346
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Bài tập lăng kính
|
vào lúc: 02:32:02 PM Ngày 14 Tháng Sáu, 2013
|
Nhưng mà em thưa thầy theo em phải là đáp án D. Tia lam đi sát mặt bên AC thì tại sao trên màn lại có tia lam được ạ, em nghĩ phải ko thấy được tia lam
Câu hỏi thế này ý nói: các tia ló ra được bên ngoài lăng kính(bên ngoài mặt AC), kể cả tia đi sát mặt AC.
|
|
|
347
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Bài tập lăng kính
|
vào lúc: 01:52:24 PM Ngày 13 Tháng Sáu, 2013
|
Nhờ thầy cô và các bạn giải giúp em bài này Câu 1:Chiếu 1 chùm sáng hẹp SI gồm 6 ánh sáng đơn sắc đỏ vàng chàm lục lam và tím theo phương vuông góc với mặt bên AB của 1 lăng kính có tiết diện là 1 tam giác đều ABC, cho tia màu lam ra ngoài lăng kính nằm sát mép AC. Trên màn quan sát E đủ rộng đặt song song với mặt phân giác của góc chiết quang A. Trên màn E ta không quan sát được các vạch màu là: A.đỏ,lam,vàng B. đỏ,vàng,lục lam C chàm tím D.lam chàm tím Đáp án của nó là C mà em không hiểu lắm tia lam đi là là thì tia lam cùng không thể xuật hiện trên màn E được. Màn đủ rộng nhưng ko chắc là đủ dài để tia lam đi chéo vào màn E.
Tia lam "chuẩn bị" phản xạ toàn phần nên bên mặt AC thì các góc tới của các tia bằng nhau và bằng góc giới hạn của tia lam, mà góc giới hạn tia lam lớn hơn của chàm, tím => chàm, tím thỏa mãn phản xạ toàn phần => chàm, tím không ló ra khỏi mặt AC => đáp án C. Đáp án đâu có tia lam đâu mà bạn thắc mắc  .
|
|
|
349
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Dao động điều hòa.
|
vào lúc: 08:31:09 PM Ngày 10 Tháng Sáu, 2013
|
2. Một chất điểm dao động điều hòa trên trục [tex]Ox.[/tex] Khi chất điểm đi qua vị trí cân bằng thì tốc độ của nó là [tex]20\,cm/s.[/tex] Khi chất điểm có tốc độ [tex]10\,cm/s[/tex] thì gia tốc của nó có độ lớn là [tex]40\sqrt{3}\,cm/s^2.[/tex] Tìm biên độ dao động của chất điểm.
[tex]v_m_a_x=\omega A=>A=\frac{v_m_a_x}{\omega }[/tex] mà [tex]A^2=\frac{a^2}{\omega ^4}+\frac{v^2}{\omega ^2}[/tex] từ 2 pt => [tex]\omega =4rad/s =>A=5cm[/tex]
|
|
|
351
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: thắc mắc va chạm trong con lắc lò xo
|
vào lúc: 09:47:49 PM Ngày 07 Tháng Sáu, 2013
|
một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng 200N/m và vật nhỏ khối lượng m=500g.ban đầu giữ vật m ở vị trí lò xo nén 12cm,tại vị trí cân bằng có đặt vật M khối lượng 1kg đang đứng yên.buông nhẹ vật n,va chạm giữa m va M là va chạm đàn hồi xuyên tâm.sau va chạm vật m dao động với biên độ bằng bao nhiêu A:2cm B:6cm C;4cm D:8cm p/s nhờ thầy cô giải chi tiết giúp em ạ
Câu này mình đã giải rồi, bạn chịu khó tìm trước khi đăng bài nhe. Đây: http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=16354
|
|
|
352
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: hệ số ma sát
|
vào lúc: 09:42:59 PM Ngày 07 Tháng Sáu, 2013
|
satsmootj con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng 1N/m và vật nhỏ khối lượng 20g.ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo giãn 10cm rồi buông nhẹ.lấy g=10.tốc độ lớn nhất của vật =40can2 cm.hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là A:0.05 B:0.1 C:0.15 D:0.2 P/S nhờ mọi nguoi giải chi tiết,mình giải không ra kết quả trong đáp án
neu bài này sử dung định luật biến thiên cơ năng dc không ạ,em tính nhưng không ra kết quả Bài này cũng có đã có trên diễn đàn nhiều rồi. Tìm kiếm sẽ có. [tex]v_m_a_x=\omega A'=>A'=8cm[/tex] => [tex]x_0=A-A'=2cm=\frac{\mu mg}{k}=>\mu =0,1[/tex] xo là khoảng cách từ vị trí cân bằng tạm đến vị trí lò xo không biến dạng O. neu bài này sử dung định luật biến thiên cơ năng dc không ạ,em tính nhưng không ra kết quả Dùng bảo toàn cơ năng được chứ: [tex]1/2kA^2-(1/2kx_0^2+1/2mv^2_m_a_x)=\mu mg(A-x_0)[/tex] Độ biến thiên cơ năng bằng công lực ma sát. Cơ năng ngay vị trí có tốc độ lớ nhất (O') gồm động năng và thế năng đàn hồi. Vì mình chọn gốc thế năng ngay vị trí lò xo không biến dạng O, nên tại O' vật vẫn có thế năng.
|
|
|
353
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Bài toán về dao động của con lắc lò xo có ma sát ?
|
vào lúc: 02:01:06 PM Ngày 07 Tháng Sáu, 2013
|
mọi người cho mình hỏi khi gặp bài CLLX có ma sát. Khi ta nén(kéo) CL đến vị trí A rồi thả tay thì khi CL qua đến vị trí biên bên kia sẽ là A' < A. Muốn tìm A' thì dùng cách: cơ năng sau - cơ năng đầu = công ma sát có được không? Nếu được thì sao kết quả ra không = đáp án. hic hic ngoài ra đề còn có thể yêu cầu tính vận tốc lớn nhất của vật có thể đạt được hay quãng đường vật đi được cho đến khi dừng lại. Nhưng nếu áp dụng theo cách trên thì giải ra đáp án không có. hic hic
PS: Ai có phần tổng hợp pp giải dạng này có thể cho mình xin được không? Cảm ơn nhiều nhiều !
Dùng bảo toàn cơ năng là tìm được v, x rồi. Không đáp án có thể bạn tính chưa chính xác, hoặc đề không chuẩn thôi. Có thể tham khảo: http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6947.0 http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=7947.0
|
|
|
354
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: bài tập lăng kính 12
|
vào lúc: 01:48:46 PM Ngày 07 Tháng Sáu, 2013
|
chiếu vào mặt bên của 1 lăng kính có góc chiết quang A=60độ một chùm tia sáng trắng hẹp.biết góc lệch của tia màu vàng là cực tiểu.chiết suất của lăng kính đối với tia vàng là nv=1,52.và tia tím là nt=1,54.góc lệch của tia tím là A:36,84độ B:48,5độ C:40,72độ D:43,86độ
Bài đăng sai quy định. Không rõ mục đích đăng bài. Bạn phải tập thói quen thực hiện đúng quy định đăng bài, không bài viết sẽ bị khóa hoặc xóa mất.
|
|
|
355
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: hệ số ma sát
|
vào lúc: 01:46:45 PM Ngày 07 Tháng Sáu, 2013
|
satsmootj con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng 1N/m và vật nhỏ khối lượng 20g.ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo giãn 10cm rồi buông nhẹ.lấy g=10.tốc độ lớn nhất của vật =40can2 cm.hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là A:0.05 B:0.1 C:0.15 D:0.2 P/S nhờ mọi nguoi giải chi tiết,mình giải không ra kết quả trong đáp án
Bài này cũng có đã có trên diễn đàn nhiều rồi. Tìm kiếm sẽ có. [tex]v_m_a_x=\omega A'=>A'=8cm[/tex] => [tex]x_0=A-A'=2cm=\frac{\mu mg}{k}=>\mu =0,1[/tex] xo là khoảng cách từ vị trí cân bằng tạm đến vị trí lò xo không biến dạng O.
|
|
|
356
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: lý thuyết sóng dừng cần giải đáp
|
vào lúc: 01:39:09 PM Ngày 07 Tháng Sáu, 2013
|
Một sóng cơ có chu kì T, bước sóng lamda truyền trên một sợi dây đàn hồi rất dài tạo thành sóng dừng. Phát biểu nào sau đây không đúng A. Thời gian pha dao động truyền trên dây quãng đường bằng lamda là T B. Hai điểm trên dây dao động vuông pha cách nhau là (2k +1 ) lamda /4 C. Mọi điểm trên dây dao động quang vị trí cân bằng cùng chu kì T D. 2 điểm trên dây cách nhau lamda / 2 thì dao động ngược pha
P/s : giải thích hộ mình luôn
Ngay đề đã không chuẩn rồi. Dây rất dài ý nói là không có sóng phản xạ, không biết em đánh đề nhầm hay người ra đề không để ý chi tiết này.
|
|
|
357
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Dao động cơ cần giải đáp
|
vào lúc: 02:53:57 PM Ngày 06 Tháng Sáu, 2013
|
Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 10sin(pi*t/2 + pi/8) Tìm thời gian ngắn nhất từ lúc vật bắt đầu dao động cho đến lúc vật qua vị trí có li độ -5căn3 lần thứ 3 theo chiều dương
t= 0 vật qua vị trí x = 3,83cm và v >0. Một chu kì vật qua vị trí [tex]-5\sqrt{3}[/tex] theo chiều dương 1 lần. => 3 chu kì thì qua 3 lần và vật QUAY LẠI VỊ TRÍ 3,83cm. gọi [tex]\Delta t[/tex] là thời gian vật đi từ O đến vị trí có x = 3,83cm. Dùng vecto quay tính được thời gian này là [tex]\Delta t=\frac{\pi /2-arccos\frac{3,83}{10}}{\omega }=\frac{1}{4}s[/tex] Vậy thời gian ( thời điểm ) ngắn nhất từ lúc dao động đến lúc qua vị trí [tex]-5\sqrt{3}[/tex] là [tex]3T-T/6-\Delta t=\frac{133}{12}s[/tex]
|
|
|
358
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / LUYỆN THI ĐẠI HỌC / Trả lời: Xin các thầy cô giúp bài sóng cơ khó
|
vào lúc: 02:36:29 PM Ngày 06 Tháng Sáu, 2013
|
Sóng ngang truyền dọc theo một sợi dây dài. Một điểm cách nguồn lamđa/3 có độ dịch chuyển khỏi vị trí cân bằng là 6mm sau 3/2 chu kì. chọ thời điểm ban đầu nguồn dao động khi qua vị trí cb theo chiều dương thì biên độ của sóng là? xin cam ơn thầy cô
sau thời gian T/3 thì sóng truyền tới điểm M( cách nguồn lamda/3). Vậy thời gian M dao động là 2T/3-T/3=7T/3vị trí ban đầu của M có tọa độ x1=0. tọa độ chất điểm M sau 7T/6 là: Sau 1 chu ki M quay về VTCB ----> M quét 1 góc tương ứng với T/6 là góc pi/3 vậy tọa độ M lúc này là [tex]x2=Acos\frac{\Pi }{6}=A\frac{\sqrt{3}}{2}[/tex] [tex]x2=Acos\frac{\Pi }{6}=A\frac{\sqrt{3}}{2}[/tex] độ dịch chuyển M là x2-x1=x2=6mm [tex]\rightarrow 6=A\frac{\sqrt{3}}{2}\rightarrow A=4\sqrt{3}mm[/tex] Màu đỏ phải là 3T/2 - T/3 = 7T/6 = T + T/6
|
|
|
359
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / LUYỆN THI ĐẠI HỌC / Trả lời: bài tập dao động cơ khó cần giúp đỡ!!!
|
vào lúc: 11:35:48 AM Ngày 06 Tháng Sáu, 2013
|
Một vật khối lượng m=100g đang dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ 5cm. Khi vật đó đi qua vị trí cân bằng thì có một vật khác khối lượng m'=25g rơi thẳng đứng xuống và dính vào nó. Biên độ dao động của con lắc sau đó là? ĐA:2 căn 5 cm mọi người giúp mình với! cảm ơn nhiều
Dùng bảo toàn động lượng : [tex](m'+m)v'_m_a_x=mv_m_a_x[/tex] với [tex]v_m_a_x=\omega A;v'_m_a_x=\omega 'A'[/tex] => [tex]A'=2\sqrt{5}cm[/tex]
|
|
|
360
|
GIẢI TRÍ / GIAO LƯU - HÀNH LANG THƯ VIỆN / Trả lời: Giao lưu thành viên online 2013
|
vào lúc: 08:25:03 PM Ngày 02 Tháng Sáu, 2013
|
Trọc Thầy Quang xong là đến lượt em ạ. Em up cái ảnh hồi nhỏ vì em thấy ng xưa em cũng rất đẹp troai ạ. Còn cái ảnh nữa là em chụp từ tết rồi. Up lên kẻo mốc. Ném đá xây nhà thì cứ vô tư ạ ^^ Mà thầy sao k đăng luôn vào "Memory of Us ,we are the family" của anh Mark_BK luôn ý
Nhìn ảnh hồi nhỏ và khi lớn giống nhau ghê  .
|
|
|
|