Giai Nobel 2012
04:36:44 am Ngày 03 Tháng Mười Hai, 2023 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Một bài va chạm khó hiểu

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một bài va chạm khó hiểu  (Đọc 1714 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
daingu
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 4


Email
« vào lúc: 10:59:41 am Ngày 18 Tháng Tám, 2012 »

Cho 2 vật nhỏ có m1 = 900g, m2 = 4kg nối với nhau qua một lò xo nhẹ, có độ cứng k = 15N/m, được đặt trên mặt phẳng nằm ngang. Hệ số ma sát giữa các vật và mặt sàn đều là 0,1. Vật m2 tựa vào tường thẳng đứng (như hình). Ban đầu 2 vật m1 và m2 nằm yên lò xo không biến dạng. Vật nhỏ m = 100g bay với vận tốc v đến va chạm mềm với vật m1. Xác định giá trị nhỏ nhất của v để sau đó vật m2 chuyển động sang trái. Bỏ qua thời gian va chạm.
A. [tex]8\sqrt{2}[/tex] (m/s)      B. [tex]8\sqrt{3}[/tex] (m/s)      C. 16 m/s      D. [tex]8\sqrt{5}[/tex] (m/s)
Đáp án: D  %-) %-)
Rất mong thầy cô giúp đỡ, em cảm ơn rất nhiều ạ.



Logged


Trịnh Minh Hiệp
Giáo viên Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +31/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 45
-Được cảm ơn: 723

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 873



WWW Email
« Trả lời #1 vào lúc: 04:48:54 pm Ngày 18 Tháng Tám, 2012 »

+ Gọi V là vận tốc mà hệ (m + m1) nhận được sau va chạm.
+ Theo định luật bảo toàn động lượng ta có:  [tex]mv=(m+m_{1})V\Rightarrow V=\frac{mv}{m+m_{1}}[/tex]
+ Sau khi nhận được vận tốc V lò xo sẽ chuyển dần sang trạng thái nén, đến một lúc nào đó nó sẽ nén được một đoạn tối đa là x thì ngừng lại.
+ Theo định luật bao toàn năng lượng ta có:  [tex]\frac{(m+m_{1})V^{2}}{2}=\mu (m+m_{1})gx+\frac{1}{2}kx^{2}[/tex]  (1)
+ Sau trạng thái nén lò xo dần chuyển sang trạng thái dãn, và khi dãn được đoạn [tex]x_{0}[/tex] nào đó thì vật m2 sẽ rời sang trái (vật m2 chỉ có thể rời sang trái khi lò xo ở trạng thái dãn).
Khi đó ta có:  [tex]\frac{1}{2}kx^{2}=\mu m_{2}g(x+x_{0})+\frac{1}{2}kx_{0}^{2}[/tex]   (2)

Mặt khác để m2 có thể dịch sang trái thì lò xo phải dãn ít nhất một đoạn [tex]x_{0}[/tex]
 sao cho lực đàn hồi cân bằng với lực ma sát  nên ta có:  [tex]F_{dh}=F_{ms}\Leftrightarrow kx_{0}=\mu m_{2}g\Rightarrow x_{0}=\frac{4}{15} (m)[/tex]

+ Thay x0  = 4/15 vào (2) suy ra được x = 0,4 m. Tiếp tục thay x = 0,4 m vào (1) suy ra v = [tex]8\sqrt{5}[/tex] (m/s)


Logged

Lãng tử xa quê lòng nhớ mẹ.
Anh hùng lận đận nỗi thương cha...!
daingu
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 4


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 04:55:36 pm Ngày 18 Tháng Tám, 2012 »

Cảm ơn anh (thầy) ạ. Nhưng bài này công nhận trừu tượng thật đấy. Cuối cùng cũng đã hiểu.


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_11514_u__tags_0_start_0