằng trong một điện trường đều có đường sức nằm ngang. Biết dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc . Người ta đột ngột đổi chiều điện trường (không thay đổi độ lớn của cường độ điện trường) thì thấy góc lệch lớn nhất của dây treo về phía ngược lại so với phương thẳng đứng là
1) chứng minh rằng [tex]\beta =3\alpha[/tex]
2) tính lực căng dây ở vị trí sợi dây lệch góc lớn nhất nói trên.


Logged


Phạm Đoàn
Giáo Viên
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +3/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 16
-Được cảm ơn: 92

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 134



Email
« Trả lời #1 vào lúc: 07:12:41 pm Ngày 03 Tháng Mười, 2012 »

Đây là dạng bài toán về dao động của CLD trong trường lực là.
về phương pháp giải quyết bài toán này ta nên làm như sau:

+ bước 1: xem bản chất của lực lạ là gì từ đó tìm ra được phương chiều độ lớn của gia tốc của vật do tác dụng của lực lạ.
khi biết phương chiều độ lớn a(lạ) ta tính được gia tốc trọng trường hiệu dụng g' và vị trí cân bằng mới.

+ bước 2: xét chuyển độ của CLD trong trường trọng lực hiệu dụng, chọn gốc thế năng là vị trí cân bằng mới khi đó mọi công thức về con lắc đơn khi áp dụng ta thay g bằng g' và các góc lúc này phải tính theo vị trí cân bằng mới.

* về bài toán trên ta thấy vị trí cân bằng ban đây của con lắc hợp với phương thẳng đứng một góc [tex]\alpha[/tex]
 sau khi cường độ điện trường đổi chiều thì vị trí cân bằng mới cũng hợp với phương thẳng đứng một góc [tex]\alpha[/tex]
tuy nhiên vị trí này đối xứng vị trí ban đầu qua phương thẳng đứng.
như vậy ta thấy đổi với vị trí cân bằng mới thì CLD dao động với biên độ 2[tex]\alpha[/tex]
==> trong quá trình dao động khi vật lên vị trí cao nhất thì dây treo hợp với phương thẳng đứng góc: [tex]\beta =3\alpha[/tex]
b. Lực căng sợi dây tại vị trí góc lêch lớn nhất: (góc tính theo VTCB mới)
[tex]T=m.g'cos(2\alpha)[/tex]

PS: Vì trên diễn đàn phần nhiều là các thày và cô nên "cuong_olivercan" nên nói là "nhờ các thày cô và các bạn".



Logged
cay da
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +0/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 54
-Được cảm ơn: 13

Offline Offline

Bài viết: 123


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 09:35:01 pm Ngày 03 Tháng Mười, 2012 »

thầy ơi thầy có thể giải ra kỹ được không ạ ! và vẽ luôn hình ra nhá thầy. em có làm mấy bài dạng này rồi nhưng chỉ áp đặt cho nó là:[tex]\beta =3\alpha[/tex]
 thôi chứ em không hiểu lắm mong thầy nói rõ và vẽ hình cho em và các bạn cùng hiểu [-O< [-O<


Logged
Phạm Đoàn
Giáo Viên
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +3/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 16
-Được cảm ơn: 92

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 134



Email
« Trả lời #3 vào lúc: 11:40:59 pm Ngày 03 Tháng Mười, 2012 »

hình vẽ của bài này đây em xem có dễ hiểu hơn không.


Logged
cuong_olivercan
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 2
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 6


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 07:00:58 pm Ngày 04 Tháng Mười, 2012 »

Đây là dạng bài toán về dao động của CLD trong trường lực là.
về phương pháp giải quyết bài toán này ta nên làm như sau:

+ bước 1: xem bản chất của lực lạ là gì từ đó tìm ra được phương chiều độ lớn của gia tốc của vật do tác dụng của lực lạ.
khi biết phương chiều độ lớn a(lạ) ta tính được gia tốc trọng trường hiệu dụng g' và vị trí cân bằng mới.

+ bước 2: xét chuyển độ của CLD trong trường trọng lực hiệu dụng, chọn gốc thế năng là vị trí cân bằng mới khi đó mọi công thức về con lắc đơn khi áp dụng ta thay g bằng g' và các góc lúc này phải tính theo vị trí cân bằng mới.

* về bài toán trên ta thấy vị trí cân bằng ban đây của con lắc hợp với phương thẳng đứng một góc [tex]\alpha[/tex]
 sau khi cường độ điện trường đổi chiều thì vị trí cân bằng mới cũng hợp với phương thẳng đứng một góc [tex]\alpha[/tex]
tuy nhiên vị trí này đối xứng vị trí ban đầu qua phương thẳng đứng.
như vậy ta thấy đổi với vị trí cân bằng mới thì CLD dao động với biên độ 2[tex]\alpha[/tex]
==> trong quá trình dao động khi vật lên vị trí cao nhất thì dây treo hợp với phương thẳng đứng góc: [tex]\beta =3\alpha[/tex]
b. Lực căng sợi dây tại vị trí góc lêch lớn nhất: (góc tính theo VTCB mới)
[tex]T=m.g'cos(2\alpha)[/tex]

PS: Vì trên diễn đàn phần nhiều là các thày và cô nên "cuong_olivercan" nên nói là "nhờ các thày cô và các bạn".


Dạ em xin lỗi nhưng mong thầy giải cụ thể hơn chút được không ạ??? Vì chương trình vật lý 11 chưa học trọng lực hiệu dụng mà thầy....
« Sửa lần cuối: 07:06:51 pm Ngày 04 Tháng Mười, 2012 gửi bởi cuong_olivercan »

Logged
Phạm Đoàn
Giáo Viên
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +3/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 16
-Được cảm ơn: 92

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 134



Email
« Trả lời #5 vào lúc: 08:34:22 pm Ngày 04 Tháng Mười, 2012 »

Chào "cuong_olivercan". Với dạng bài này thì phương pháp thày vừa giới thiệu cho em là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất rồi. thực tế thì cho dù em có học lên lớp 12 thì trong SGK cũng không dạy đâu.
Thày nhớ không nhầm thì bài này có trong quyển "giải toán vật lý 11 T1", đây là cuốn sách hay dùng cho học sinh khá giỏi chính vì vậy em có thể sử dụng bất kỳ phương pháp gì và công cụ toán học nào mà em biết. thầy tin là các thày giáo của em đều chấp nhận.

* lời giải cụ thể như sau: khảo sát dao động của CLD
+ chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằng: khi đó năng lượng của hệ gồm.
thế năng: [tex]Wt=mgl(1-cos\alpha )[/tex]
động năng: [tex]Wd=\frac{1}{2}m.v^{2}[/tex]
Cơ năng của hệ: [tex]W=Wtmax=mgl(1-cos\alpha_{0})=Wt+Wd[/tex]
ta có vận tốc v của vật: [tex]v^{2}=2gl(cos\alpha -cos\alpha_{0})[/tex]
Với [tex]\alpha _{0}[/tex] là góc lệch cực đại.

+ Phương trình động lực học của vật là: [tex]\tilde{P}+\tilde{T}=m\tilde{a}[/tex]
Chiếu lên phương hướng tâm ta có: [tex]T-Pcos\alpha =m.a_{n} \rightarrow T=mgcos\alpha +m.v^{2}/l[/tex]
thay biểu thức v^2 ở trên vào ta có biểu thức lực căng T của sợi dây ứng với góc lệch anpha là:
[tex]T=mg(3cos\alpha -2cos\alpha _{0})[/tex]

+ vì véctơ cường độ điện trường theo phương nằm ngang vuông góc với trọng lực nên gia tốc trọng trường hiệu dụng là:
[tex]g'=\sqrt{a_{d}^{2}+g^{2}}[/tex]
với [tex]a_{d}=\frac{q.E}{m}[/tex]
+ Khi đổi chiều điện trường nhưng giữ nguyên độ lớn cường độ điện trường thì [tex]a_{d}[/tex]; g' có độ lớn không đổi, chỉ đổi hướng
Chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằng mới khi đó góc lệch lớn nhất là: [tex]2\alpha[/tex]
Do đó lực căng tại vị trí cao nhất là: [tex]T=mg'cos(2\alpha)[/tex]

PS: cuong_olivercan còn chỗ nào khó hiểu em cứ hỏi thày.







Logged
cuong_olivercan
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 2
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 6


Email
« Trả lời #6 vào lúc: 08:24:31 pm Ngày 08 Tháng Mười, 2012 »

Chào "cuong_olivercan". Với dạng bài này thì phương pháp thày vừa giới thiệu cho em là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất rồi. thực tế thì cho dù em có học lên lớp 12 thì trong SGK cũng không dạy đâu.
Thày nhớ không nhầm thì bài này có trong quyển "giải toán vật lý 11 T1", đây là cuốn sách hay dùng cho học sinh khá giỏi chính vì vậy em có thể sử dụng bất kỳ phương pháp gì và công cụ toán học nào mà em biết. thầy tin là các thày giáo của em đều chấp nhận.

* lời giải cụ thể như sau: khảo sát dao động của CLD
+ chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằng: khi đó năng lượng của hệ gồm.
thế năng: [tex]Wt=mgl(1-cos\alpha )[/tex]
động năng: [tex]Wd=\frac{1}{2}m.v^{2}[/tex]
Cơ năng của hệ: [tex]W=Wtmax=mgl(1-cos\alpha_{0})=Wt+Wd[/tex]
ta có vận tốc v của vật: [tex]v^{2}=2gl(cos\alpha -cos\alpha_{0})[/tex]
Với [tex]\alpha _{0}[/tex] là góc lệch cực đại.

+ Phương trình động lực học của vật là: [tex]\tilde{P}+\tilde{T}=m\tilde{a}[/tex]
Chiếu lên phương hướng tâm ta có: [tex]T-Pcos\alpha =m.a_{n} \rightarrow T=mgcos\alpha +m.v^{2}/l[/tex]
thay biểu thức v^2 ở trên vào ta có biểu thức lực căng T của sợi dây ứng với góc lệch anpha là:
[tex]T=mg(3cos\alpha -2cos\alpha _{0})[/tex]

+ vì véctơ cường độ điện trường theo phương nằm ngang vuông góc với trọng lực nên gia tốc trọng trường hiệu dụng là:
[tex]g'=\sqrt{a_{d}^{2}+g^{2}}[/tex]
với [tex]a_{d}=\frac{q.E}{m}[/tex]
+ Khi đổi chiều điện trường nhưng giữ nguyên độ lớn cường độ điện trường thì [tex]a_{d}[/tex]; g' có độ lớn không đổi, chỉ đổi hướng
Chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằng mới khi đó góc lệch lớn nhất là: [tex]2\alpha[/tex]
Do đó lực căng tại vị trí cao nhất là: [tex]T=mg'cos(2\alpha)[/tex]

PS: cuong_olivercan còn chỗ nào khó hiểu em cứ hỏi thày.






dạ em hiểu rồi. Cảm ơn thầy nhiều


Logged
Trần Anh Tuấn
Giáo viên Vật lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +42/-16
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 217
-Được cảm ơn: 367

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 709


Chú Mèo Đi Hia

tuan_trananh1997@yahoo.com
Email
« Trả lời #7 vào lúc: 02:45:21 pm Ngày 06 Tháng Sáu, 2013 »

Chào "cuong_olivercan". Với dạng bài này thì phương pháp thày vừa giới thiệu cho em là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất rồi. thực tế thì cho dù em có học lên lớp 12 thì trong SGK cũng không dạy đâu.
Thày nhớ không nhầm thì bài này có trong quyển "giải toán vật lý 11 T1", đây là cuốn sách hay dùng cho học sinh khá giỏi chính vì vậy em có thể sử dụng bất kỳ phương pháp gì và công cụ toán học nào mà em biết. thầy tin là các thày giáo của em đều chấp nhận.

* lời giải cụ thể như sau: khảo sát dao động của CLD
+ chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằng: khi đó năng lượng của hệ gồm.
thế năng: [tex]Wt=mgl(1-cos\alpha )[/tex]
động năng: [tex]Wd=\frac{1}{2}m.v^{2}[/tex]
Cơ năng của hệ: [tex]W=Wtmax=mgl(1-cos\alpha_{0})=Wt+Wd[/tex]
ta có vận tốc v của vật: [tex]v^{2}=2gl(cos\alpha -cos\alpha_{0})[/tex]
Với [tex]\alpha _{0}[/tex] là góc lệch cực đại.

+ Phương trình động lực học của vật là: [tex]\tilde{P}+\tilde{T}=m\tilde{a}[/tex]
Chiếu lên phương hướng tâm ta có: [tex]T-Pcos\alpha =m.a_{n} \rightarrow T=mgcos\alpha +m.v^{2}/l[/tex]
thay biểu thức v^2 ở trên vào ta có biểu thức lực căng T của sợi dây ứng với góc lệch anpha là:
[tex]T=mg(3cos\alpha -2cos\alpha _{0})[/tex]

+ vì véctơ cường độ điện trường theo phương nằm ngang vuông góc với trọng lực nên gia tốc trọng trường hiệu dụng là:
[tex]g'=\sqrt{a_{d}^{2}+g^{2}}[/tex]
với [tex]a_{d}=\frac{q.E}{m}[/tex]
+ Khi đổi chiều điện trường nhưng giữ nguyên độ lớn cường độ điện trường thì [tex]a_{d}[/tex]; g' có độ lớn không đổi, chỉ đổi hướng
Chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằng mới khi đó góc lệch lớn nhất là: [tex]2\alpha[/tex]
Do đó lực căng tại vị trí cao nhất là: [tex]T=mg'cos(2\alpha)[/tex]

PS: cuong_olivercan còn chỗ nào khó hiểu em cứ hỏi thày.






Bài giải của thầy Đoàn hay quá , có thể giải như em được không ạ ?
http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=15470.msg63895#msg63895


Logged

Tận cùng của tình yêu là thù hận
Sâu thẳm trong thù hận là tình yêu
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_12217_u__tags_0_start_msg68334