Giai Nobel 2012
08:36:12 pm Ngày 22 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

ĐL Coulomb giữa 2 điện tích

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: ĐL Coulomb giữa 2 điện tích  (Đọc 4456 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Microwave
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 8
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 14


Email
« vào lúc: 11:00:48 pm Ngày 07 Tháng Bảy, 2012 »

1, Hai quả cầu nhỏ giống nhau, cùng khối lượng m= 3,6 g, điện tích q=6.10^(-7) C được treo tại cùng một điểm bằng hai dây mảnh, cách điện, cùng chiều dài. Do lực đẩy tĩnh điện, hai quả cầu tách ra xa nhau một đoạn a= 60 cm. Xác định góc giữa hai sợi dây và phương thẳng đứng. Lấy g= 10m/s2.

2, Hai quả cầu kim loại giống nhau, quả 1 và 2 tích điện tương ứng q1 và q2 đặt cách nhau 20 cm thì hút nhau một lực F1 = 2,7.10^(-6) N. Cho hai quả cầu tiếp xúc rồi lại đưa về vị trí cũ thì thấy hai quả cầu đẩy nhau lực F2= 0,9.10^(-6) N. Biết điện tích trên quả 1 luôn dương, tìm q1, q2.
 
 Help me!!!!!!!! Thank all.  Cheesy
« Sửa lần cuối: 11:18:54 pm Ngày 07 Tháng Bảy, 2012 gửi bởi Điền Quang »

Logged


spha5702008
Thất nghiệp vô thời hạn
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 1
-Được cảm ơn: 12

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 13


WWW Email
« Trả lời #1 vào lúc: 02:30:10 am Ngày 08 Tháng Bảy, 2012 »

1. Do lực đẩy tĩnh điện, hai quả cầu tách ra xa nhau một đoạn. Em vẽ hình và phân tích các lực tác dụng lên 1 quả cầu nhỏ. Áp dụng kiến thức vecto lực của lớp 10, em sẽ thấy tan (phi) =F/P (trong đó F là lực Culong) => phi = 45 độ.
2. Bài này khó hơn
Từ giả thiết 1 (ứng với lực hút F1) và giả thiết điện tích quả 1 luôn dương => q2<0
Đầu tiên em viết công thức tính lực F1 với ẩn là q1, q2 => giá trị của trị tuyệt đối của tích q1.q2  (*)
Giả thiết 2: khi cho 2 quả cầu tiếp xúc nhau => có sự truyền điện tích dương từ quả 1 sang quả 2 => dẫn đến sự cân bằng điện tích giữa 2 quả cầu.
Do điện tích quả 1 luôn dương và 2 quả cầu đẩy nhau => quả 2 bị nhiễm điện tích dương.
Lúc này 2 quả cầu đều mang điện tích dương; ta gọi độ lớn điện tích trên mỗi quả cầu lúc này là Q
Viết công thức tính F2 với ẩn là Q => giá trị của Q =2.10^-9
Gọi delta q là lượng điện tích mà quả 1 mất đi => quả cầu 2 nhận đươc một lượng điện tích tương ứng là delta q
=> q1 = Q - delta q     (1)
=> q2 = Q + delta q      (2)
nhân (1) và (2)
=> q1*q2 = Q^2 - (delta q)^ 2 = -1,2.10^-17   (3)
Chú ý: kết quả tính được ở (*) là trị tuyết đối của [q1.q2] nên mang dấu +. Còn ở phương trình (3) ta chỉ xét tích (q1.q2) nên q1*q2 < 0. Vì điện tích q1 dương, còn điện tích q2 âm.
từ (3) và Q ở trên => delta q , thế vào (1) và (2) em sẽ tìm được q1=6.10^-9 C, q2=-2.10^-9 C
P/s: Em hiểu hiện tượng vật lý trong bài toán chứ?


Logged

Nguyễn Văn Dưỡng
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_11039_u__tags_0_start_0