Xem các bài viết
|
Trang: 1
|
1
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / LUYỆN THI ĐẠI HỌC / Mạch dao động LC
|
vào lúc: 12:49:11 AM Ngày 09 Tháng Sáu, 2014
|
Mạch dao động gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và hai tụ điện C1, C2 trong đó C1 mắc song song với C2 qua một khóa K. Biết L=1mH; C1=C2=[tex]2\mu m[/tex]. Lúc đầu khóa K mở và tụ C2 không tích điện, trong mạch LC1 có dao động điện từ với cường độ cực đại qua cuộn dây là [tex]I_0=0,1A[/tex]. Vào thời điểm dòng điện có cường độ i=0,08A người ta đóng khóa K, trong mạch LC1C2 vẫn có dao động điện từ. Hiệu điện thế cực đại hai bản mỗi tụ điện khi K đóng là A. 0,72V B. 1,44V C. 2,16V D. 2,88V
|
|
|
3
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / LUYỆN THI ĐẠI HỌC / Tính bước sóng tia gama trong phóng xạ hạt nhân. Cái này lạ chưa gặp bao giờ
|
vào lúc: 12:52:47 PM Ngày 07 Tháng Sáu, 2014
|
Hạt nhân [tex]Ra_{88}^{226}[/tex] phóng xạ [tex]\alpha[/tex] biến thành [tex]Rn_{86}^{222}[/tex], quá trình phóng xạ còn có bức xạ [tex]\gamma[/tex]. Biết động năng của hạt [tex]\alpha[/tex] là [tex]K_{\alpha}=4,54 MeV[/tex], khối lượng các hạt tính theo đơn vị u là [tex]m_Ra=226,025406[/tex] [tex]m_Rn=222,017574[/tex] [tex]m_e=0,000549[/tex] Lấy [tex]1u=931,5 MeV/c^2[/tex] Boe qua động lượng của photon [tex]\gamma[/tex]. Bước sóng của tia [tex]\gamma[/tex] là A. [tex]2,5.10^{-12}m[/tex] B. [tex]5.10^{-12}m[/tex] C. [tex]7,5.10^{-12}m[/tex] D. [tex]10.10^{-12}m[/tex] Đáp án là B
|
|
|
4
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / LUYỆN THI ĐẠI HỌC / 1 câu sóng cơ trong đề thi thử số 4/2014 VLTT-số 128
|
vào lúc: 11:16:31 AM Ngày 07 Tháng Sáu, 2014
|
Tại hai điểm S1; S2 trên bề mặt một chất lỏng có hai nguồn kết hợp dao động theo phương thẳng đứng, phương trình dao động lần lượt là u1 = asin50πt (cm) và u2 = asin(50πt +π)(cm). Có hiện tượng giao thoa. Biết tốc độ truyền sóng v = 50cm/s. Tọa độ các điểm trên đường trung trực của S1S2 gần O nhất dao động cùng pha với O là (O là trung điểm của S1S2). A. [tex]\pm \sqrt{6} cm[/tex] B. [tex]\pm 2\sqrt{6} cm[/tex] C. [tex]\pm 3\sqrt{6} cm[/tex] D. [tex]\pm 4\sqrt{6} cm[/tex] Bài cho rất ít dữ kiện, mong các thầy giải giúp ạ
|
|
|
5
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / LUYỆN THI ĐẠI HỌC / Trả lời: Câu điện trong đề thi thử chuyên ĐH Vinh lần 3/2014
|
vào lúc: 09:28:46 PM Ngày 01 Tháng Sáu, 2014
|
Mình nghĩ là thế này  Khi U RCmax thì có [tex]Z_{C}=\frac{\sqrt{4R^{2}+Z_{L}^{2}}+Z_{L}}{2}[/tex] Khi giảm điện dung C 3 lần thì [tex]Z_{C}[/tex] tăng 3 lần [tex]\Rightarrow 3Z_{C} = \frac{R^{2}+Z_{L}^{2}}{Z_{L}}[/tex] Đặt [tex]\frac{R}{Z_{L}}=x \Rightarrow R=x.Z_{L}[/tex] Thay vào 2 công thức trên, ta có phương trình: [tex]\frac{x^{2}+1}{3}=\frac{\sqrt{4x^{2}+1}+1}{2}[/tex] Giải phương trình, ta được [tex]x=\frac{R}{Z_{L}}=3,1931\approx 3,2[/tex] Chọn C Huhu mình ko đọc kĩ đề bài, cứ tưởng là ZC giảm 3 lần
|
|
|
6
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / LUYỆN THI ĐẠI HỌC / Câu điện trong đề thi thử chuyên ĐH Vinh lần 3/2014
|
vào lúc: 11:01:03 AM Ngày 01 Tháng Sáu, 2014
|
Đặt hiệu điện thế xoay chiều [tex]u=U_0cos(100\Pi t+\varphi)[/tex] (V) vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp theo thứ tự gồm R, C và cuộn thuần cảm có độ tự cảm L. Tụ điện có điện dung thay đổi được. Ban đầu điều chỉnh C để hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch chứa R và C đạt cực đại. Sau đó, phải giảm giá trị điện dung đi ba lần thì hiệu điện thế hai đầu tụ mới đạt cực đại. Tỉ số [tex]\frac{R}{Z_L}[/tex] của đoạn mạch xấp xỉ A. 3,6 B. 2,8 C. 3,2 D. 2,4 Em áp dụng đúng công thức để làm mà không ra mong các thầy giúp đỡ ạ
|
|
|
7
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Một câu điện xoay chiều trong đề thi thử chuyên KHTN lần 5 2014
|
vào lúc: 05:43:36 PM Ngày 12 Tháng Năm, 2014
|
Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch RLC có tần số f=50Hz, cuộn dây thuần cảm L=[tex]\frac{1}{4\Pi } H[/tex]. Tụ điện có điện dung lúc đầu có giá trị [tex]C_1=\frac{4}{\Pi }.10^{-4}F[/tex] . Điện trở thuần R không đổi. Tăng dần điện dung của tụ điện từ giá trị [tex]C_1[/tex] thì cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện sẽ A. Tăng B. Lúc đầu tăng sau đó giảm C. Giảm D. Lúc đầu giảm sau đó tăng Em nghĩ là chọn ý C nhưng đáp án lại là B em không hiểu. Mong các thầy và các bạn giải thích giúp ạ Hay là đáp án của trường sai vậy ta 
|
|
|
8
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Một câu con lắc lò xo trong đề thi thử chuyên ĐHSP lần 4-2014
|
vào lúc: 07:41:04 PM Ngày 20 Tháng Tư, 2014
|
Vật m=100g được gắn với lò xo có độ cứng k=100 N/m dao động điều hòa trên sàn ngang không ma sát. Đặt vật [tex]m_0=100g[/tex] lên mặt vật m. Hệ số ma sát nghỉ giữa hai vật là 0,6. Lấy [tex]g= 10 m/s^2[/tex]. Biên độ dao động lớn nhất của vật m để [tex]m_0[/tex] không bị văng khỏi m là: A. 3cm B. 2cm C. 5cm D. 4cm Đáp án là A mà em lại tính ra là 1,2 cm. Không biết sai ở chỗ nào ạ. 
|
|
|
9
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / LUYỆN THI ĐẠI HỌC / Bài toán khó về chiều truyền sóng cơ học
|
vào lúc: 02:06:05 PM Ngày 02 Tháng Ba, 2014
|
Sóng cơ đi qua 2 điểm M,N cách nhau 25cm với tốc độ [tex]v\geq 1,3m/s[/tex]. Biết phương trình tại M và N lần lượt là [tex]u_M=2cos\left(4\Pi t-\frac{\Pi }{2})mm[/tex] [tex]u_N=2cos\left(4\Pi t+\frac{\Pi }{4})mm[/tex] Nhận định đúng là: A. Sóng truyền từ N đến M với vận tốc 2 m/s B. Sóng truyền từ M đến N với vận tốc 1,33 m/s C. Sóng truyền từ M đến N với vận tốc 2 m/s D. Sóng truyền từ N đến M với vận tốc 1,33 m/s Nhờ các thầy giúp em làm sao để xác định sóng truyền từ điểm nào đến điểm nào ạ. Em có một thắc mắc đó là liên hệ giữa chuyển động tròn và chuyển động của sóng(cách vẽ vòng tròn lượng giác) như thế nào ạ?
|
|
|
10
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / LUYỆN THI ĐẠI HỌC / Thắc mắc về máy biến áp
|
vào lúc: 09:24:00 PM Ngày 16 Tháng Hai, 2014
|
Mình thắc mắc bài toán sau: Một máy tăng áp có tỉ lệ số vòng ở 2 cuộn dây là 0,5. Nếu ta đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng là 130V thì điện áp đo được ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 240V. Hãy lập tỉ lệ giữa điện trở thuần r của cuộn sơ cấp và cảm kháng ZL của cuộn sơ cấp Lời giải như sau:
Ta có [tex]\frac{N_{1}}{N_{2}}=\frac{U_{L}}{U_{2}}=0,5 \Rightarrow U_{L}=0,5U_{2}=120V U_{L}^{2}+U_{r}^{2}=U_{1}^{2}=130^{2} \Rightarrow U_{r}=50V \Rightarrow \frac{r}{Z_{L}}=\frac{5}{12}[/tex]
Mình không hiểu lẽ ra điện áp đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp dùng để tạo hiệu điện thế giữa hai đầu R và L, còn lại là tạo suất điện động E1. Nên [tex]E_{1}=130-U_{r}-U_{L}[/tex] chứ tại sao lại viết [tex]\frac{N_{1}}{N_{2}}= \frac{U_{L}}{U_{2}}[/tex] Vậy nghĩa là [tex]E_{1}=U_{L}[/tex] à? Mong các bạn giải thích giúp mình
|
|
|
11
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Pha của điện áp 2 đầu điện trở, cuộn cảm, tụ
|
vào lúc: 07:46:59 PM Ngày 12 Tháng Một, 2014
|
Cho em hỏi là pha của điện áp hai đầu cuộn cảm, tụ điện, điện trở có thay đổi khi thêm một linh kiện khác vào không? Ví dụ trong mạch gồm R mắc nối tiếp với cuộn dây, điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây và 2 đầu R cùng giá trị, nhưng lệch pha nhau [tex]\frac{\pi}{3}[/tex]. Nếu mắc nối tiếp thêm tụ điện vào thì chắc là điện áp hiệu dụng không còn bằng nhau nữa nhưng pha của R và cuộn cảm có còn như trước không ạ?
|
|
|
|