301
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: con lắc lò xo
|
vào lúc: 06:55:54 PM Ngày 04 Tháng Chín, 2013
|
Cho một hệ lò xo như hình vẽ 1, m = 100g, k1= 100N/m,k2 = 150N/m. Khi vật ở vị trí cân bằng tổng độ dãn của hai lò xo là 5cm. Kéo vật tới vị trí lò xo 1 có chiều dài tự nhiên, sau đó thả vật dao động điều hoà. Biên độ và tần số góc của dao động là (bỏ qua mọi ma sát). mọi người giúp em với hình em vẽ hơi xấu ạ nhưng để minh họa thôi  à mọi người có thể cho em hỏi thêm rằng N/cm có đổi thành N/m được ko ạ Tất nhiên là được rồi em.[tex]1\frac{N}{cm}=1\frac{N}{10^-^2m}=100N/m[/tex]
|
|
|
302
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: bài toán cắt ghép lò xo
|
vào lúc: 02:21:31 PM Ngày 04 Tháng Chín, 2013
|
Hai lò xo L1 và L2 có cùng độ dài . Khi treo vật m vào lò xo L1 thì chu kỳ dao dộng của vật là T1 = 0.3s , khi treo vật vào lò xo L2 thì chu kỳ dao động của vật là 0.4s . nối hai lò xo với nhau ở cả hai đầu để được một lò xo cùng độ dài rồi treo vật vào hệ hai lò xo thì chu kỳ dao động của vật là ? mọi người có thể giải thích hộ em đoạn này không ạ : nối hai lò xo với nhau ở cả hai đầu để được một lò xo cùng độ dàinếu có thể mọi người minh họa dùm em cái hình ạ . Em tưởng tượng không ra Mong mọi người giúp em  Nghĩa là ghép thành hai lò xo song song, lúc này chu kì được tính [tex]T=\frac{T_1.T_2}{\sqrt{T_1^2+T_2^2}}=0,5s[/tex]
|
|
|
304
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: 3BT SÓNG CƠ
|
vào lúc: 08:15:14 AM Ngày 27 Tháng Tám, 2013
|
Kính nhờ thầy cô giúp em 3BT: BT1: Cho 2 nguồn sóng dao động cùng pha theo phương vuông góc với mặt nước tại 2 điểm A,B. Tại trung điểm I của AB, dao động chậm pha 10 π/3 so với dao động tại A. Trên đường trung trực của AB lấy điểm H sao cho IH=5cm. Kẻ tia AH. Hỏi trên tia AH có bao nhiêu điểm thuộc vân cực đại? biết bước sóng bằng 3cm.
Đề cho 2 nguồn cùng pha mà không nói gì thêm thì xem [tex]\varphi _A=\varphi _B=0[/tex] I là trung điểm AB => pha ban đầu của I có dạng [tex]\varphi _I=-\frac{\pi }{\lambda }(d_1+d_2)=-\frac{\pi }{\lambda }.AB[/tex] I trễ pha hơn A góc 10pi/3 => [tex]0-(-\frac{\pi }{\lambda }.AB)=\frac{10\pi }{3}=>AB=10cm[/tex] Số cực đại trên AH được xác định: [tex]AA-AB<k\lambda <HA-HB\Leftrightarrow -\frac{10}{3}<k<0[/tex] => k = -3; -2; -1 => có 3 điểm.
|
|
|
305
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Dao động điều hòa(tttt).
|
vào lúc: 07:05:01 PM Ngày 26 Tháng Tám, 2013
|
Những câu Alexman113 hỏi rất cơ bản, chỉ cần xem lại lý thuyết đã học là làm được ngay. Như thầy ĐQ nói, có những câu như tính tần số, viết phương trình,..thì em hoàn toàn tự làm được, mình hỏi những chỗ chưa hiểu rõ. Còn đáp án có lúc sai chứ đâu luôn luôn đúng, làm đúng bản chất, đúng công thức thì cứ tự tin mà làm, rồi có thể đưa đáp án lên mọi người xem thử và giúp đỡ.
|
|
|
307
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: con lắc lò xo nhờ mọi người giải dùm
|
vào lúc: 08:28:54 AM Ngày 02 Tháng Tám, 2013
|
3. Một con lắc lò xo có độ cứng K= 100N/m dao động điều hòa với biên độ A=5cm . động năng của vật nặng khi nó lệch khỏi VTCB một đoạn 3cm là ? 4.một con lắc lò xo dao động diều hòa theo phương trình thẳng đứng dọc theo trục xuyên tâm của lò xo . Đưa vật từ vị trí cân bằng đến vị trí của lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ cho vật dao động điều hòa với tần số góc [tex]\omega = 20rad/s[/tex] , cho g=10m/s^2 . Xác định vị trí ở đó động năng cảu vật bằng 3 lần thế năng lò xo ?
3. ta có: x = 3cm => [tex]W_d=1/2k(A^2-x^2)[/tex] 4. theo đề A = [tex]\Delta l_0=\frac{g}{\omega ^2}=2,5cm[/tex] Wd = 3 Wt => [tex]x =+-\frac{A}{2}[/tex]
|
|
|
308
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: con lắc lò xo nhờ mọi người giải dùm
|
vào lúc: 08:24:50 AM Ngày 02 Tháng Tám, 2013
|
2. một con lắc lò xo có m=200g dao động điều hòa theo phương thẳng đứng . Chiều dài tự nhiên của lò xo là l = 30cm . Lấy g= 10m/s^2 . Khi lò xo có chiều dài 28cm thì vận tốc bằng không và lúc đó lực đàn hồi có độ lớn 2N . Năng lượng dao động của vật là ?
Khi lò xo dài 28cm thì vận tốc = 0 => vị trí biên, lúc này lò xo nén 2cm => 2 = k.0,02 => k = 100N. Độ dãn lò xo khi vật ở VTCB [tex]\Delta l_0=\frac{mg}{k}=2cm[/tex] [tex]A=\Delta l+2cm=4cm[/tex] => W=1/2kA^2 = 0,08J.
|
|
|
309
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: con lắc lò xo nhờ mọi người giải dùm
|
vào lúc: 08:20:56 AM Ngày 02 Tháng Tám, 2013
|
1.Một con lắc lò xo treo thẳng đứng có độ cứng K =100 N/m , vật nặng m=1kg . Dùng một lực có độ lớn 20N để nâng vật đến khi vật đứng yên thì buông tay để vật dao động diều hòa . Xác định biên độ dao động?
Tên tiêu đề ngắn gọn, nói lên bài tập thuộc phần gì, con lắc, sóng cơ, điện,...Phần nhờ giúp đỡ thì ghi trong nội dung. Bạn đọc lại quy định đăng bài xem. 1. Từ VTCB, dùng lực F đưa vật ra và giữ thì lực F cân bằng lực kéo về =>[tex]k\left|x \right|=20[/tex] => x= 20cm. Buông tay không vận tốc đầu => [tex]A=\left|x \right|=20cm[/tex]
|
|
|
310
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Dao động của hệ đặc biệt.
|
vào lúc: 02:36:17 PM Ngày 13 Tháng Bảy, 2013
|
Giờ thầy bận không giải bài 2. Thầy gợi ý:
Ở vị trí cân bằng, hợp lực của trọng lực và lực đẩy Acsimet bằng 0 (1)
Ở vị trí có li độ x, hợp lực của trọng lực và lực đẩy Acsimet = ma = mx'' (2)
thay (1) vào (2), tìm được dạng phương trình vi phân => omega.
Chúc thành công !
|
|
|
311
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Dao động của hệ đặc biệt.
|
vào lúc: 02:23:52 PM Ngày 13 Tháng Bảy, 2013
|
Bài 1.Một sợi thép có chiều dài l có gắn chặt một quả cầu nhỏ,khối lượng m,ở trung điểm.Dây đc căng nằm ngang.Lực căng dây có độ lớn không đổi F.Kéo vật khỏi vị trí cân bằng theo phương vuông góc với dây 1 đoạn nhỏ và buông tự do.tần số góc dao động của quả cầu là bao nhiêu?
Đề gốc " ...Coi trọng lực tác dụng vào quả cầu không đáng kể so với lực căng của dây...". Lực căng dây F1, F2 như hình vẽ: [tex]\vec{F}=\vec{F_1}+\vec{F_2}[/tex] về độ lớn F = F1 = F2, và từ hình [tex]\left|\vec{F} \right|=2F_1sin\alpha =2Fsin\alpha[/tex] Khi [tex]\left|\vec{x} \right|\ll l[/tex] thì [tex]sin\alpha \approx \alpha \approx tan\alpha =\frac{2\vec{x}}{l}[/tex] Vậy [tex]\left|\vec{F} \right|\approx \frac{4F}{l}\left|\vec{x} \right|[/tex] [tex]\vec{x};\vec{F}[/tex] luôn ngược chiều => [tex]F=-\frac{4F}{l}x=ma=mx''\Leftrightarrow x''=-\frac{4F}{ml}x[/tex] Đặt [tex]\omega ^2=\frac{4F}{ml}=>\omega =\sqrt{\frac{4F}{ml}}[/tex]
|
|
|
312
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Dao động của hệ đặc biệt.
|
vào lúc: 02:09:45 PM Ngày 12 Tháng Bảy, 2013
|
Hai bài bạn hỏi nằm trong sách Giải Toán Vật Lý 12 - Tập 1, của thầy Bùi Quang Hân - NXB Giáo Dục. Phát hành tháng 08 - 2004.
Bài 01: là bài 2.10, trang 36.
Bài 02: là bài 2.08 trang 33.
Nếu bạn ở tp hcm, có thể tìm mua sách cũ trên đường Trần Nhân Tôn, quận 5. Chứ sách mới thầy không biết có xuất bản nữa hay không.
Các bạn hs ở tp hcm có thể tìm sách thầy Bùi Quang Hân trên con đường trên.
|
|
|
313
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Bài dao động cơ khó
|
vào lúc: 02:00:21 PM Ngày 12 Tháng Bảy, 2013
|
Một sợi dây nhẹ dài [tex]l[/tex] có đầu buộc vào điểm cố định O, đầu kia mang một quả cầu nhỏ khối lượng m. Nâng quả cầu lên tới vị trí ngay dưới O một khoang [tex]l/4[/tex] rồi cung cấp vận tốc đầu [tex]v_{o}=\sqrt{15}m/s[/tex], sau một lúc dây căng thẳng, kể từ đó nó dao động điều hòa 1. Tìm thời gian kể từ khi bắt đầu đến khi sợi dây vừa bị căng thẳng 2. Xác định vận tốc của quả cầu, xung lực tác dụng và trục cố định O 3. Tìm và nhận xét trọng lượng của quả cầu khi qua vị trí thấp nhất
Nhờ mọi người giúp đỡ.
Dòng màu đỏ thứ nhất mâu thuẩn quá, không biết đề nói gì. Dòng màu đỏ thứ hai; không biết truyền vận tốc theo phương nào; trên, dưới, trái, phải. Làm sau giải???
|
|
|
315
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / LUYỆN THI ĐẠI HỌC / Trả lời: Thảo luận đề ĐH môn Vật Lý - mã đề 426
|
vào lúc: 03:42:02 PM Ngày 05 Tháng Bảy, 2013
|
Câu 13: Một nguồn phát sóng dao động điều hòa tạo ra sóng tròn đồng tâm O truyền trên mặt nước với bước sóng [tex]\lambda[/tex]. Hai điểm M và N thuộc mặt nước, nằm trên hai phương truyền sóng mà các phần tử nước đang dao động. Biết OM = 8[tex]\lambda[/tex], ON = 12[tex]\lambda[/tex] và OM vuông góc với ON. Trên đoạn MN, số điểm mà phần tử nước dao động ngược pha với dao động của nguồn O là A. 5. B. 4. C. 6. D. 7.
Dùng hệ thức lượng trong tam giác vuông ta tính được khoảng cách OH từ O đến đường MN : Oh = 6,65 [tex]\lambda[/tex] Những điểm cần tìm nằm trên đường tròn tâm O bán kính (k + 0,5) và cắt đoạn MN Các giá trị của k nhận được như sau : k =7 ( cho hai điểm ) ; k = 8 ; k = 9 ; k = 10 ; k = 11. ( mỗi giá trị sau của k cho ta một điểm) Vậy tổng cộng có 6 điểm cần tìm Hoặc mình có thể chặn khoảng cách từ 1 điểm K bất kì trên MN đến O. đường cao OH vẫn tính được là 6,65[tex]\lambda[/tex] K ngược pha O => d = (k + 0,5)[tex]\lambda[/tex] Ta có: [tex]OH\leq d\leq OM[/tex] => chọn k = 7. [tex]OH\leq d\leq ON[/tex] => chọn k = 7,8,9,10,11 => 6 giá trị k => 6 điểm cần tìm.
|
|
|
|