1
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Tia X
|
vào lúc: 06:16:53 PM Ngày 01 Tháng Ba, 2011
|
dùng kiểu gì bạn, giải thích coi, điện xoay chiều 50Hz đổi chiều 50 lần trên giây, chắc ai cũng biết. Vậy, chiều nó đổi như thế làm sao mà có thể gia tốc cho các electron bay với vận tốc lớn được để mà bắn phá phát sinh các hạt gama hay anpha gi gi đó để tạo ra tia X được.
Nản thế không biết.
|
|
|
2
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Mắc tam giác? Mắc hình sao?
|
vào lúc: 10:38:54 PM Ngày 28 Tháng Hai, 2011
|
Thứ nhất L và C không phải là thành phần tiêu hao năng lượng, nó là thành phần có chức năng điều khiển mạch điện, nó không tiêu thụ điện năng L: đặc trưng cho thành phần tích phóng năng lượng từ trường C: đặc trưng cho thành phần tích phóng năng lượng điện trường do vậy, khi bạn thay tải băng L và C thì đó không được gọi là tải được bạn ah Thứ hai Cường độ dòng điện giảm là bời  - Khi bóng đèn chưa tắt, tức mạch như hình trên, gia sử mỗi bóng đèn có điện trở là X và điện trở dậy là là R Do mạch mắc tải hình sao nên [tex]\large I_{d}=I_{p}= \frac{U_{p}}{Z} = \frac{U_{p}}{ \sqrt{R^{2}+X^{2}}} = \frac{U_{d}}{\sqrt{3}\sqrt{R^{2}+X^{2}}} = I_{qua.moi.bong.den}[/tex] - Khi bóng đèn tắt, tức như mình hiểu là mạch bị đứt ở một chỗ nào đó trong 3 day Mình giả sử đứt tại dây A, khi đó [tex]\large U_{nhanh.B}=U_{nhanh.C}=\frac{U_{d}}{2}[/tex] suy ra: [tex]\large I_{nhanh.B}=I_{nhanh.C}=\frac{U_{BC}}{\sqrt{(2R)^{2}+(2X)^{2}}}=\frac{U_{d}}{2\sqrt{(2R)^{2}+(2X)^{2}}}[/tex] Từ đó ta thấy, hiển nhiên là nó bé hơn rồi đó, mẫu số nó to thế kia cơ mà Thứ ba Cái I không của bạn người ta gọi là I dây, mà I dây = căn 3 I pha Mình nghĩ là vẫn bằng giá trị I pha của máy phát, sorry vì đáp án trước mình bị nhầm. 
|
|
|
3
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Mắc tam giác? Mắc hình sao?
|
vào lúc: 10:35:04 PM Ngày 28 Tháng Hai, 2011
|
Thứ nhất L và C không phải là thành phần tiêu hao năng lượng, nó là thành phần có chức năng điều khiển mạch điện, nó không tiêu thụ điện năng L: đặc trưng cho thành phần tích phóng năng lượng từ trường C: đặc trưng cho thành phần tích phóng năng lượng điện trường do vậy, khi bạn thay tải băng L và C thì đó không được gọi là tải được bạn ah Thứ hai Cường độ dòng điện giảm là bời  - Khi bóng đèn chưa tắt, tức mạch như hình trên, gia sử mỗi bóng đèn có điện trở là X và điện trở dậy là là R Do mạch mắc tải hình sao nên [tex]\large I_{d}=I_{p}= \frac{U_{p}}{Z} = \frac{U_{p}}{ \sqrt{R^{2}+X^{2}}} = \frac{U_{d}}{\sqrt{3}\sqrt{R^{2}+X^{2}}} = I_{qua.moi.bong.den}[/tex] - Khi bóng đèn tắt, tức như mình hiểu là mạch bị đứt ở một chỗ nào đó trong 3 day Mình giả sử đứt tại dây A, khi đó [tex]\large U_{nhanh.B}=U_{nhanh.C}=\frac{U_{d}}{2}[/tex] suy ra: [tex]\large I_{nhanh.B}=I_{nhanh.C}=\frac{U_{BC}}{\sqrt{(2R)^{2}+(2X)^{2}}}=\frac{U_{d}}{2\sqrt{(2R)^{2}+(2X)^{2}}}[/tex] Từ đó ta thấy, hiển nhiên là nó bé hơn rồi đó, mẫu số nó to thế kia cơ mà
|
|
|
4
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Tia X
|
vào lúc: 11:29:19 PM Ngày 25 Tháng Hai, 2011
|
chắc chắc là không được rồi, trừ khi có ai đó nghĩ ra cách là cho các hạt electron chuyển động 1 chiều duy nhất trong điện trường có cực từ đổi chiều 50 lần trên s 
|
|
|
5
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Mắc tam giác? Mắc hình sao?
|
vào lúc: 11:26:21 PM Ngày 25 Tháng Hai, 2011
|
Xin góp vui tẹo: Về mạch đối xứng: Gồm nguồn đối xứng: là nguồn có dao động cùng sin, cùng biên độ, cùng tần số, lệch nhau 2pi/3 Tải đối xứng: nếu 2 nguồn của day 3 pha đều nối riêng rẽ với 3 tải riêng sao cho 3 tải đó có điện trở bằng nhau,ta được tải đối xứng Nếu mạch điện thỏa mãn 2 yêu cầu trên thì ta được mạch điện ba pha đối xứng  Còn bài 2, cách mắc nguồn không quan trọng, vì nó chỉnh ảnh hưởng đến giá trị của I pha và I day thôi bạn. Khi tai mắc sao đối xứng Vì giới hạn trong chương trình cấp 3 nên mình không dám giải theo trở kháng nên mình nói thế này nha Bạn cần nói rõ là: KHi đèn bị đứt hay khi đèn bị nối tắt Hai thứ đó cho kết quả khác nhau đo - Khi đèn bị đứt, hay chỉ còn lại 2 bóng, khi đó cường độ dòng điện qua qua hai bóng đó sẽ giảm nên 2 bóng sáng yếu hơn. - Khi bị nối tắt tức ngắn mạnh tại 1 trong 3 đầu A hoặc B hoặc C , lúc này trái ngược hẳn với bị đứt, cường độ dòng điện tăng mạnh, tức đèn sáng hơn mức bình thường, có thể cháy chắc chắn, mình đảm bảo  , lại mất mất chục nghìn mua bóng mới thôi  3< Dây trung hòa trong mạch điện : Đối với mạch điện đối xứng thì dây trung hòa này chẳng có tác dụng gì vì cường độ dòng điện qua nó băng 0 Còn đối với mạch điện không đối xứng thì gần như đúng với cái tên của nó, nếu không có dây trung tính này thì điện áp rơi trên các pha tải khác rất nhiều so với điện pha của nguồn và dẫn đến kết quả là có thể gây nên quá điện áp ở một pha nào đó. 4.KHi bạn cắt ra như thế thì coi như mạch ko tải, tức Io của bạn bằng 0 
|
|
|
6
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Xin ý kiến của thầy cô và các bạn về bài này :
|
vào lúc: 10:51:49 PM Ngày 25 Tháng Hai, 2011
|
Theo tớ, để mà xét một cách tỉ mỉ và kĩ lương bài toán này thì nó rất là khó bởi vì - Theo ban ra đề cũng hõi " liệu từ trường của trái đất có ảnh hưởng tới việc dao động của con lắc không" mình xin thưa với bạn là có chứ, đương nhiên nếu con lắc là kim loại rồi, một bài toán có thể chứng minh được điều này, mình từng đọc qua rôi, trong cuốn "Vật Lý vui" quyển 2 có nói rõ, nếu con lắc đủ dài, nó có chu kì thay đổi theo từng khoảng giờ của Trái đất. - Việc tắt hay dừng hẳn dao động của con lắc một khi ma sát, tức lực cản không khí là như nhau Trong khi dao độn vơi góc ban đâu lơn thì vệc thực hiện được quãng đường bao nhiêu hay cung dịch chuyển dS trong khoảng từ 0 đến vị trí mã của nó rất quan trọng vì từ đó ta có thể tính được năng lượng thất thoát do sinh nhiệt ma sat gây lên. Hay chính là công của lực ma sát. - Nhưng bài toán của mình hầu hết là dao động nhỏ thì tất cả các công thức mới đúng, gần như công thức trong phần con lắc đơn chúng ta học là đều được là tròn them kiểu coi như nó dịch chuyển 1 đoạn dS rất bé và coi như là băng nhau ở mỗi lần dịch chuyển, coi như góc anpha là nhỏ nên s=l/anpha,.... vân vân, rất nhiều thứ chúng ta là tròn kiểu đó, cho nên đi từ lý thuyết đến thực tế là rất khác nhau, không thể dung chung công thức được , tất cả nó đều coi như là lý tưởng như trong mơ vây. Tóm laiij bài này chọn đáp án như bạn gi gi la chuẩn rồi đóa.
|
|
|
8
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: một bài con lắc đơn để thử tài các bạn
|
vào lúc: 06:48:00 PM Ngày 25 Tháng Hai, 2011
|
Theo mình thì là thế này Từ công thức [tex]\large T= \frac{2\Pi }{ \omega } = \frac{2\Pi }{ \sqrt{ \frac{g}{l}}}[/tex], từ đó suy ra chiều dai của con lắc [tex]l[/tex] bằng bao nhiêu đấy, Rồi từ đó thay vào công thức [tex]\large T_{s}= 2\Pi \sqrt{\frac{l}{gcos \alpha \sqrt{1+ \mu ^{2}}}}[/tex] Trong đó [tex]\large \mu[/tex] là hệ số ma sát Sẽ ra kết quả, hi mình ko có máy tinh nên ko bit ra bao nhiêu, các bạn tính zum 
|
|
|
9
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Năng lượng kích hoạt cho phản ứng phân hạch
|
vào lúc: 11:38:53 AM Ngày 24 Tháng Hai, 2011
|
Thầy xem ở cái bảng ý, cái bảng này này Excitation energy for fission (MeV) : Năng lượng kích thích phản ứng phân hạchBinding energy of the last neutron (MeV): Năng lượng liên kết của neutron cuối Thì thầy thấy đó: với U-235 Năng lượng kích thích phản ứng phân hạch là 5,7 MeV, trong khi năng lượng liên kết là năng lượng bị mất đi khi hình thành liên kết giữa các proton và neutron. Nếu cộng tổng khối lượng của các nucleon (proton và neutron) hợp thành 1 nguyên tử, sẽ nhận thấy 1 điều là nó ít hơn tổng khối lượng thực tế các của nguyên tử. Khối lượng này mất tích được gọi là khối lượng khiếm khuyết hay chính là độ hụt khối mà SGK gọi. Nó được phát sinh trong việc hình thành hạt nhân từ các nucleon. Năng lượng này sẽ được đưa trở lại hạt nhân để phân hủy nó thành các nucleon cá nhân của mình. Chính vì vậy Binding energy of the last neutron có năng lượng như trên bảng là 6,5MeV, nó lớn hơn năng lượng kích thích phân hạch, như em đã nói ở trên, năng lượng này sẽ được đưa trở lại và các nucleon của nó tức nucleon của U-235, gần như là nó tự phân hạch rồi. Vì vậy chỉ cần 1 nguồn năng lượng kích thích cực nhỏ cỡ eV như neutron nhiệt chậm cỡ 0,025eV đã có thể kích thích phản ứng phân hạch rồi ạ. Còn tại sao năng lương do độ hụt khối gây ra đó lại được đưa trở lại các nucleon của hạt nhân của nó thì em cung ko biết, em chỉ biết các nhà khoa học họ chứng minh được như vậy qua nghiên cứa thực nghiệm rút ra thôi ạ. Có gì sai mong thầy đừng cười. 
|
|
|
11
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Lại nói về trạng thái dừng...
|
vào lúc: 10:53:07 PM Ngày 20 Tháng Hai, 2011
|
Một số tài liệu có dùng công thức tính năng lượng trạng thái dừng là [tex]\frac{-13,6}{n^{2}}[/tex] (eV). Tại sao năng lượng lại là một số âm?
Không có gì là lạ ở đây cả, vì thứ mà các bạn được học ở cấp 3 là theo tiên đề của nhà bác học BohrBohr đưa ra 2 đề xuất chính với mô hình nguyên tử như sau: - Trong nguyên tử electron chỉ có thể chuyển động trên quỹ đạo xác định có bán kính xác định. Khi quay trên quỹ đạ o đó, năng lượng được bảo toàn. - Mỗi quý đạo ứng với một mức năng lượng của electron. Quỹ đạo gần hạt nhân nhất ứng với mức năng lượng thấp nhất, càng xa hạt nhân, năng lượng càng cao. Đó là 2 tiên đề chính của Bohr, và kết hợp với nhà bác học Planck, Bohr đưa ra công thức tính năng lượng của Electron khi quay quanh hạt nhân như sau: [tex]\large E_{n}= - \frac{1}{8 \varepsilon _{0}^{2}} . \frac{me^{4}}{h^{2}} . \frac{1}{n^{2}}[/tex] Trong đó: [tex]\large \varepsilon _{0}[/tex]: hằng số điện môi chân không được tính bới [tex]\large \varepsilon _{0} = 8,854.10^{-12} \frac{C^{2}}{J.m}[/tex] Công thức của bạn nêy trên chỉ đúng cho electron của nguyên tử Hidro thoi bạn ah. Còn nó âm là đúng đó, vì Khi electron chuyển từ quỹ đạo này sang quỹ đạo khác thì xẩy ra sự hấp thụ hoặc giải phóng năng lượng, nó hấp thụ năng lượng khi chuyển từ quỹ đạo gần ra xa hạt nhân và ngược lại. Lượng tử năng lượng của bức xạ được giải phóng hoặc hấp thụ bằng hiệu giữa hai mức năng lượng và có tần số và bước sóng được xác định bằng công thức ( khi electron chuyển từ n đến m) [tex]\large \varepsilon = h \gamma = h \frac{c}{ \gamma } = E _{n} - E_{m}[/tex] Ở cấp 3 chỉ được vậy thôi, chắc bạn cũng biết Bohr có nhiều hạn chế Bạn có thể đọc sách đại học, họ sẽ nói rất cụ thể về vấn đền này và một phương trình phát triển tổng quát hơn của Bohr, đó là Phương trình Schrodingerhi
|
|
|
12
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Hỏi về quang trở
|
vào lúc: 10:23:54 PM Ngày 20 Tháng Hai, 2011
|
Theo mình nghĩ thì đáp án A vì tế bao quang điện hay tên khoa học là solar cell có công nghệ chế tạo rất phức tạp, thường là từ các chất bán dẫn với công nghệ Nano tức nhỏ tới [tex]\large 10^{-9}m[/tex] ý, vì vậy việc chế tạo nó đòi hỏi công nghệ cao lắm và giá thành cũng rất cao Mặt khác, solar cell chỉ dùng để tạo năng lượng điện từ ánh sáng mặt trời Còn Quang trỏ thì hay được dùng trong mạch điện tử, có chức năng điều khiển mạch, nó là thành phần chính của mạnh, ứng dụng rộng trong việc chế tạo thiết bị chống trộm, chiều sáng tự động, camera cảm biến,... Hi vọng là đúng 
|
|
|
13
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Năng lượng kích hoạt cho phản ứng phân hạch
|
vào lúc: 11:30:42 PM Ngày 19 Tháng Hai, 2011
|
Em thấy nó cũng không khác nhau là mấy Vì, theo thầy nói: năng lượng đưa hạt nhân lên trạng thái kích thích X* và năng lượng neutron nhiệt Vì khi ta bắn phá 1 neutron nhiệt có năng lượng vào hạt nhân thì hầu như năng lượng đó được truyền vào hạt nhân đó và làm hạt nhân trở thành trạng thái kích thích X*. Về cơ bản thì nó khác nhau. Nhìn ra xa hơn là vì nó bắn phá vào hạt nhân để gay ra trạng thái kích thích. Nói chung em cung ko biết là nó khác nhau hay giống nhau <  Còn năng lượng liên kết của nơtron với hạt nhân có khác với năng lượng liên kết riêng của hạt nhânthì em xin được trả lời như này: Như nhau mà thực ra là một thôi thầy. Theo như mọi người vẫn biết, năng lượng liên kết được tạo ra do độ hụt khối của chúng khi hình thành liên kết giữa các protons và neutronsThầy xem nha: 1 ví dụ Đối với hạt anpha [tex]\large \Delta m=0,0304u[/tex] thì sẽ có một năng lượng liên kết là 28,3MeV với [tex]\large 1u=1,66054. 10^ {-27}kg=931,494MeV/c^{2}[/tex] năng lượng này nó lớn hơn rất nhiều so vơi năng lượng liên kết giữa electron và hạt nhân.  Nó lớn nhỏ 1 triệu lần so với liên kết hạt nhân. Thầy xem hình sau thì sẽ rõ  Em còn kém lắm, thầy xem có gì sai đừng cười nha: d  Ah chết , mấy cái hình em lấy từ trang hyperphysics.phy-astr.gsu.edu hi
|
|
|
15
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Năng lượng kích hoạt cho phản ứng phân hạch
|
vào lúc: 10:18:40 PM Ngày 19 Tháng Hai, 2011
|
- SGKVL12 trang 195 có viết:để tạo nên phản ứng phân hạch của hạt nhân X, phải truyền cho X mộtnawng lượng đủ lớn - giá trị tối thiểu của năng ượng này gọi là năng lượng kích hoạt, vào cỡ vài MeV. Phương pháp dễ nhất để truyền NL kích hoạt cho X là cho một nơ tron bắn vào X ... - SGKVL12NC trang 283 viết:Dùng nơ tron nhiệt (còn gọi là nơ tron chậm) có năng lượng cỡ 0,01 eV bắn vào U235, ta có phản ứng phân hạch .... Điều thắc mắc của tôi là: năng lượng kích hoạt mà SGK cơ bản nêu khác với năng lượng cỡ 0,01 eV của nơ tron nhiệt bắn vào U235 ở chỗ nào? Mong diễn đàn cho ý kiến! Xin cảm ơn!
Theo em nghĩ là cả 2 quyển sách đều không sai và không có gì là mẫu thuẫn ở đây, Các bạn nên tham khỏa tài liệu sau, nguồn từ http://library.thinkquest.org/C006669/data/Chem/nuclear/fission.htmlPhản ứng phân hạch hay còn gọi là Nuclear FissionPhản ứng phân hạch hạt nhân được Enrico Fermi thực hiện hành công vào năm 1934 khi nhóm của ông dùng nơtron bắn phá hạt nhân Uranium. Năm 1938, các nhà hóa học khác đã thực hiện các thí nghiệm tạo ra các sản phẩm của Uranium sau khi bị nơtron bắn phá. Họ xác định rằng các nơtron tương đối nhỏ có thể cắt các hạt nhân của các nguyên tử Urani lớn thành hai phần khá bằng nhau. Đây là một kết quả đáng ngạc nhiên. Đây, bạn xem thêm bảng Excitation energy for fission MeV _ bảng thông số năng lượng kích thích cho phản ứng phân hạch của một số chất phóng xạ, bạn sẽ hiểu:  còn tại sao Uranium 235 lại có năng lượng kích thích nhỏ như vậy thì là như thế này nha: Như các bạn biết, các phản ứng phân hạch hạt nhân muốn thực hiện được thì phải cung cấp 1 năng lượng tối thiểu để kích thích. Nếu neutron là một hạt nhân thì nó cũng sẽ có năng lượng bao gồm động năng của neutron và năng lượng liên kết của neutron này với hạt nhân của nó, nếu năng lượng này lớn hơn năng lượng kích thích thì cho phản ứng phân hạch này thì các hạt nhân có thể phân hạch. Đối với U-235, năng lượng kích thích vào cỡ 5,7MeV thì sẽ có phản ứng phân hạch hạt nhân xảy ra, nhưng ta thấy năng lượng liên kết các nơtron vào khoảng 6,5MeV, do đó nơtron ngay cả với rất ít năng lượng động học ( ví dụ như bạn đã nói, chỉ cần nơtron nhiệt cỡ 0,025eV ) có thể kích hoạt phản ứng phân hạch ở U-235. Đối với U-238 và Th-232 thì khác, năng lượng kích thích cần thiết cho phản ứng phân hạch la 6,5MeV và do đó cao hơn nhiều so với năng lượng liên kết các nơtron chỉ có 4,8MeV, do vậy, để có thể phân hạch hạt nhân cần ít nhất neutron có năng lượng 1,7MeV. Ở một số trường hợp có thể xảy ra phản ứng phân hạch ở một số hạt nhân rất nặng. hi vọng bạn hiểu thêm chút ít, hi 
|
|
|
|