Xem các bài viết
|
Trang: 1 2 »
|
1
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 10 / Một số bài tập về cơ học lớp 10
|
vào lúc: 11:03:57 PM Ngày 22 Tháng Chín, 2012
|
Mong các thầy và các bạn giúp em giải một số câu hỏi này: Câu 1:một lực sĩ hạng 86kg nói rằng bài tập cơ lưng hằng ngày của anh ta là kéo 1 vật nặng 100kg lên xuống bằng 1 sợi dây vắt qua một ròng rọc cố định treo trên trần nhà, vật nặng nằm trên sàn, lực sĩ cũng đứng trên sàn, các sợi dây là vuông góc với sàn. Trong trường hợp lý thuyết khi mà dây và ròng rọc không có ma sát và bỏ qua khối lượng sợi dây và ròng rọc thì lời nói ấy là: A.100kg thì được nhưng 90kg thì không được B.Sai, định luật 3 newton không cho phép làm điều này C.Thật, vì các lực sĩ thể hình rất khỏe D.Thật,thậm chí anh ta có thể làm điều đó với vật nặng 172 kg Câu 2:Ở đầu 1 sợi dây OA dài l có treo một vật nặng,tại điểm thấp nhất phải truyền cho vật một vận tốc nhỏ nhất để vật có thể quay tròn trong mặt phẳng thẳng đứng,vận tốc đó là??? Câu 3:Một quả bóng chày nặng 140g bay theo phương ngang với tốc độ 39m/s, bị một vận động viên đập lại.Sau khi rời khỏi chày đập quả bóng bay ngược lại cũng với tốc độ 39m/s.Xung lượng của lực tác dụng vào quả bóng lúc nó tiếp xúc với chày là?? (câu này em ra đáp án là 0 nhưng không chắc chắn lắm) Câu 3:(Câu này em nghĩ ở chương trình chuyên thì hợp hơn):Một chất điểm chuyển động từ vị trí (2,0) đến vị trí (0,2) dưới tác dụng của một lực [tex]\vec{F}[/tex]=[tex]3\vec{i}+4\vec{j}[/tex] với [tex]\vec{i}[/tex] v
|
|
|
5
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / LUYỆN THI ĐẠI HỌC / Trả lời: Bài tập về con lắc đơn và vân trùng cần được giúp đỡ
|
vào lúc: 06:06:51 PM Ngày 28 Tháng Sáu, 2012
|
Bài 1: Trong thí nghiệm Iang, có a=0,8mm.D=1,2 m.Chiếu đồng thời 2 bức xaλ 1=0,75μm và λ2=0,45μm vào 2 khe.Vị trí trùng nhau của các vận tối của 2 bức xạ trên màn: A.0,225(k+1/2) mm B.2(2k+1) C.0,375(k+1/2) D.1,6875(2k+1) Mong thầy/cô và các bạn giúp em giải 2 bài tập trên, em xin cảm ơn.
Vị trí 2 vân tối trùng nhau : (k 1+1/2)i 1=(k 2+1/2)i 2[tex]\Rightarrow (k_{1}+\frac{1}{2})\lambda _{1}=(k_{2}+\frac{1}{2})\lambda _{2} \Rightarrow k_{2}=\frac{5}{3}k_{1}+\frac{1}{3}[/tex] do k 2 nguyên nên chọn k 1=3k+1 (với k là số nguyên) =>vị trí vân tối trùng nhau: x=(k 1+1/2)i 1=(3k+3/2)[tex]\frac{\lambda _{1}D}{a}[/tex] => đáp số cần tìm ( câu C) 
|
|
|
6
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / LUYỆN THI ĐẠI HỌC / bài tập về Điện xoay chiều-dao động
|
vào lúc: 05:51:45 PM Ngày 28 Tháng Sáu, 2012
|
Câu 1:Đặt điện áp u=120cos 2([tex]50\pi t+\frac{\pi }{6}[/tex]) (V) lên mạch nối tiếp gồm R=30 ôm,cuộn dây thuần cảm có Z L=[tex]0.4/\pi[/tex] và ampe kế có điện trở không đáng kể.Số chỉ ampe kế tính theo A: A.2,4[tex]\sqrt{2}[/tex] B.0,6[tex]\sqrt{2}[/tex] C.2+0,6[tex]\sqrt{2}[/tex] D.[tex]\sqrt{4,72}[/tex] Bài này em tính được cường độ dòng điện do nguồn 1 chiều gây ra : I 1=2A, cường độ dòng điện do nguồn xoay chiều : I 2=0,6[tex]\sqrt{2}[/tex]A nhưng theo em thì cường độ dòng điện qua ampe kế phải bằng I 1 + I 2 thế nhưng đáp án lại là [tex]\sqrt{I_{1}^{2}+I_{2}^{2}}[/tex] ! mong các thầy và các bạn giải thích dùm em!!! Câu 2:Con lắc lò xo dao động trên mặt phẳng ngang ( khối lượng là m và độ cứng lò xo là K).Bỏ qua mọi ma sát.Từ vị trí cân bằng người ta kéo vật dọc theo trục lò xo 1 đoạn A rồi buông nhẹ.Khi vật cách VTCB một đoạn x thì người ta giữ chặt điểm giữa của lò xo.Biên độ dao động mới của vật??? Mong mọi người giúp em viết phương trình bảo toàn năng lượng cho bài này  Câu 3: Hai tụ điện có điện dung là C 1 và C 2=2C 1 mắc nối tiếp.Nối 2 đầu bộ tụ với nguồn điện có hiệu điện thế 9V để nạp đầy điện cho các tụ rồi ngắt ra và nối với cuộn dây thuần cảm L tạo thành mạch dao động tự do.Khi dòng điện đạt cực đại thì nối tắt 2 cực của tụ C 1.Hiệu điện thế cực đai trên tụ C 2 sau đó là?  ? mong được sự giúp đỡ của mọi người!!!!!!!!!!!!!!!!!
|
|
|
8
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / LUYỆN THI ĐẠI HỌC / Một bài tập về hạt nhân [thắc mắc đáp án]
|
vào lúc: 03:29:42 PM Ngày 22 Tháng Sáu, 2012
|
Dùng proton bắn vào hạt nhân 9Be4 đứng yên để gây ra phản ứng: p+Be[tex]\rightarrow[/tex] X + 6Li3.Biết động năng của các hạt p, X, Li lần lượt là 5.45MeV, 4.0MeV và 3.57MeV. Coi khối lượng các hạt tính theo u gần bằng số khối của nó.Góc hợp bởi hướng chuyển động của các hạt p và X gần đúng bằng: A.45 độ B.120 độ C.60 độ D.90 độ Câu này em làm ra 149,73 độ nhưng đáp án là D.90 độ.Mong các thầy và các bạn giúp em giải bài này
|
|
|
9
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / LUYỆN THI ĐẠI HỌC / Một số bài tập trong đề SPHN lần 6 và 7
|
vào lúc: 03:22:53 PM Ngày 22 Tháng Sáu, 2012
|
Mong các thầy và các bạn giúp em giải một số bài tập trong đề SPHN: Trích đề thi thử SPHN lần 6 :mã đề 161 câu 48:Công suất phát xạ của mặt trời là 3,9.1026W. Cho c=3.10-8m/s.Trong 1 giờ khối lượng Mặt Trời giảm mất A.3,12.1013kg B.0,78.1013kg C.4,68.1021kg D.1,56.1013kg Câu 16: Một photon có năng lượng [tex]\varepsilon'[/tex] bay qua 2 nguyên tử đang ở mức kích thích.Sau đó ngoài photon [tex]\varepsilon '[/tex] còn có thêm 2 photon [tex]\varepsilon _{1} và \varepsilon _{2}[/tex] đi ra.Photon [tex]\varepsilon _{2}[/tex] bay ngược hướng với photon [tex]\varepsilon '[/tex].Sóng điện từ ứng với photon [tex]\varepsilon _{1}[/tex] ngược pha với sóng điện từ ứng với photon [tex]\varepsilon '[/tex].Photon nào được phát xạ do cảm ứng? Trích đề thi SPHN lần 7 mã đề 171: Câu 22: Stato của một động cơ không đồng bộ ba pha gồm 9 cuộn dây, cho dòng điện xoay chiều ba pha tần số 50Hz vào động cơ.Roto lồng sóc của động cơ có thể quay với tốc độ nào sau đây? A.1000 vòng/min B.900 vòng/min C.3000 vòng/min D.1500 vòng/min
Câu 34: Người ta dùng 1 loại laze CO2 có công suất P=12W để làm dao mổ. Tia laze chiếu vào chỗ mổ sẽ làm nước ở phần mô chỗ đó bị bốc hơi và mô bị cắt. Nhiệt dung riêng của nước là 4186 J/Kg.độ. Nhiệt hóa hơi của nước là L=2260kJ/kg, nhiệt độ cơ thể là 37oC, khối lượng riêng của nước 1000kg/m3. Thể tích của nước mà tia laze làm bốc hơi trong 1s là: A.4,557mm3 B.7,455mm3 C.4,755mm3 D.5,745mm3
|
|
|
11
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / LUYỆN THI ĐẠI HỌC / Một số bài tập về sóng cơ
|
vào lúc: 06:50:52 PM Ngày 16 Tháng Sáu, 2012
|
Mong các thầy và các bạn giúp em giải một số bài tập về sóng cơ: Câu 1:Tại 2 điểm A,B cách nhau 13 cm trên mặt nước có 2 nguồn sóng đồng bộ, tạo ra sóng mặt nước có bước sóng là 1.2cm.M là điểm trên mặt nước cách A và B lần lượt là 12cm và 5cm.N đối xứng M qua AB.Số hypebol cực đại cắt đoạn MN là: A.0 B.3 C.2 D.4
Câu 2: Giao thoa với 2 nguồn kết hợp cùng pha A và B cách nhau 10cm.Khi đó tại vùng giữa 2 nguồn người ta quan sát thấy xuất hiện 10 dãy dao động cực đại và cắt đoạn AB thành 11 đoạn mà 2 đoạn gần các nguồn chỉ dài bằng một nửa các đoạn còn lại.Biết tốc độ truyền sóng là v=50cm/s.Tần số dao động 2 nguồn là:
Câu 3: Trên mặt chất lỏng có 2 nguồn với pt dao động: uA=acos([tex]\omega t[/tex]);uB=asin[tex]\omega t[/tex] .Gọi Lamda là bước sóng ta có AB=2.25Lamda.Hỏi trên AB có mấy điểm cực đại dao động cùng pha với nguồn A?
Câu 4:Một sợi dây đàn hồi OM= 120cm có 2 đầu cố định.Khi xảy ra sóng dừng trên dây có 6 bó sóng.Biên độ tại bụng sóng là 5cm.Tại điểm N trên dây gần O nhất có biên độ dao động là 2.5[tex]\sqrt{3}[/tex] cm.ON có giá trị theo cm là:
Ở câu 4 em giải như sau: OM = 6.[tex]\frac{\lambda }{2}[/tex] => [tex]\lambda =[/tex]40cm AN=Abụngsin([tex]\frac{2\pi d}{\lambda }[/tex]) => [tex]\frac{2\pi d}{\lambda }=\frac{\pi }{3}[/tex] => d= 20/3 (Mong các thầy và các bạn chỉ giúp em sai chỗ nào bởi vì em làm ra thấy không giống đáp án nào cả)
|
|
|
12
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / LUYỆN THI ĐẠI HỌC / Trả lời: LUYỆN THI ĐẠI HỌC Một số bài sóng
|
vào lúc: 05:51:47 PM Ngày 16 Tháng Sáu, 2012
|
Câu 2: Một cái sáo (kín một đầu, một đầu hở) phát âm cơ bản là nốt nhạc La tần số 440 Hz. Ngoài âm cơ bản, tần số nhỏ nhất tính theo Hz của các họa âm do sáo này phát ra: A.1760 B.1320 C.88O D.44O Mong thầy cô và các bạn giải giúp em, em xin chân thành cảm ơn.
l=[tex]\frac{v}{4f_{0}}[/tex] (1) gọi tần số nhỏ nhất ngoài âm cơ bản là f ta có l=[tex](1+\frac{1}{2})\frac{v}{2f}[/tex] (2) Từ đó suy ra f
|
|
|
13
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / LUYỆN THI ĐẠI HỌC / Trả lời: Sóng cơ - tehran
|
vào lúc: 03:05:37 PM Ngày 16 Tháng Sáu, 2012
|
Đăng lại bài cho thành viên do đăng sai bị xóa. Mọi người giải giúp thành viên này: Câu 16: Trong hiện tượng giao thoa sóng nước,2 nguồn A,B cách nhau 20cm dao động cùng biên độ,cùng pha và cùng tần số 50hz.Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1,5m/s.Xét các điểm trên mặt nước thuộc đường tròn tâm A,bán kính AB,điểm dao đông với biên độ cực đại cách đường thẳng AB một đoạn xa nhất là ? A.19,97cm B.19,75cm C.20cm D.11,9cm
Câu 16:[tex]\lambda =3cm[/tex] [tex]\frac{AB}{\lambda }=\frac{20}{3}=6.667[/tex][tex]\Rightarrow[/tex] có 13 điểm dao động với biên độ cực đai trên đoạn AB(2 nguồn cùng pha nên trung điểm AB dao động với biên độ cực đại) mỗi hypebol ứng với điểm dao động với biên độ cực đại trên AB sẽ cắt đường tròn đã cho tại 2 điểm Gọi D là điểm cần tìm trên đề bài.Để D cách AB một khoảng xa nhất thì DB-DA=[tex]6.\lambda[/tex] Với DA=AB=20cm=>DB=38cm *-:)Trở về với bài toán tìm đường cao kẻ từ D của tam giác ABD cân tại A với AB=AD=20cm,DB=38cm=>khoảng cách cần tìm là 11.9cm =>đáp án D (Câu này em không chắc lắm!Nếu có gì sai sót mong mọi người giúp đỡ  )
|
|
|
14
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / LUYỆN THI ĐẠI HỌC / Trả lời: Sóng cơ - tehran
|
vào lúc: 02:43:46 PM Ngày 16 Tháng Sáu, 2012
|
Đăng lại bài cho thành viên do đăng sai bị xóa. Mọi người giải giúp thành viên này: CÂu 15: Trong thí nghiệm giao thoa với 2 nguồn sóng giống nhau tại A,B trên mặt nước.Khoảng cách 2 nguồn là AB = 16cm. 2 sóng truyền đi có bước sóng 4cm. Trên đường thẳng xx' song song với AB,cách AB một khoản 8 cm,gọi C là giao điểm của xx' với đường trung trực của AB.Khoảng cách ngắn nhất từ C đến điểm dao động với biên độ cực tiểu nằm trên xx' là ? A. 1,42 cm B.1,50 cm C.2,15cm D.2,25cm
Câu 15:Gọi điểm cần tìm là D,gọi khoảng cách CD là x khoảng cách CD nhỏ nhất [tex]\Rightarrow DS_{2}-DS_{1}=\frac{\lambda }{2}[/tex] (1) [tex]DS_{1}=\sqrt{(  )^{2}+8^{2}}[/tex] [tex]DS_{2}=\sqrt{(8+x)^{2}+8^{2}}[/tex] Thay vào phương trình (1) sẽ tìm được x=1.4198 => đáp án A (Em chỉ biết giải mỗi cách này!Có gì sai sót mong nhận được góp ý của các thầy và các bạn  )
|
|
|
15
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / LUYỆN THI ĐẠI HỌC / Trả lời: 1 bài sóng cơ cần giải đáp
|
vào lúc: 11:13:46 PM Ngày 15 Tháng Sáu, 2012
|
Ta có 4-3 <5< 4+3. Nên trong 1T sẽ có 4 điểm dao động vs b.độ 5mm. Vậy trong khoảng M,N sẽ có 4.4=16 điểm dao động vs b.độ 5 mm. Hay trên đg tròn đag xét có 2 x 16=32 điểm dđ vs b.độ 5mm
Bạn có thể giải thích cho mình chỗ này được không???Mình thực sự không hiểu lắm!!
|
|
|
|