Xem các bài viết
|
Trang: 1
|
1
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Bài tập về vận tốc ánh sáng cần giúp gấp
|
vào lúc: 05:38:27 PM Ngày 18 Tháng Hai, 2013
|
Em chào cả nhà, rất mong cả nhà giúp em bài này trong đề thi vào NUS. Light travels at different speed through different materials. If it travels at speed v in a medium of refractive index 1.2, what is its speed in a medium of refractive index 1.6? (Tốc độ của ánh sáng trong các môi trường khác nhau là khác nhau. Nếu nó có tốc độ là v trong môi trường có chiết suất 1,2 thì tốc độ của nó bằng bao nhiêu trong môi trường có chiết suất 1,6?) A. 1.3v B. 0.67v C. 2v D. 1.7v E. 0.55v
Theo ngu kiến của em thì v = c/n => c = 1,2v = 1,6v' suy ra v' = 0,75v. Rõ ràng chiết suất lớn hơn thì tốc độ nhỏ hơn. Vậy mà không có đáp án. Em sai chỗ nào cả nhà chỉ em với ạ. Cảm ơn cả nhà nhiều nhiều!
|
|
|
2
|
VẬT LÝ CHUYÊN NGÀNH / VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG / Dòng điện chỉnh lưu
|
vào lúc: 02:56:56 PM Ngày 17 Tháng Hai, 2013
|
Cả nhà ơi, giúp em câu hỏi này với ạ. Cho dòng điện xoay chiều và dòng chỉnh lưu toàn sóng của nó đi qua cùng một tải tiêu thụ thì công suất trong trường hợp nào lớn hơn ạ? Cám ơn cả nhà rất nhiều!
|
|
|
3
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ CẤP 2 / Chuyển động cơ
|
vào lúc: 10:16:52 PM Ngày 17 Tháng Tám, 2012
|
Cả nhà ơi, giúp mình bài này với. Thanks cả nhà nhiều nhiều!
Một xe đạp và xe buýt cùng đi từ A đến B cách nhau 11 km. Hai xe xuất phát đồng thời. Xe buýt đi với vận tốc 60 km/h, nhưng cứ đi 1 km lại dừng lại 2 phút. Xe đạp chuyển động với vận tốc không đổi, không dừng lại. Vận tốc của xe đạp thỏa mãn điều kiện nào để ở mỗi điểm dừng của xe buýt xe đạp lại vượt lên trước.
|
|
|
4
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / LUYỆN THI ĐẠI HỌC / Trả lời: 5 câu đề thi thử chuyên Lam Sơn 2012
|
vào lúc: 09:59:10 PM Ngày 09 Tháng Sáu, 2012
|
Câu 39: Mạch điện AB gồm R, L, C nối tiếp, [tex]u_{AB}=U\sqrt{2}cos\left(\omega t \right)[/tex]. Chỉ có ω thay đổi được. Giá trị hiệu dụng của điện áp ở hai đầu các phần tử R, L, C lần lượt là UR; UL; UC. Cho ω tăng dần từ 0 đến vô cực thì thứ tự đạt cực đại của các điện áp trên là A. UC; UR; UL B. UC; UL; UR C. UL; UR; UC D. UR; UL; UC
Vì Zc tỉ lệ nghịch với [tex]\omega[/tex], ZL tỉ lệ thuận với [tex]\omega[/tex] Vậy khi [tex]\omega[/tex]nhỏ thì Zc lớn. Khi Zc đạt tới giá trị:[tex]Z_{C}=\frac{R^{2}+Z^{2}_{L}}{Z_{L}}[/tex] thì Uc cực đại. => Công thức này chỉ đúng với C thay đổi Uc max thôi chứ, Hiepsi? Khi [tex]\omega[/tex]tăng thì Zc giảm ZL tăng đến khi ZL = Zc thì mạch cộng hưởng nên UR lớn nhất. Khi [tex]\omega[/tex]tăng thi ZL tăng khi tới giá tr
|
|
|
7
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / LUYỆN THI ĐẠI HỌC / Câu khó đề thi thử Nguyễn Huệ lần 2
|
vào lúc: 11:36:42 AM Ngày 24 Tháng Tư, 2012
|
Lăng kính tiết diện là tam giác đều ABC, góc chiết quang A, mặt bên có độ rộng a = 10 cm. Chiếu tia sáng trắng tới mặt bên AB của lăng kính theo phương song song với BC sao cho toàn bộ chùm khúc xạ ở mặt AB truyền đến AC. Biết rằng chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ vừa vặn thỏa mãn điều kiện phản xạ toàn phàn tại AC và chiết suất với ánh sáng tím là căn3. Độ rộng của chùm sáng ló ra khỏi BC là A. 2,6 cm. B. 0,337 cm. C. 0,389 cm. D. 0,195 cm. Đáp án là B. Mong cả nhà giúp đỡ! Em xin chân thành cảm ơn!
|
|
|
8
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / LUYỆN THI ĐẠI HỌC / Sóng ánh sáng: vận tốc - tần số - chiết suất
|
vào lúc: 08:15:53 AM Ngày 23 Tháng Tư, 2012
|
Em chào cả nhà, mặc dù câu hỏi này em đã đọc ở nhiều nơi (cả web mình), nhưng chưa thấy câu trả lời thỏa đáng. Một lần nữa, mong cả nhà bàn bạc và chỉ giáo em một số thắc mắc sau. Em xin chân thành cảm ơn!
Chiết suất tuyệt đối của một môi trường trong suốt phụ thuộc vào tần số hay bước sóng của ánh sáng? Sách giáo khoa VL12 Nâng cao, phần 4 (trang 196): "Chiết suất của một môi trường trong suốt phụ thuộc vào tần số và bước sóng của ánh sáng." => vậy là vì phụ thuộc vào tần số nên phụ thuộc vào bước sóng đúng không ạ?
Vận tốc của một ánh sáng nhất định trong một môi trường trong suốt phụ thuộc vào bản chất môi trường, có phụ thuộc vào tần số của ánh sáng đấy không? Sách giáo khoa VL12 Nâng cao, phần 2 (trang 211, 212): c/v = n = sqrt(epxilon.muy), trong đó epxilon phụ thuộc vào tần số. => v phụ thuộc vào n, n phụ thuộc vào f => v phụ thuộc vào f, đúng không ạ?
Tần số của một chùm sáng phụ thuộc vào gì? Tần số ánh sáng không thay đổi khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác. => Tần số ánh sáng là do nguồn sáng quyết định. Vậy nếu có một chùm sáng trắng trong chân không thì tần số của các ánh sáng trong chùm đều có cùng tần số ạ?
|
|
|
9
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 10 / Lực hấp dẫn tăng hay giảm?
|
vào lúc: 06:58:49 PM Ngày 10 Tháng Một, 2010
|
p5 đọc dc bài sau về Lực hấp dẫn. Liệu có chắc chắn càng đi sâu vào tâm trái đất thì lực hấp dẫn càng giảm ko? Nó có mâu thuẫn với Định luật vạn vật hấp dẫn không cả nhà?
Càng lên cao, lực Trái đất hút các vật càng giảm, vì thế, chúng càng nhẹ đi. Nếu vượt ra khỏi bầu khí quyển của Trái đất, trọng lượng của vật sẽ bằng 0. Suy ngược ra, bạn có thể cho rằng càng vào sâu trong lòng đất, vật càng nặng hơn. Chú ý nhé, điều này hoàn toàn là ngộ nhận! Trái đất hút những vật thể bên ngoài y như toàn bộ khối lượng của nó tập trung ở tâm. Theo định luật vạn vật hấp dẫn, lực hút giảm tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách, càng lên cao, lực hút của Trái đất lên các vật càng yếu đi.
Từ tính toán trên, tất bạn sẽ nảy ra ý kiến cho rằng khi đưa quả cân vào sâu trong lòng Trái đất, tức là khi đưa vật tiến về tâm, thì ta phải thấy sức hút tăng hơn, hay khi đó quả cân nặng hơn. Song, thực tế, vật thể không tăng trọng lượng khi đưa vào sâu trong lòng Trái đất, mà ngược lại, nhẹ đi.
Sở dĩ như thế là vì bây giờ vật thể không còn chịu sức hút từ một phía nữa, mà là từ nhiều phía trong lòng đất (dưới, trái, phải…). Rút cục, các lực hút của quả cầu có bán kính bằng khoảng cách từ tâm Trái đất đến chỗ đặt đồ vật là có giá trị. Vì vậy, càng đi sâu vào lòng Trái đất thì trọng lượng của vật càng giảm nhanh. Khi tới tâm Trái đất, vật trở thành không trọng lượng. Như thế, ở trên mặt đất, vật sẽ nặng hơn cả. Tình hình xảy ra đúng như thế nếu Trái đất hoàn toàn đồng nhất về khối lượng riêng. Nhưng trên thực tế, khối lượng riêng của Trái đất tăng lên khi vào gần tâm: Vì vậy, khi vào sâu trong lòng Trái đất thì thoạt đầu trọng lực tăng lên một khoảng nào đó, rồi sau đó mới bắt đầu giảm.
|
|
|
|