Giai Nobel 2012
10:44:27 pm Ngày 22 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Biến Đổi CHu Kì COn Lắc Đơn!

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Biến Đổi CHu Kì COn Lắc Đơn!  (Đọc 2745 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
ELF
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 9
-Được cảm ơn: 9

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 23


Email
« vào lúc: 01:20:43 am Ngày 26 Tháng Tám, 2012 »

CÁc bạn và thầy cô cho mình hỏi : khi đưa con lắc từ trên mặt đất xuống độ sâu h' nào đó thì chu kì tăng hay giảm.
Mình biết là lên độ cao h thì gia tốc trọng trường giảm do: [tex]g = \frac{GM}{\left(R + h \right)^{2}}[/tex] ==> chu kì tăng nên đồng hồ con lắc sẽ chạy chậm.
Vậy mà khi xuống độ cao h' cũng thấy đồng hồ chạy chậm.(BT trong cẩm nang VL)
Pó tay !


Logged



Super Junior E.L.F
ELF
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 9
-Được cảm ơn: 9

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 23


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 01:28:13 am Ngày 26 Tháng Tám, 2012 »

Cheesy Mong các thầy cô giải thích cho em với!


Logged

Super Junior E.L.F
Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 08:05:48 am Ngày 26 Tháng Tám, 2012 »

Khi em đưa xuống sâu, gia tốc trọng trường tại vị trí có độ sâu h là:

[tex]g_{1}= \frac{GM'}{\left(R-h \right)^{2}}[/tex]

với M' là khối lượng Trái Đất từ độ sau h tới tâm: [tex]M' = \left(\frac{R-h}{R} \right)^{3}.M[/tex]

(M là khối lượng Trái Đất tính từ bề mặt TĐ đến tâm)

[tex]\Rightarrow g_{1}= \frac{GM.\left(R-h \right)}{R^{3}}[/tex]

 y:) Chu kỳ lúc này: [tex]T_{1}= 2\pi \sqrt{\frac{l}{g_{1}}}[/tex]

 y:) Chu kỳ ở tại mặt đất: [tex]T_{0}= 2\pi \sqrt{\frac{l}{g_{0}}}[/tex] với [tex]g_{0}= \frac{GM}{R^{2}}[/tex]

Lập tỉ số ta được: [tex]\frac{T_{1}}{T_{0}}= \sqrt{\frac{g_{0}}{g_{1}}}= \sqrt{ \frac{R}{R-h}}[/tex]

[tex]\Leftrightarrow \frac{T_{1}}{T_{0}}= \frac{1}{\sqrt{1-\frac{h}{R}}}\approx 1 +\frac{h}{2R}[/tex]

(Với h << R ta sử dụng công thức gần đúng)

[tex]\Leftrightarrow \frac{T_{1}}{T_{0}} - 1\approx \frac{h}{2R}[/tex]

[tex]\Leftrightarrow \frac{T_{1}-T_{0}}{T_{0}} \approx \frac{h}{2R}[/tex]

Ta thấy rằng vế phải là một số dương, nghĩa là [tex]{\color{blue} T_{1} > T_{0}}[/tex] do đó chu kỳ con lắc chậm đi.


Logged

Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
ELF
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 9
-Được cảm ơn: 9

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 23


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 09:21:04 am Ngày 26 Tháng Tám, 2012 »

Cảm ơn thầy rất nhiều !
 Vậy là có lên cao hay xuống dưới lòng đất thì chu kì con lắc đơn luôn tăng.   *-:)


Logged

Super Junior E.L.F
namcl
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 4


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 12:23:56 pm Ngày 29 Tháng Tám, 2012 »

Theo tôi khi CM công thức này Thầy ĐQ đã có 2 sự áp đặt đó là
 1- Để dùng công thức V=4/3piRmũ3 phải coi trái đất là hình cầu (mà trái đất hoàn toàn ko phải hình cầu)
 2- Thầy đã coi trái đất có khối lượng riêng là đồng chất
Theo tôi nghĩ CT trên chưa đúng .Xin các thầy cô và các bạn giải thích rùm


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 01:51:07 pm Ngày 29 Tháng Tám, 2012 »

Theo tôi khi CM công thức này Thầy ĐQ đã có 2 sự áp đặt đó là
 1- Để dùng công thức V=4/3piRmũ3 phải coi trái đất là hình cầu (mà trái đất hoàn toàn ko phải hình cầu)
 2- Thầy đã coi trái đất có khối lượng riêng là đồng chất
Theo tôi nghĩ CT trên chưa đúng .Xin các thầy cô và các bạn giải thích rùm
trong chương trình phổ thông khi giải các bài toán liên quan đến cấu tạo trái đất đều coi trái đất hình cầu (ngay cả việc giải tìm các giá trị vận tốc vũ trụ ta cũng coi trái đất hình tròn, do vậy theo tôi cách trình bài của thầy quang là không sao mà)


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_11594_u__tags_0_start_0