1. Do lực đẩy tĩnh điện, hai quả cầu tách ra xa nhau một đoạn. Em vẽ hình và phân tích các lực tác dụng lên 1 quả cầu nhỏ. Áp dụng kiến thức vecto lực của lớp 10, em sẽ thấy tan (phi) =F/P (trong đó F là lực Culong) => phi = 45 độ.
2. Bài này khó hơn
Từ giả thiết 1 (ứng với lực hút F1) và giả thiết điện tích quả 1 luôn dương => q2<0
Đầu tiên em viết công thức tính lực F1 với ẩn là q1, q2 => giá trị của trị tuyệt đối của tích q1.q2

Giả thiết 2: khi cho 2 quả cầu tiếp xúc nhau => có sự truyền điện tích dương từ quả 1 sang quả 2 => dẫn đến sự cân bằng điện tích giữa 2 quả cầu.
Do điện tích quả 1 luôn dương và 2 quả cầu đẩy nhau => quả 2 bị nhiễm điện tích dương.
Lúc này 2 quả cầu đều mang điện tích dương; ta gọi độ lớn điện tích trên mỗi quả cầu lúc này là Q
Viết công thức tính F2 với ẩn là Q => giá trị của Q =2.10^-9
Gọi delta q là lượng điện tích mà quả 1 mất đi => quả cầu 2 nhận đươc một lượng điện tích tương ứng là delta q
=> q1 = Q - delta q (1)
=> q2 = Q + delta q (2)
nhân (1) và (2)
=> q1*q2 = Q^2 - (delta q)^ 2 = -1,2.10^-17 (3)
Chú ý: kết quả tính được ở

là trị tuyết đối của [q1.q2] nên mang dấu +. Còn ở phương trình (3) ta chỉ xét tích (q1.q2) nên q1*q2 < 0. Vì điện tích q1 dương, còn điện tích q2 âm.
từ (3) và Q ở trên => delta q , thế vào (1) và (2) em sẽ tìm được q1=6.10^-9 C, q2=-2.10^-9 C
P/s: Em hiểu hiện tượng vật lý trong bài toán chứ?