06:18:02 am Ngày 09 Tháng Tư, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  



Trả lời

Câu hỏi hay về nhiệt

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Câu hỏi hay về nhiệt  (Đọc 5873 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Quách Tinh Tế
Học sinh
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 4
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 9


aqnt96
Email
« vào lúc: 06:03:18 pm Ngày 01 Tháng Bảy, 2012 »

Tại sao nước nóng đóng băng nhanh hơn nước lạnh??? Đây là câu hỏi hóc búa mà thế giới đang cần tìm câu trả lời. Ai có ý kiến hay về câu hỏi này thì cứ để lại lời bình!! Cùng chia sẻ kiến thức nhé!!!


Logged



Be you!!!
Trần Triệu Phú
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +32/-11
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 108
-Được cảm ơn: 180

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 792

Loving and Dying for my God

trieuphu05
WWW Email
« Trả lời #1 vào lúc: 02:24:42 pm Ngày 02 Tháng Bảy, 2012 »

Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?
Tại sao nước nóng đóng băng nhanh lơn nước lạnh? Đây là câu hỏi hóc búa đã làm đau đầu các nhà khoa học hàng đầu thế giới trong nhiều năm qua.

Để khuyến khích mọi người tìm câu trả lời cho bí ẩn trên, Hiệp hội Hóa học Hoàng gia Anh đã quyết định treo thưởng 1.000 bảng cho cá nhân hay tổ chức nào đưa ra giải thích thuyết phục. Mọi người có thể gửi câu trả lời đến ngày 30/7 tới.


Bí ẩn hiện tượng nước nóng đóng băng nhanh hơn nước lạnh vẫn chưa có lời giải
Ông Brian Emsley, giám đốc truyền thông của Hiệp hội Hóa học Hoàng gia Anh, cho biết trên Daily Mail: “Người giành giải thưởng 1.000 bảng cần giải thích một cách thuyết phục cho hiện tượng nước nóng đóng băng nhanh hơn nước lạnh và có thể đưa ra một số ý tưởng sáng tạo.”

Hiện tượng nước nóng đóng băng hơn nước lạnh được gọi là ‘hiệu ứng Mpemba’, đặt theo tên học sinh cấp 3 Erasto Mpemba người Tanzania, sau khi học sinh này đưa câu hỏi cho các giáo sư tới thăm trường của cậu vào năm 1968.

Mpemba, đã nghiên cứu hiện tượng kỳ quái này suốt 5 năm, trước khi đưa câu hỏi cho giáo sư Denis Osborne thuộc trường đại học Dar es Salaam (Tanzania): “Nếu ông đưa hai cốc nước bằng nhau, một cốc có nhiệt độ 35 độ C và một cốc có nhiệt độ 100 độ C, vào tủ  lạnh, cốc nước 100 độ C sẽ đóng băng trước. Tại sao?”

Giáo sư Denis Osborne đã không trả lời được câu hỏi hóc búa của cậu học sinh cấp 3. Một năm sau đó, ông đã tiến hành một nghiên cứu về hiện tượng này và gọi nó là ‘Hiệu ứng Mpemba’.

Sau đó, rất nhiều giả thuyết dựa trên các hiệu ứng vật lý như bay hơi, đối lưu và làm chậm đông đã được các nhà  khoa học đưa ra để giải thích ‘Hiệu ứng Mpemba’, nhưng không giả thuyết nào thuyết phục được đa số giới khoa học.

Hà Hương - VietNamnet


Logged

Quách Tinh Tế
Học sinh
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 4
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 9


aqnt96
Email
« Trả lời #2 vào lúc: 10:50:23 pm Ngày 02 Tháng Bảy, 2012 »

Thầy ơi thầy có ý tưởng gì không ạ? Em mới nghĩ ra dùng đối lưu chắc ổn, nhưng cũng không biết chắc đầy đủ còn thiếu cái gì.


Logged

Be you!!!
Quách Tinh Tế
Học sinh
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 4
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 9


aqnt96
Email
« Trả lời #3 vào lúc: 06:53:14 pm Ngày 09 Tháng Bảy, 2012 »

Mọi người ơi đóng góp ý kiến đi với!!!! Sao mãi chả thấy ai vậy. [-O<


Logged

Be you!!!
Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 10:08:29 pm Ngày 09 Tháng Bảy, 2012 »

Hiệu ứng Mpemba

Hiệu ứng Mpemba là một hiện tượng mà trong một điều kiện nhất định nào đó (đôi lúc xảy ra) - khi cùng làm lạnh, nước nóng có thể đóng băng nhanh hơn nước lạnh.

Tạp chí New Scientist khuyến nghị nên thí nghiệm với các mẫu nước ở 35°C (95°F) và 5°C (41°F) để tối đa hóa hiệu ứng.[1] (thực tế không phải luôn đạt được như vậy - trong các thí nghiệm hiệu ứng chỉ thể hiện trên một số mẫu thử - tùy thuộc vào những điều kiện nhất định mà đến nay chưa kiểm soát được)

Nguồn gốc

Hiện tượng nước nóng đóng băng nhanh hơn nước lạnh được gọi là “hiệu ứng Mpemba” - được đặt theo tên học sinh trung học Erasto B.Mpemba người Tanzania[2]. Mpemba tình cờ bắt gặp hiện tượng này lần đầu năm 1963 trong một lớp học nấu ăn tại trường cấp 2 Magamba, khi anh làm lạnh món kem trộn nóng (hỗn hợp trộn để làm kem – vẫn còn nóng trước khi cho vào tủ lạnh) và để ý thấy rằng nó đông cứng nhanh hơn kem trộn lạnh.

Sau khi tốt nghiệp, Mpemba chuyển lên học tại trường Mkwawa, tỉnh Iringa, Tanzania. Một lần, hiệu trưởng trường này đã mời Tiến sĩ Denis G. Osborne từ đại học ở thành phố Dar Es Salaam (from the University College in Dar Es Salaam) đến giảng bài về vật lý học.

Kết thúc bài giảng, Erasto Mpemba đã hỏi vị Tiến sĩ một câu: “Nếu ta có 2 cốc nước bằng nhau, một cốc nước nguội 35°C và một cốc nước nóng 100°C, cùng cho cả 2 cốc vào trong tủ đá thì cốc nước nóng lại đóng băng trước – Vậy giải thích tại sao?” – và chỉ nhận được sự chế nhạo của các bạn cùng lớp, và cả của thầy giáo. Nhưng sau chút ngạc nhiên ban đầu, tiến sĩ Denis G. Osborne đã tiến hành thí nghiệm lại phát kiến đó tại nơi làm việc của mình, và đã xác nhận phát hiện của Erasto. Sau đó họ đã cùng công bố kết quả vào năm 1969.[3][4] Từ năm 2002, Erasto Mpemba đã nghỉ hưu sau khi công tác tại “Ủy ban Rừng và Động vật hoang dã Châu Phi”

Giải thích

Hiện tượng kỳ lạ này đã làm đau đầu giới khoa học trong nhiều năm. Các nhà vật lý học từng đưa ra nhiều giả thiết về hiệu ứng Mpemba (liên quan đến sự bay hơi, sự đối lưu, quá trình đóng tuyết, sự làm chậm đông và các tạp chất hòa tan). Tuy nhiên các giải thích khác nhau đều không thuyết phục mọi người, bởi vì mặc dù các yếu tố trên đều có ảnh hưởng nhất định nhưng chưa đủ mạnh để gây nên hiệu ứng, cũng như chưa ai đưa ra được bằng chứng xác thực để chứng minh.

Ngày 29/03/2010 trên tạp chí New Scientist đã đăng một bài của James Bulangliqi, được cho là đã làm sáng tỏ được nguyên nhân của hiệu ứng này.[2]

Theo James Bulangliqi (Đại học State, New York, Mỹ), hiện tượng trên có mối quan hệ với một số tạp chất ở trong nước. James Bulangliqi cho rằng, chính các tạp chất có trong nước mới là nhân tố then chốt dẫn tới tốc độ đóng băng nhanh của nước nóng.

Trong thời gian 10 năm liền, James Bulangliqi đã tiến hành hàng trăm thí nghiệm có liên quan đến hiệu ứng Mpemba. Cuối cùng, ông đã phát hiện chứng cứ chứng minh hiệu ứng Mpemba xuất phát từ hiện tượng supercool (làm chậm đông) bất ổn định.

James Bulangliqi đã tiến hành thí nghiệm đối với hai mẫu nước máy ở cùng nhiệt độ 20°C. Trước tiên ông bỏ mẫu nước vào trong ống nghiệm, sau đó đưa vào tủ lạnh để làm đông. Hỗn hợp ngẫu nhiên của tạp chất đã làm cho hai mẫu nước này có điểm đông khác nhau, trong đó có một mẫu có điểm đông cao hơn. Nếu như sự khác biệt này đủ lớn, thì hiệu ứng Mpemba sẽ xuất hiện.

James Bulangliqi lựa chọn mẫu nước có điểm đông tự nhiên cao hơn và tiến hành tăng nhiệt tới 80°C, mẫu nước còn lại chỉ tăng nhiệt bằng nhiệt độ trong nhà, sau đó lại đưa hai ống nghiệm vào tủ lạnh. Ông James Bulangliqi cho biết, nếu như điểm đông của nước nóng cao tối thiểu 5°C, thì tốc độ đóng băng của nó sẽ nhanh hơn nhiều so với nước lạnh.

Nguồn: Wikipedia

*****

Mpemba effect: Why hot water can freeze faster than cold

(PhysOrg.com) -- Scientists have known for generations that hot water can sometimes freeze faster than cold, an effect known as the Mpemba effect, but until now have not understood why. Several theories have been proposed, but one scientist believes he has the answer.

Theories for the Mpemba effect have included:

    faster evaporation of hot water, which reduces the volume left to freeze

    formation of a frost layer on cold water, insulating it

    different concentrations of solutes such as carbon dioxide, which is driven off when the water is heated

The problem is that the effect does not always appear, and cold water often freezes faster than hot water.

Radiation safety officer with the State University of New York, James Brownridge, has been studying the effect in his spare time for the last decade, carrying out hundreds of experiments, and now says he has evidence that supercooling is involved. Brownridge said he found water usually supercools at 0°C and only begins freezing below this temperature. The freezing point is governed by impurities in the water that seed ice crystal formation. Impurities such as dust, bacteria, and dissolved salts all have a characteristic nucleation temperature, and when several are present the freezing point is determined by the one with the highest nucleation temperature.

In his experiments, Brownridge took two water samples at the same temperature and placed them in a freezer. He found that one would usually freeze before the other, presumably because of a slightly different mix of impurities. He then removed the samples from the freezer, warmed one to room temperature and the other to 80°C and then froze them again. The results were that if the difference in freezing point was at least 5°C, the one with the highest freezing point always froze before the other if it was heated to 80°C and then re-frozen.

Brownridge said the hot water cools faster because of the bigger difference in temperature between the water and the freezer, and this helps it reach its freezing point before the cold water reaches its natural freezing point, which is at least 5°C lower. He also said all the conditions must be controlled, such as the location of the samples in the freezer, and the type of container, which he said other researchers had not done.

The effect now known as the Mpemba effect was first noted in the 4th century BC by Aristotle, and many scientists have noted the same phenomenon in the centuries since Aristotle’s time. It was dubbed the Mpemba effect in the 1960s when schoolboy Erasto Mpemba from Tanzania claimed in his science class that ice cream would freeze faster if it was heated first before being put in the freezer. The laughter ended only when a school inspector tried the experiment himself and vindicated him.

More information: Mpemba effect - Wiki article;
James D. Brownridge web page;
Mpemba Effect scientific paper, March 2010, by James D. Brownridge;
via Newscientist

Nguồn: http://phys.org/news188801988.html


Logged

Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
Quách Tinh Tế
Học sinh
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 4
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 9


aqnt96
Email
« Trả lời #5 vào lúc: 06:16:06 pm Ngày 25 Tháng Bảy, 2012 »

em cảm ơn thầy!!! Em đã hiểu hơn về hiện tượng này rồi. Smiley


Logged

Be you!!!
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_10944_u__tags_0_start_0