271
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: 2 bài lượng tử ánh sáng cần giải đáp.
|
vào lúc: 09:12:40 AM Ngày 06 Tháng Mười Hai, 2013
|
Bài 1: Dùng màn chắn tách ra 1 chùm hẹp các electron quang điện có vận tốc [tex]v_o = 6.10^6 (m/s)[/tex] và hướng nó vào một điện trường đều dọc theo đường sức từ A đến B (hiệu điện thế giữa hai điểm đó là -10V). Sau khi ra khỏi điện trường tiếp tục cho electron bay vào 1 từ trường đều có cảm ứng từ [tex]B = 2.10^{-4} T[/tex] theo phương vuông góc với phương của đường cảm ứng từ. Xác định bán kính cực đại của quỹ đạo electron đi trong từ trường và lực từ tác dụng lên electron.
A. 6 cm ______ B. 5,5 cm _____ C. 5,7 cm _____ D. 10 cm
Vecto điện trường hướng từ B sang A vì U<0, mà electrong mang điện tích âm => lực điện trường tác dụng lên e có chiều từ A -->B=> công lực điện trường là công dương, tăng tốc cho e khi về đến B. định lý động năng: [tex]W_d_B=W_d_A+\left|eU \right|[/tex] =>[tex]v_B=6,286.10^6m/s[/tex] Khi bay vào từ trường [tex]R_m_a_x=\frac{mv_B}{eB}=17,876cm[/tex]
|
|
|
272
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: mạch Điện xoay chiều có 2 thành phần
|
vào lúc: 08:16:29 AM Ngày 19 Tháng Mười Một, 2013
|
Bài 3 đặt một điện áp xoay chiều u vào hai đầu của một đoạn mạch gồm điện trở R mắc nối tiếp với một tụ điện có điện dung C .Điện áp tức thời hai đầu điện trở R có biểu thức [tex]UR=100cos(2\Pi ft + \varphi )(V)[/tex] .Vào một thời điểm t nào đó điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch và hai đầu điện trở có giá trị [tex]u =100\sqrt{3}[/tex] và [tex]uR=50\sqrt{3}[/tex] .Xác định điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện
ta có: u = ur + uc => uc = [tex]50\sqrt{3}V[/tex] uc và ur vuông pha => [tex]\frac{u_C^2}{U_0_C^2}+\frac{u_R^2}{U_0_R^2}=1[/tex] =>[tex]U_0_C=100\sqrt{3}V=>U_C=50\sqrt{6}V[/tex]
|
|
|
273
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC / Trả lời: P4: Điện xoay chiều 2014
|
vào lúc: 08:15:57 AM Ngày 05 Tháng Mười Một, 2013
|
Câu 5: Đặt một điện áp xoay chiều ổn định vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp (cuộn dây thuần cảm). Tại thời điểm t1 thì [tex]u_R=30V,u_L=-20\sqrt{3}V,u_C=60\sqrt{3}V[/tex]. Tại t2 thì [tex]u'_R=0,u'_L=40V,u'_C=-120V[/tex]. Điện áp cực đại giữa hai đầu mạch là A. [tex]80\sqrt{3}V[/tex]. B.120V C. 100V D.[tex]220\sqrt{2}V[/tex]
Em muốn vẽ ra mà khó quá Bài này em tính ra độ lệch pha giữa hiệu điện thế điện trở tại thời điểm [tex]t_1[/tex] và [tex]t_2[/tex] là [tex]\dfrac{5\pi}{6} \rightarrow U_{R \ max}=\dfrac{30}{\cos \dfrac{\pi}{3}}=60 \ V[/tex] Vậy tính ra [tex]U_{max}=\sqrt{U_{R \ max}^2+(U_{L\ max}-U_{C \ max})^2}=100 \ V [/tex] Chọn C đúng k ạ ? Đúng như thầy Thạnh nói, dùng tính chất vuông pha và ngược pha là nhanh nhất, như thầy Thạnh đã trình bày.
|
|
|
274
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Tính biên độ sóng dừng
|
vào lúc: 07:08:47 AM Ngày 05 Tháng Mười Một, 2013
|
Sóng dừng được tạo trên một dây đàn hồi có chiều dài 120cm, người ta xác định được những điểm có độ dịch chuyển so với vị trí cân bằng là 3,5mm thì cách nhau gần nhất 15cm. Tính biên độ của độ dịch chuyển khỏi vị trí cân bằng. Dao động sóng dừng này ứng với tần số họa âm nào. Mong các thầy cô và các bạn giúp đỡ.
Bạn hỏi không rõ ràng vậy sao người khác giúp được. Theo những gì bạn đánh máy chắc là tính biên độ bụng sóng. Những điểm cách đều nhau, cùng biên độ, gần nhất cách nhau lamda/8. => [tex]3,5cm=A\frac{\sqrt{2}}{2}=>A=3,5\sqrt{2}cm[/tex] Bạn dễ dàng tính lamda = 60cm => n= 4 => tần số họa âm bậc 4.
|
|
|
275
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Bài tập giao thoa sóng
|
vào lúc: 01:47:45 PM Ngày 01 Tháng Mười Một, 2013
|
Thầy cho em hỏi: nếu đề bài hỏi " Tìm số đường dao động cực đại trong khoảng S1S2 ( kể cả S1, S2 ) Vậy lúc này có tính 2 nguồn không Thầy? Em cảm ơn Thầy nhiều!
Khoảng thì không lấy hai nguồn, còn đoạn thì lấy cả hai nguồn cậu nhé, theo ý tớ là thế, giống như khái niệm khoảng, đoạn trong Toán ấy cậu.Trong Toán các đường hyperbol không có qua tiêu điểm. Như thầy Điền Quang nói, các đường bị suy biến.
|
|
|
276
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Bài tập giao thoa sóng
|
vào lúc: 06:52:15 PM Ngày 30 Tháng Mười, 2013
|
Cho hai nguồn đồng bộ S1 và S2 cách nhau 12cm trên mặt nước phát hai sóng kết hợp có cùng tần số f = 40 Hz. tốc độ truyền sóng trong môi trường là v = 0,8 m/s. Tìm số đường dao động cực đại trên mặt chất lỏng? Bài này e chưa rõ là tìm số đường dao động cực đại trên mặt chất lỏng thì áp dụng công thức [tex]-\frac{S_{1}S_{2}}{\lambda }\leq k\leq \frac{S_{1}S_{2}}{\lambda }[/tex] (1) hay áp dụng công thức (1) nhưng không lấy dấu bằng nếu lấy dấu bằng thì có 13 đường dao động cực đại, nếu không lấy dấu bằng thì có 11 đường dao động cực đại Em thấy có bài thì lấy dấu bằng có bài thì không lấy dấu bằng nên chỗ này e chưa rõ
Mong Thầy, Cô và các bạn giúp e bài này Em xin chân thành cảm ơn!
Không có dấu "=". Vì tại nguồn không là điểm dao động với biên cực đại hay cực tiểu, mà biên nguồn 1 là a1, nguồn 2 là a2. Trong khi [tex]a_m_a_x=a_1+a_2;a_m_i_n=\left|a_1-a_2 \right|[/tex] Hoặc d1, d2 và AB là 3 cạnh của 1 tam giác nên [tex]\left|d_2-d_1 \right|<AB\Leftrightarrow -AB<d_2-d_1<AB[/tex] Thầy cho e hỏi: Nếu bài này hỏi tìm số đường dao động cực đại trong khoảng S 1S 2 có khác với tìm số đường dao động cực đại trong đoạn S 1S 2 không ạ? Giống nhau cả. Em xem bài tập của thầy Đặng Việt Hùng như sau: Trong giao thoa sóng nước, 2 nguồn kết hợp A, B cách nhau 10cm dao động với phương trình lần lượt là [tex]u_{A}=2cos\left(50\pi t \right), u_{B} = 2cos\left(50\pi t+\pi \right)cm[/tex]. Tốc độ truyền sóng là v = 0,5 m/s. Tìm số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên AB Giải: [tex]-\frac{AB}{\lambda }\leq k\leq \frac{AB}{\lambda }\Rightarrow -5\leq k\leq 5[/tex] => Có 11 điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn AB Ở bài này Thầy ĐVH lại lấy dấu bằng. Vậy Thầy cho e hỏi bài này giải như vậy đúng hay sai a.? Em xin chân thành cảm ơn! Có thể thầy ấy nhằm gì đó. Hay do quan điểm của thầy ấy khác với mọi người. Về bản chất giao thoa, về công thức suy ra từ bất đẳng thức trong tam giác thì không có dấu "=".
|
|
|
277
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Bài tập giao thoa sóng
|
vào lúc: 02:18:04 PM Ngày 30 Tháng Mười, 2013
|
Cho hai nguồn đồng bộ S1 và S2 cách nhau 12cm trên mặt nước phát hai sóng kết hợp có cùng tần số f = 40 Hz. tốc độ truyền sóng trong môi trường là v = 0,8 m/s. Tìm số đường dao động cực đại trên mặt chất lỏng? Bài này e chưa rõ là tìm số đường dao động cực đại trên mặt chất lỏng thì áp dụng công thức [tex]-\frac{S_{1}S_{2}}{\lambda }\leq k\leq \frac{S_{1}S_{2}}{\lambda }[/tex] (1) hay áp dụng công thức (1) nhưng không lấy dấu bằng nếu lấy dấu bằng thì có 13 đường dao động cực đại, nếu không lấy dấu bằng thì có 11 đường dao động cực đại Em thấy có bài thì lấy dấu bằng có bài thì không lấy dấu bằng nên chỗ này e chưa rõ
Mong Thầy, Cô và các bạn giúp e bài này Em xin chân thành cảm ơn!
Không có dấu "=". Vì tại nguồn không là điểm dao động với biên cực đại hay cực tiểu, mà biên nguồn 1 là a1, nguồn 2 là a2. Trong khi [tex]a_m_a_x=a_1+a_2;a_m_i_n=\left|a_1-a_2 \right|[/tex] Hoặc d1, d2 và AB là 3 cạnh của 1 tam giác nên [tex]\left|d_2-d_1 \right|<AB\Leftrightarrow -AB<d_2-d_1<AB[/tex] Thầy cho e hỏi: Nếu bài này hỏi tìm số đường dao động cực đại trong khoảng S 1S 2 có khác với tìm số đường dao động cực đại trong đoạn S 1S 2 không ạ? Giống nhau cả.
|
|
|
278
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Bài dao động cộng hưởng
|
vào lúc: 08:58:26 AM Ngày 30 Tháng Mười, 2013
|
Cllx gồm m=100g có độ cứng K=100N/m. Tác dụng một ngoại lực cưỡng bức biến thiên điều hòa với biên độ [tex]f_0[/tex] và [tex]f_1=6Hz[/tex] thì biên độ dao động là [tex]A_1[/tex]. Nếu giữ nguyên biên độ [tex]f_0[/tex] mà tăng tần số lên 7Hz thì biên độ dao động ổn định là [tex]A_2[/tex] So sánh [tex]A_1,A_2[/tex] Thầy cô giúp em bài này với ạ  Tần số riêng [tex]f_0=\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{m}{k}}=5Hz[/tex] 6Hz ->7Hz là đang xa dần vị trí cộng hưởng nên A1 >A2.
|
|
|
280
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Bài tập giao thoa sóng
|
vào lúc: 08:46:06 AM Ngày 30 Tháng Mười, 2013
|
Cho hai nguồn đồng bộ S1 và S2 cách nhau 12cm trên mặt nước phát hai sóng kết hợp có cùng tần số f = 40 Hz. tốc độ truyền sóng trong môi trường là v = 0,8 m/s. Tìm số đường dao động cực đại trên mặt chất lỏng? Bài này e chưa rõ là tìm số đường dao động cực đại trên mặt chất lỏng thì áp dụng công thức [tex]-\frac{S_{1}S_{2}}{\lambda }\leq k\leq \frac{S_{1}S_{2}}{\lambda }[/tex] (1) hay áp dụng công thức (1) nhưng không lấy dấu bằng nếu lấy dấu bằng thì có 13 đường dao động cực đại, nếu không lấy dấu bằng thì có 11 đường dao động cực đại Em thấy có bài thì lấy dấu bằng có bài thì không lấy dấu bằng nên chỗ này e chưa rõ
Mong Thầy, Cô và các bạn giúp e bài này Em xin chân thành cảm ơn!
Không có dấu "=". Vì tại nguồn không là điểm dao động với biên cực đại hay cực tiểu, mà biên nguồn 1 là a1, nguồn 2 là a2. Trong khi [tex]a_m_a_x=a_1+a_2;a_m_i_n=\left|a_1-a_2 \right|[/tex] Hoặc d1, d2 và AB là 3 cạnh của 1 tam giác nên [tex]\left|d_2-d_1 \right|<AB\Leftrightarrow -AB<d_2-d_1<AB[/tex]
|
|
|
281
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: bài tập về điện xoay chiều
|
vào lúc: 08:40:42 AM Ngày 30 Tháng Mười, 2013
|
thầy ơi ở câu b nếu mình không tính oomega bằng công thức trên mình tính = công thức omega = 1/ căn LC được không thầy? Uc max có phải mình lấy U/ (R + r) * 1/(omega.c) không ạ? em tính thấy U/(R+r) = Ioc = 2 (ở câu A). Vậy nếu làm tự luận thay vì ghi U/ (R + r) * 1/(omega.c) , em ghi thành Ioc * 1/(omega.c) được không thầy?
Bài toán này không phải cộng hưởng, nên em tính omega vậy không được. Đây là bài toán thay đổi tần số cho Ucmax. Uc = I.Zc = U/Z.Zc Khai triển Z ra, khảo sát hàm Uc theo Zc (vì f thay đổi thì Zc thay đổi) sẽ thu được đáp số trên.
|
|
|
282
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: bài tập về điện xoay chiều
|
vào lúc: 03:21:20 PM Ngày 29 Tháng Mười, 2013
|
thưa thầy cho em hỏi chỗ I0=2A ,em chưa hiển ạ
Các số liệu sẵn có hết rồi, bạn tính Z, [tex]I_0=\frac{U_0}{Z}[/tex] Thầy ơi để tính góc phi mình tính theo công thức này phải không thầy? phi = arctan ((Zl - Zc)/(R+r)) vì sao viết biểu thức hđt giữ 2 bản của tụ điện mình không viết theo sin ạ? nếu viết theo sin thì đáp án là mấy ạ? em cảm ơn thầy nhiều. Phi dùng công thức tan (phi) rồi suy ra phi như em nói. Sách cũ ngày xưa dùng hàm sin, bây giờ hàm cos hết rồi. sin hay cos gì cũng đúng, tùy đáp án mà đổi ra cho phù hợp.
|
|
|
283
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC / Trả lời: P4: Điện xoay chiều 2014
|
vào lúc: 08:20:00 AM Ngày 29 Tháng Mười, 2013
|
Câu 5: Đặt một điện áp xoay chiều ổn định vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp (cuộn dây thuần cảm). Tại thời điểm t1 thì [tex]u_R=30V,u_L=-20\sqrt{3}V,u_C=60\sqrt{3}V[/tex]. Tại t2 thì [tex]u'_R=0,u'_L=40V,u'_C=-120V[/tex]. Điện áp cực đại giữa hai đầu mạch là A. [tex]80\sqrt{3}V[/tex]. B.120V C. 100V D.[tex]220\sqrt{2}V[/tex]
|
|
|
284
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Bài toán về dòng điện xoay chiều
|
vào lúc: 08:05:48 AM Ngày 29 Tháng Mười, 2013
|
Một cuộn dây có điện trở thuần R, độ tự cảm L được mắc vào nguồn xoay chiều [tex]u=200\sqrt{2}cos(100\pi t)[/tex] thì cường độ dòng điện qua mạch là I1=5A và lệch pha với u 1 góc 60 . Mắc nối tiếp cuộn dây với đoạn mạch X thì cường độ dòng điện là I2 =4A và độ lệch pha giữa hiệu điện thế 2 đầu cuộn dây với hiệu điện thế 2 đầu đoạn mạch X là 90 a) Tìm công suất tiêu thụ trên X b) Biết X gồm R,L,C tìm L,C
Các bạn, thầy cô giúp mình, em nhé
Lúc mạch chỉ có cuộn dây bạn dễ dàng tính được [tex]R_0=20\Omega ;Z_L_0=20\sqrt{3}\Omega[/tex] từ Zd và tan(phi). Khi mắc cuộn dây với mạch X thì Zd không đổi => Ud = I2.Zd = 160V. Ud và Ux vuông góc nhau => [tex]U_X=\sqrt{U^2-U_d^2}=120V[/tex] [tex]\varphi _d=60^0=>\varphi _X=-30^0=>Z_C-Z_L=\frac{R}{\sqrt{3}}[/tex] Zx = 120/4 = 30 = [tex]\sqrt{R^2+(Z_L-Z_C)^2}=\frac{2R}{\sqrt{3}}=>R=15\sqrt{3}\Omega[/tex] =>[tex]P_X=RI_2^2=240\sqrt{3}W[/tex] [tex]R=15\sqrt{3}\Omega =>Z_C-Z_L=15\Omega[/tex] (1) [tex]Z=\frac{200}{4}=50=\sqrt{(R+R_0)^2+(Z_L+Z_L_0-Z_C)^2}[/tex] (2) từ (1), (2) tìm được ZL, Zc.
|
|
|
|