Giai Nobel 2012
06:58:49 am Ngày 26 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Bài tập dao động khó

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài tập dao động khó  (Đọc 6936 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
lehoangviet
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 8
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 3


Email
« vào lúc: 10:41:17 pm Ngày 28 Tháng Tám, 2012 »

Cau 1.Một con lắc ḷ xo có độ cứng k = 50 N/m được đặt thẳng đứng, đầu trên gắn với vật nặng có khối lượng M = 500g. Khi đang ở vị trí cân bằng, thả vật m = 300g không vận tốc ban đầu từ độ cao h = 80 cm so với M. Coi va chạm là hoàn toàn xuyên tâm và đàn hồi, lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua mọi ma sát. Tính khoảng thời gian 2 lần đầu tiên liên tiếp vật M và m va chạm vào nhau.
A. 0,16 s B. 0,28 s C. 0,32 s D. 0,46 s
Cau 2: Một con lắc ḷ xo có độ cứng k = 100 N/m được đặt thẳng đứng, đầu trên gắn với vật nặng có khối lượng M = 400g. Khi đang ở vị trí cân bằng, thả vật m = 200g không vận tốc ban đầu từ độ cao h = 18 cm so với M. Coi va chạm là hoàn toàn xuyên tâm và đàn hồi, lấy g = pi^2 = 10 m/s2. Bỏ qua mọi ma sát. Tính vận tốc trung b́nh của vật M khi đi từ lần va chạm đầu tiên đến lần va chạm tiếp theo.
A. 72,68 cm/s B. 61,1 cm/s C. 43,2 cm/s D. 21,6 cm/s
Câu 3:Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng k = 100 N/m một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ m1 = 600g. Ban đầu vật m1 nằm tại vị trí cân bằng của lò xo. Đặt vật nhỏ m2 = 400g cách m1 một khoảng là 50 cm. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,1. Hỏi lúc đầu phải truyền cho vật m2 vận tốc bằng bao nhiêu để khi m2 đến găm chặt vào m1 làm cả hai vật cùng dao động theo phương trục lò xo với biên độ lớn nhất là 6 cm? Lấy g = 10 m/s2.
A. 1,8 m/s B. 1,9 m/s C. 2,0 m/s D. 2,1 m/s



Câu 4: Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ m1 = 300g. Khi m1 đang ở vị trí cân bằng, đặt vật m2 = 200g cách m1 một khoảng 92 cm về phía không có lò xo. Hệ số ma sát giữa các vật với mặt phẳng ngang là 0,05. Bắn m2 vào m1 theo phương trục lò xo với vận tốc ban đầu là 240 cm/s. Va chạm là hoàn toàn đàn hồi. Sau khi va chạm, chiều dài cực đại và cực tiểu của lò xo lần lượt là lmax = 94 cm và lmin = 108 cm. Tìm độ cứng k của lò xo.
A. 181 N/m B. 168 N/m C. 141 N/m D. 118 N/m
(Mong mọi người giúp đỡ)
« Sửa lần cuối: 11:38:59 pm Ngày 28 Tháng Tám, 2012 gửi bởi Hà Văn Thạnh »

Logged


Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 07:51:26 am Ngày 29 Tháng Tám, 2012 »

Cau 1.Một con lắc ḷ xo có độ cứng k = 50 N/m được đặt thẳng đứng, đầu trên gắn với vật nặng có khối lượng M = 500g. Khi đang ở vị trí cân bằng, thả vật m = 300g không vận tốc ban đầu từ độ cao h = 80 cm so với M. Coi va chạm là hoàn toàn xuyên tâm và đàn hồi, lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua mọi ma sát. Tính khoảng thời gian 2 lần đầu tiên liên tiếp vật M và m va chạm vào nhau.
A. 0,16 s B. 0,28 s C. 0,32 s D. 0,46 s


Phương pháp làm các bài như sau :

Bảo toàn cơ năng ta có vận tốc của m khi va chạm : [tex]V = \sqrt{2gh} = 4m/s[/tex]

Áp dụng bài toán va chạm là hoàn toàn xuyên tâm và đàn hồi ta có :

+ Vận tốc của M [tex]v_{2} = 3 \frac{V}{4} = 3m/s[/tex]

Vật M dao động điều hòa với biên độ : A = [tex]A = \frac{v_{2} }{\sqrt{k/M}}=[/tex] = 0,3m

+ Vận tốc của m : [tex]v_{1} = - \frac{v_{2}}{3} = -1m/s[/tex]

Vật m chuyển động ném đứng. Chọn gốc tọa độ là VTCB của M ; Chiều dương hướng xuống . Gốc thời gian lúc va chạm

Phương trình tọa độ của vật M : [tex]x_2 = 0,3 cos (10t - \frac{\pi }{2}) (m)[/tex]

Phương trình tọa độ của vật m : [tex]x_1 = - t + 5t^{2} (m)[/tex]

Cho x1 = x2 và chọn nghiệm dương nhỏ nhất đó là thời điểm va chạm lần thứ hai !

Em có thể làm tiếp các bài sau bằng phương pháp tương tự . Chúc em thành công và lưu ý nội quy diễn đàn !



Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 08:35:46 am Ngày 29 Tháng Tám, 2012 »

Phương trình tọa độ của vật M : [tex]x_2 = 0,3 cos (10t - \frac{\pi }{2}) (m)[/tex]

Phương trình tọa độ của vật m : [tex]x_1 = - t + 5t^{2} (m)[/tex]

Cho x1 = x2 và chọn nghiệm dương nhỏ nhất đó là thời điểm va chạm lần thứ hai !
+ trước đây trên diễn đàn cũng có bài tương tự mà là tự luận, tôi cũng đã làm giống Thầy Dương nhưng chẳng biết giải phương x1=x2 tìm t thế nào, nhưng nếu làm trăc nghiệm thì dùng PP thế ĐA vào là ổn. Các thành viên nào biết giải bằng tự luận xin trình bày. Cảm ơn nhiều
+ Hôm bữa mò giải bằng shiftsove thấy nó cũng ra nghiệm(nhưng phải chọn mốc TG lúc 2 vật ở vị trí khác) KQ ra là 0,28s


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 11:45:56 am Ngày 29 Tháng Tám, 2012 »

Câu 4: Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ m1 = 300g. Khi m1 đang ở vị trí cân bằng, đặt vật m2 = 200g cách m1 một khoảng 92 cm về phía không có lò xo. Hệ số ma sát giữa các vật với mặt phẳng ngang là 0,05. Bắn m2 vào m1 theo phương trục lò xo với vận tốc ban đầu là 240 cm/s. Va chạm là hoàn toàn đàn hồi. Sau khi va chạm, chiều dài cực đại và cực tiểu của lò xo lần lượt là lmax = 94 cm và lmin = 108 cm. Tìm độ cứng k của lò xo.
A. 181 N/m B. 168 N/m C. 141 N/m D. 118 N/m
(Mong mọi người giúp đỡ)
+ gia tốc vật 1: [tex]a=-\mu.g=-0,5[/tex]
+vận tốc trước va chạm : [tex]v2=\sqrt{v0^2+2as}[/tex]
+ Va chạm đàn hồi ==> vận tốc vật 1 sau va chạm : [tex]v1=\frac{2m2.v2}{m1+m2}=1,76m/s[/tex]
+ Vị trí CB tạm : xo=0,15/k
+ [tex]A'=(lmax-lmin)/2=0,07[/tex](biên độ tính từ VTCB tạm)
==> A=A'+x0 (vị trí biên so với gốc 0)
==> [tex]A=0,07+0,15/k[/tex]
+Áp dụng ĐLBTNL từ 0 đến A
==>[tex]1/2kA^2-1/2mv1^2=\mu.m1.g.A[/tex]
==> [tex]1/2k(0,07+0,15/k)^2-1/2mv1^2=0,15.(0,07+0,15/k)[/tex]
==> k=189N/m (không có ĐA??)
« Sửa lần cuối: 12:36:54 pm Ngày 29 Tháng Tám, 2012 gửi bởi Hà Văn Thạnh »

Logged
havang1895
GV
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +4/-7
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 23
-Được cảm ơn: 154

Offline Offline

Bài viết: 270


WWW Email
« Trả lời #4 vào lúc: 12:51:52 pm Ngày 29 Tháng Tám, 2012 »

Câu 4: Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ m1 = 300g. Khi m1 đang ở vị trí cân bằng, đặt vật m2 = 200g cách m1 một khoảng 92 cm về phía không có lò xo. Hệ số ma sát giữa các vật với mặt phẳng ngang là 0,05. Bắn m2 vào m1 theo phương trục lò xo với vận tốc ban đầu là 240 cm/s. Va chạm là hoàn toàn đàn hồi. Sau khi va chạm, chiều dài cực đại và cực tiểu của lò xo lần lượt là lmax = 94 cm và lmin = 108 cm. Tìm độ cứng k của lò xo.
A. 181 N/m B. 168 N/m C. 141 N/m D. 118 N/m
(Mong mọi người giúp đỡ)

http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=11195.msg50117#msg50117
« Sửa lần cuối: 12:53:27 pm Ngày 29 Tháng Tám, 2012 gửi bởi havang1895 »

Logged

havang
traugia
Học sinh 12
Lão làng
*****

Nhận xét: +8/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 17
-Được cảm ơn: 451

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 552


TA ĐÃ TRỞ LẠI ! VÀ CÒN ĂN HẠI HƠN XƯA


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 07:14:30 pm Ngày 29 Tháng Tám, 2012 »

 Thưa thầy ! Em  nghĩ phương án viết phương trình chuyển động như của thầy Dương là phương án rất hay và đơn giản về tư duy nhưng hình như việc giải phương trình x1 = x2 với ẩn t ( phương trình này có một vế là phương trình bậc 2 theo t và một vế là hàm cos theo t ) lại gặp khó khăn ạ ! Với bài này thì em dùng phương án hơi tà đạo một tí là đoán nghiệm thì cũng suy ra được nghiệm t = 0,28 s ( Thời gian chuyển động của vật m từ khi va chạm lần 1 đến khi quay trở lại vị trí đó là 0,2 s mà   sau 0,2 s thì vật M chưa trở lại vị trí cân bằng nên m tiếp tục đi xuống , để trở lại vị trí va chạm ban đầu thì vật M phải mất thời gian T/2 = pi/10 = 0,314 s => Thời gian đến va chạm lần 2 phải nằm trong khoảng từ 0,2 đến 0,314 (chắc chắn ko thể là 0,32s) => chỉ có thể là 0,28 s
Em mong các thầy cô và mọi người chỉ giáo !


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #6 vào lúc: 10:22:09 pm Ngày 29 Tháng Tám, 2012 »

Thưa thầy ! Em  nghĩ phương án viết phương trình chuyển động như của thầy Dương là phương án rất hay và đơn giản về tư duy nhưng hình như việc giải phương trình x1 = x2 với ẩn t ( phương trình này có một vế là phương trình bậc 2 theo t và một vế là hàm cos theo t ) lại gặp khó khăn ạ ! Với bài này thì em dùng phương án hơi tà đạo một tí là đoán nghiệm thì cũng suy ra được nghiệm t = 0,28 s ( Thời gian chuyển động của vật m từ khi va chạm lần 1 đến khi quay trở lại vị trí đó là 0,2 s mà   sau 0,2 s thì vật M chưa trở lại vị trí cân bằng nên m tiếp tục đi xuống , để trở lại vị trí va chạm ban đầu thì vật M phải mất thời gian T/2 = pi/10 = 0,314 s => Thời gian đến va chạm lần 2 phải nằm trong khoảng từ 0,2 đến 0,314 (chắc chắn ko thể là 0,32s) => chỉ có thể là 0,28 s
Em mong các thầy cô và mọi người chỉ giáo !
đúng vậy, nếu đây là bài trắc nghiệm thì thế ĐA hay đoán nghiệm thì ra đó, nhưng để ra 1 giá trị chính xác chỉ có thể giải PT x1=x2 nhưng giải  PT như thế nào?? có member nào có PP giải không?


Logged
havang1895
GV
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +4/-7
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 23
-Được cảm ơn: 154

Offline Offline

Bài viết: 270


WWW Email
« Trả lời #7 vào lúc: 10:02:27 am Ngày 30 Tháng Tám, 2012 »

Thưa thầy ! Em  nghĩ phương án viết phương trình chuyển động như của thầy Dương là phương án rất hay và đơn giản về tư duy nhưng hình như việc giải phương trình x1 = x2 với ẩn t ( phương trình này có một vế là phương trình bậc 2 theo t và một vế là hàm cos theo t ) lại gặp khó khăn ạ ! Với bài này thì em dùng phương án hơi tà đạo một tí là đoán nghiệm thì cũng suy ra được nghiệm t = 0,28 s ( Thời gian chuyển động của vật m từ khi va chạm lần 1 đến khi quay trở lại vị trí đó là 0,2 s mà   sau 0,2 s thì vật M chưa trở lại vị trí cân bằng nên m tiếp tục đi xuống , để trở lại vị trí va chạm ban đầu thì vật M phải mất thời gian T/2 = pi/10 = 0,314 s => Thời gian đến va chạm lần 2 phải nằm trong khoảng từ 0,2 đến 0,314 (chắc chắn ko thể là 0,32s) => chỉ có thể là 0,28 s
Em mong các thầy cô và mọi người chỉ giáo !
đúng vậy, nếu đây là bài trắc nghiệm thì thế ĐA hay đoán nghiệm thì ra đó, nhưng để ra 1 giá trị chính xác chỉ có thể giải PT x1=x2 nhưng giải  PT như thế nào?? có member nào có PP giải không?

dùng fx570ES shift solve


Logged

havang
xhung2301
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 1


Email
« Trả lời #8 vào lúc: 11:56:54 pm Ngày 27 Tháng Tư, 2013 »

câu 4 e làm thế này mọi người đọc xem sao
vận tốc của m2 trước va chạm:0.5m.vbdd^2-0,5mvs^2=muy.g.m.S =>vs=2can(30)/5
=> vận tốc vật m1 sau va chạm:v1=2m2v2/(m1+m2)=8can(30)/25.
biên độ của vật m1 khi vào tới vị trí lò xo nén cực đại:0,5.m1.v1^2-muy.m.g.A=0,5kA^2    (1)
ta lại có sau khi lò xo nén cực đại ra tới vị trí lò xo dãn cực đại là........=>lmax-lmin=2A-2muy.m.g/k=>0.07=A-0,15/k=>A=0,07-0,15/k thay vào pt (1)
đc:0,4608-0,15.(0,07-0,15/k)=0,5.k.(0,07-0,15/k)^2 =>k=188,1=> đáp án  B?HuhHuhHuhHuhHuhHuhHuh


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_11633_u__tags_0_start_msg51626