Giai Nobel 2012
11:05:32 am Ngày 15 Tháng Mười Một, 2023 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Một số bài dao động cơ khó cần thầy cô và các bạn giải giúp

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một số bài dao động cơ khó cần thầy cô và các bạn giải giúp  (Đọc 9023 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
kaichana
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 27
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 14


Email
« vào lúc: 10:16:03 am Ngày 24 Tháng Tám, 2012 »


Câu 1: Một con lắc đơn dao động điều hòa trong một thang máy đứng yên tại nơi có gia tốc trọng trường [tex]{\color{red} g=9,8 m/s^{2}}[/tex]với năng lượng 150mJ ( Mốc thế năng tại VTCB). Thang máy bắt đầu chuyển động nhanh dần đều xuống dưới với gia tốc [tex]{\color{red} 2,5 m/s^{2}}[/tex]. Biết rằng thời điểm thang máy bắt đầu chuyển động là lúc con lắc có vận tốc bằng 0. Chọn mốc thế năng mới là VTCB của con lắc trong hệ quy chiếu gắn với thang máy. Con lắc sẽ tiếp tục dao động điều hòa trong thang máy với năng lượng nào?
A. 83,3mJ.         B. 201mJ.         C. 112mJ           D. 141mJ

Câu 2: Một con lắc đơn dài 25cm, hòn bi nặng 10g và mang điện tích [tex]{\color{red} 10^{-4}}[/tex]. Lấy [tex]{\color{red} g=10 m/s^{2}}[/tex]. Treo con lắc đơn giữa 2 bản kim loại song song thẳng đứng cách nhau 22cm. Đặt vào hai bản một hiệu điện thế không đổi là 88V rồi kích thích cho con lắc dao động với biên độ góc nhỏ. Chu kỳ dao động của con lắc là:
A. 0,957s.        B.0,389s.        C. 0,659s.          D. 0,983s

Câu 3: Một vật có khối lượng m1 = 1,25 kg mắc vào lò xo nhẹ có độ cứng k = 200 N/m, đầu kia của lò xo gắn chặt vào tường. Vật và lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang có ma sát không đáng kể. Đặt vật thứ 2 có khối lượng m2 = 3,75 kg sát với vật thứ nhất rồi đẩy chậm cả 2 vật cho lò xo nén lại 8cm. Khi thả nhẹ chúng ra, lò xo đẩy 2 vật chuyển động về một phía. Lấy [tex]{\color{red} \pi ^{2}= 10}[/tex], khi lò xo giãn cực đại lần đầu tiên thì hai vật cách nhau một đoạn là:
A. [tex]4\pi -8[/tex]cm.          B.16 cm.          C. [tex]2\pi -4[/tex]cm.            D. [tex]4\pi -4[/tex]cm.

Câu 4: Hai vật A và B gắn liền nhau và [tex]m_{b}= 2m_{a} = 200g[/tex] được treo vào một lò xo có độ cứng k= 50N/m.Nâng 2 vật lên đến vị trí lò xo có chiều dài tự nhiên [tex]l_{0}= 30 cm[/tex] thì thả nhẹ. Hai vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, đến vị trí lực đàn hồi của lò xo có độ lớn lớn nhất thì vật B tách ra. Chiều dài ngắn nhất của lò xo sau đó là:
A. 26 cm.           B. 24cm.          C. 30cm.          D.22cm.

Câu 5: Một con lắc lò xo ngang đang dao động điều hòa. Đúng lúc vật m đạt đến vị trí biên, người ta đặt nhẹ nhàng ( không vận tốc đầu) một vật khối lượng cũng bằng m lên trọng vật. Động năng cực đại của con lắc:
A. giảm [tex]\sqrt{2}[/tex] lần.         B. tăng [tex]\sqrt{2}[/tex] lần.      C. Tăng 2 lần.        D. Không thay đổi.

Em xin cảm ơn






Logged


Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 11:30:51 am Ngày 24 Tháng Tám, 2012 »

Câu 1: Một con lắc đơn dao động điều hòa trong một thang máy đứng yên tại nơi có gia tốc trọng trường [tex]{\color{red} g=9,8 m/s^{2}}[/tex]với năng lượng 150mJ ( Mốc thế năng tại VTCB). Thang máy bắt đầu chuyển động nhanh dần đều xuống dưới với gia tốc [tex]{\color{red} 2,5 m/s^{2}}[/tex]. Biết rằng thời điểm thang máy bắt đầu chuyển động là lúc con lắc có vận tốc bằng 0. Chọn mốc thế năng mới là VTCB của con lắc trong hệ quy chiếu gắn với thang máy. Con lắc sẽ tiếp tục dao động điều hòa trong thang máy với năng lượng nào?
A. 83,3mJ.         B. 201mJ.         C. 112mJ           D. 141mJ
Năng lượng khi thang máy chưa chuyển động ==> [tex]W=1/2mgl\alpha_0^2=150[/tex]
Khi con lắc đến biên, thang máy bắt đầu chuyển động nhanh xuống ==> g'=g-a=7,3m/s^2 và biên độ không đổi ==> [tex]W'=wtmax=1/2mg'l.\alpha_0^2=\frac{g'.W}{g}=111,7mJ[/tex]


Logged
Nguyễn Tấn Đạt
Vật lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +50/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 63
-Được cảm ơn: 885

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1029



Email
« Trả lời #2 vào lúc: 11:32:42 am Ngày 24 Tháng Tám, 2012 »


Câu 2: Một con lắc đơn dài 25cm, hòn bi nặng 10g và mang điện tích [tex]{\color{red} 10^{-4}}[/tex]. Lấy [tex]{\color{red} g=10 m/s^{2}}[/tex]. Treo con lắc đơn giữa 2 bản kim loại song song thẳng đứng cách nhau 22cm. Đặt vào hai bản một hiệu điện thế không đổi là 88V rồi kích thích cho con lắc dao động với biên độ góc nhỏ. Chu kỳ dao động của con lắc là:
A. 0,957s.        B.0,389s.        C. 0,659s.          D. 0,983s


Cường độ điện trường [tex]E=\frac{U}{d}=400V/m[/tex]

Gọi chu kì con lắc lúc chưa có điện trường là T, khi có điện trường là T'
thì [tex]T'=T\sqrt{cos\alpha }[/tex]

với: [tex]T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}};tan\alpha =\frac{qE}{mg}[/tex]

=> T' = 0,957s




Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 11:36:29 am Ngày 24 Tháng Tám, 2012 »

Câu 2: Một con lắc đơn dài 25cm, hòn bi nặng 10g và mang điện tích [tex]{\color{red} 10^{-4}}[/tex]. Lấy [tex]{\color{red} g=10 m/s^{2}}[/tex]. Treo con lắc đơn giữa 2 bản kim loại song song thẳng đứng cách nhau 22cm. Đặt vào hai bản một hiệu điện thế không đổi là 88V rồi kích thích cho con lắc dao động với biên độ góc nhỏ. Chu kỳ dao động của con lắc là:
A. 0,957s.        B.0,389s.        C. 0,659s.          D. 0,983s
Con lắc dao động trong điện trường có E=U/d=400V/m ==> con lắc chịu thêm lực điện trường F=qE=0,04N
+ gia tốc trọng trường biểu kiến [tex]g'=\sqrt{g^2+(F/m)^2}=2\sqrt{29}[/tex]
==> [tex]T'=2\pi.\sqrt{\frac{L}{g'}}=0,957(s)[/tex]


Logged
kaichana
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 27
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 14


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 11:39:15 am Ngày 24 Tháng Tám, 2012 »

thầy ơi. cho em hỏi luôn 3 bài kia được không ạ?


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 11:44:33 am Ngày 24 Tháng Tám, 2012 »

Câu 5: Một con lắc lò xo ngang đang dao động điều hòa. Đúng lúc vật m đạt đến vị trí biên, người ta đặt nhẹ nhàng ( không vận tốc đầu) một vật khối lượng cũng bằng m lên trọng vật. Động năng cực đại của con lắc:
A. giảm [tex]\sqrt{2}[/tex] lần.         B. tăng [tex]\sqrt{2}[/tex] lần.      C. Tăng 2 lần.        D. Không thay đổi.
Khi chuyển động ngang, đến biên mà đặt nhẹ vật ==> biên độ vật không đổi chỉ có tần số góc thay đổi và khối lượng tăng 2 ==> tần số góc giảm \sqrt{2}
[tex]==> Wdmax'=1/2.(2m).A^2.\omega'^2=2.(1/2.m.A^2.\omega^2/2)=Wdmax[/tex] (D)


Logged
kaichana
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 27
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 14


Email
« Trả lời #6 vào lúc: 11:49:32 am Ngày 24 Tháng Tám, 2012 »

em vẫn chưa hiểu chỗ đặt nhẹ thầy à


Logged
traugia
Học sinh 12
Lão làng
*****

Nhận xét: +8/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 17
-Được cảm ơn: 451

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 552


TA ĐÃ TRỞ LẠI ! VÀ CÒN ĂN HẠI HƠN XƯA


Email
« Trả lời #7 vào lúc: 11:49:41 am Ngày 24 Tháng Tám, 2012 »


Câu 1: Một con lắc đơn dao động điều hòa trong một thang máy đứng yên tại nơi có gia tốc trọng trường [tex]{\color{red} g=9,8 m/s^{2}}[/tex]với năng lượng 150mJ ( Mốc thế năng tại VTCB). Thang máy bắt đầu chuyển động nhanh dần đều xuống dưới với gia tốc [tex]{\color{red} 2,5 m/s^{2}}[/tex]. Biết rằng thời điểm thang máy bắt đầu chuyển động là lúc con lắc có vận tốc bằng 0. Chọn mốc thế năng mới là VTCB của con lắc trong hệ quy chiếu gắn với thang máy. Con lắc sẽ tiếp tục dao động điều hòa trong thang máy với năng lượng nào?
A. 83,3mJ.         B. 201mJ.         C. 112mJ           D. 141mJ


Khi thang máy đi xuống nhanh dần đều thì gia tốc hiệu dụng là [tex]g_{h} = g - a = 7,3 m/s^{2}[/tex]
Khi thang máy đứng yên : [tex]W = \frac{1}{2}mgl\alpha _{0}^{2}[/tex]
Khi thang máy chuyển động : [tex]W' = \frac{1}{2}mg_{h}l\alpha _{0}^{2}[/tex]
 => W' = W.[tex]\frac{g_{h}}{g}[/tex] = 111,73 mJ





Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #8 vào lúc: 11:53:58 am Ngày 24 Tháng Tám, 2012 »

Câu 4: Hai vật A và B gắn liền nhau và [tex]m_{b}= 2m_{a} = 200g[/tex] được treo vào một lò xo có độ cứng k= 50N/m.Nâng 2 vật lên đến vị trí lò xo có chiều dài tự nhiên [tex]l_{0}= 30 cm[/tex] thì thả nhẹ. Hai vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, đến vị trí lực đàn hồi của lò xo có độ lớn lớn nhất thì vật B tách ra. Chiều dài ngắn nhất của lò xo sau đó là:
A. 26 cm.           B. 24cm.          C. 30cm.          D.22cm.
[tex](\Delta L0' = (mA.g/k)=2cm , \Delta L0=(mA+mB)g/k=6cm)[/tex]
Biên độ [tex]A=\Delta L0=6cm[/tex] khi chưa tách vật B
Khi đến biên mà vật bị tách ra biên độ con lắc thay đổi  vì VTCB bị thay đổi

[tex]==> A' = A +(\Delta L0-\Delta L0')=10cm[/tex]

[tex]==> Lmin=L_0+\Delta L0' - A' = 22cm[/tex]


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #9 vào lúc: 11:57:54 am Ngày 24 Tháng Tám, 2012 »

em vẫn chưa hiểu chỗ đặt nhẹ thầy à
đặt nhẹ ý nói vận tốc của vật 2 bằng 0, trước va chạm vật 1 đến biên nên có v1=0, đặt nhẹ vật 2 lên nên v2=0 ==> sau va chạm 2 vật cũng có vận tốc bằng 0 ==> vị trí va chạm cũng chính là vị trí biên (đây là con lắc nằm ngang nên VTCB không thay đổi ==> Biên độ không đổi)


Logged
traugia
Học sinh 12
Lão làng
*****

Nhận xét: +8/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 17
-Được cảm ơn: 451

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 552


TA ĐÃ TRỞ LẠI ! VÀ CÒN ĂN HẠI HƠN XƯA


Email
« Trả lời #10 vào lúc: 11:59:30 am Ngày 24 Tháng Tám, 2012 »


Câu 3: Một vật có khối lượng m1 = 1,25 kg mắc vào lò xo nhẹ có độ cứng k = 200 N/m, đầu kia của lò xo gắn chặt vào tường. Vật và lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang có ma sát không đáng kể. Đặt vật thứ 2 có khối lượng m2 = 3,75 kg sát với vật thứ nhất rồi đẩy chậm cả 2 vật cho lò xo nén lại 8cm. Khi thả nhẹ chúng ra, lò xo đẩy 2 vật chuyển động về một phía. Lấy [tex]{\color{red} \pi ^{2}= 10}[/tex], khi lò xo giãn cực đại lần đầu tiên thì hai vật cách nhau một đoạn là:
A. [tex]4\pi -8[/tex]cm.          B.16 cm.          C. [tex]2\pi -4[/tex]cm.            D. [tex]4\pi -4[/tex]cm.



Vận tốc của hai vật khi đi qua VTCB lần 1 là : [tex]v=8\sqrt{\frac{200}{5}} = 16\sqrt{10} cm/s[/tex]
Ngay sau khi rời VTCB lần 1 thì hai vật bắt đầu tách rời nhau :
          Vật m1 tiếp tục dao động điều hoà với chu kì : [tex]T = 2\pi \sqrt{\frac{1,25}{200}}=0,5 s[/tex]
 và với biên độ : A1 = [tex]\frac{v}{4\pi } = 4cm[/tex]
         Vật m2 tiếp tục chuyển động thăng đều : Sau thời gian 1/4 chu kì của m1 thì m2 đi được quãng đường là
                    S = v.T/4 = [tex]2\sqrt{10}cm[/tex]
=> Khoảng cách giữa hai vật là : d = [tex]2\sqrt{10}[/tex] - 4 = 2.3 cm = [tex]2\pi -4 (cm)[/tex]
Đáp án C


« Sửa lần cuối: 12:02:45 pm Ngày 24 Tháng Tám, 2012 gửi bởi traugia »

Logged
kaichana
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 27
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 14


Email
« Trả lời #11 vào lúc: 01:04:44 pm Ngày 24 Tháng Tám, 2012 »

cảm ơn thầy và các bạn


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_11575_u__tags_0_start_0