242
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Trắc nghiệm điện xoay chiều cần giải đáp
|
vào lúc: 09:56:32 AM Ngày 03 Tháng Ba, 2014
|
Câu 1: Suất điện động xuất hiện trong cuộn dây phần ứng của máy phát điện xoay chiều 1 pha có giá trị cực đại khi: A. cuộn dây ở vị trí cách đều hai cực bắc, nam liền kề B. cực nam của nam châm ở vị trí đối diện với cuộn dây C. cực bắc của nam châm ở vị trí đối diện với cuộn dây D. cuộn dây ở vị trí khác các vị trí nói trên
Câu 2: Một máy phát điện xoay chiều ba pha đang hoạt động bình thường, suất điện động cực đại do máy tạo ra là E0. Ở thời điểm t, suất điện động của một cuộn dây triệt tiêu thì suất điện động trong hai cuộn dây còn lại có độ lớn là: A. [tex]\frac{E0}{3}[/tex]
B. [tex]\frac{E0\sqrt{3}}{3}[/tex]
C. [tex]\frac{E0}{2}[/tex]
D. [tex]\frac{E0\sqrt{3}}{2}[/tex]
Mong thầy cô và các bạn sớm giải đáp cho em. Em xin cảm ơn!
Câu 1: Cực nam hay cực bắc đối diện cuộn dây thì từ thông qua cuộn dây có độ lớn cực đại => e = 0. loại B, C. Ở vị trí cách đều 2 cực, xem như từ thông qua cuộn dây bằng 0 => sđđ có độ lớn cực đại => A. Câu 2: 3 vecto biên độ suất điện động lệch nhau 120 độ từng đôi 1. Vecto thứ nhất có phương thẳng đứng (vì e = 0) => hai vecto còn lại hợp với trục nằm ngang 30 độ => sđđ trong 2 cuộn còn lại có độ lớn là [tex]E_0\sqrt{3}/2[/tex]
|
|
|
248
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Thắc mắc về chương sóng ánh sáng
|
vào lúc: 02:45:15 PM Ngày 26 Tháng Hai, 2014
|
cho em hỏi sóng ánh sáng 12, về giao thoa 3 và 4 bức xạ thì có trong đề đại học ko ạ ? và mức độ xuất hiện , có nên ôn kĩ ? em còn kém phần 3 và 4 bức xạ nên muốn tham khảo cách giải dễ hiểu mong được giúp đỡ (có vd càng tốt ạ )  Không thể nói trước được điều gì. Bài toán tìm kinh độ, vĩ độ vệ tinh mà còn ra đừng nói chi giao thoa 3 hay 4 đơn sắc. Thi trắc nghiệm thì hầu như có hết các chương đã học, không thể đoán như môn Văn, Địa, Sử được. Muốn điểm tốt thì học kĩ từ đầu đến đuôi  . Bạn tìm trên diễn đàn hay trang chủ về nghiên cứu. Good luck.
|
|
|
249
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Bài toán sóng cơ - cái phao
|
vào lúc: 02:39:12 PM Ngày 26 Tháng Hai, 2014
|
Bạn nên đọc quy định đăng bài. Bản thân các Mod cũng đọc quy định đăng bài thôi, nhập gia tùy tục mà.
Bài trên chọn đáp án không dao động. Vì thời gian đèn chớp sáng bằng chu kì dao động của phao, nên đèn sáng lên thì thấy phao vẫn vị trí cũ (vì sau 1 chu kì mà). Nên cảm giác của mắt là phao không dao động. Nhưng trong lúc đèn tắt thì nó có dao động đấy.
|
|
|
250
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / LUYỆN THI ĐẠI HỌC / Trả lời: Thắc mắc về một bài điện
|
vào lúc: 09:02:18 AM Ngày 25 Tháng Hai, 2014
|
Có 3 linh kiện: R, L = [tex]\frac{1}{2\pi }[/tex]H, C = [tex]\frac{10^{-3}}{5\pi }[/tex]F. Đặt vào mạch RL một HĐT xoay chiều thì cường độ qua R là 2cos(100[tex]\pi[/tex]t - [tex]\frac{\pi }{3}[/tex]). Đặt điện áp trên vào mạch RC thì cường độ có biểu thức nào? Liệu đề này có thiếu dữ kiện hay không? Nếu có giá trị của R hoặc pha ban đầu của HĐT thì sẽ dễ dàng. Nếu đề chuẩn thì xin sự giúp đỡ của quý thầy cô và các bạn. Thanks!
Vì ZL = Zc => Z trong hai trường hợp bằng nhau => Io = 2A. và phi trái dấu, cùng độ lớn. Mạch RL: [tex]\varphi _u=-\frac{\pi }{3}+\varphi[/tex] (1) Mạch RC: [tex]\varphi _u=\varphi _i'-\varphi[/tex] (2) cộng 2pt: [tex]\varphi _i'=2\varphi _u+\frac{\pi }{3}[/tex] nếu trắc nghiệm, lấy phi i' trong các đáp án thay vào => phi u. Giá trị phi u nào làm cho phi trong (1), (2) cùng độ lớn là ok. 
|
|
|
251
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: phản ứng hạt nhân
|
vào lúc: 06:52:30 AM Ngày 25 Tháng Hai, 2014
|
Em xin lỗi vì có sự nhầm lẫn đơn vị ở trên, em làm như sau ạ Có [tex]\Delta E=7,715.17-7.48.14-7,1.4-8=-9,965[/tex]MeV [tex]\Rightarrow W_đ=4,9825[/tex]MeV [tex]\Rightarrow v=\sqrt{\frac{2W_đ}{2}}=\sqrt{\frac{2.4,9825.1,6.10^{-13}}{1,66.10^{-27}}}=3,1.10^7[/tex]
Nhưng đáp án lại không phải thế ạ ?
Công thức năng lượng phản ứng bị sai, không có trừ 8Mev, bạn đang dùng năng lượng lk để tính mà. Năng lượng phản ứng ra số âm, cộng với 8Mev, rồi chia 2 là ra động năng hai hạt lúc sau = 3,0175Mev.
|
|
|
253
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Sóng ánh sáng(tt).
|
vào lúc: 04:12:55 PM Ngày 24 Tháng Hai, 2014
|
1. Một thấu kính hội tụ mỏng có hai mặt cầu giống nhau và bán kính mỗi mặt cầu là [tex]20\,cm.[/tex] Chiết suất của thủy tinh với tia đỏ là [tex]n_d=1,5[/tex] và đối với tia tím là [tex]n_t=1,54.[/tex] Tính khoảng cách giữa tiêu điểm ảnh chính đối với tia đỏ và tiêu điểm ảnh chính đối với tia tím của thấu kính đó.
Bài này có công thức đơn giản rồi mà.
|
|
|
254
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC / Trả lời: P6: Lượng tử 2014
|
vào lúc: 09:15:25 AM Ngày 24 Tháng Hai, 2014
|
Câu 3: Người ta dùng tia laze có công suất P =12W. Tia laze chiếu vào chỗ mổ sẽ làm nước ở phần mô chỗ đó bốc hơi và mô bị cắt. Nhiệt dung riêng của nước là 4186 J/kg.độ. Nhiệt hóa hơi của nước là L = 2260 kJ/kg, nhiệt độ cơ thể là [tex]37^0C[/tex], khối lượng riêng của nước 1000 kg/[tex]m^3[/tex]. Thể tích nước mà tia laze làm bốc hơi trong 1s khoảng A. [tex]4,2mm^3[/tex] B. [tex]7,4mm^3[/tex] C. [tex]4,8mm^3[/tex] D. [tex]5,2mm^3[/tex]
Lâu quá không thấy ai giải, nên mình trình này như sau. Nhiệt lượng cung cấp cho khối chất lỏng trong quá trình sôi được gọi là nhiệt hóa hơi của chất lỏng ở nhiệt độ sôi. Hay nếu chọn nhiệt độ sôi của nước là 100 độ C thì nhiệt lượng cung cấp cho nước đang ở 100 độ C bốc hơi là nhiệt hóa hơi, Q = mL Nên công suất lazer chiếu vào mô có 2 nhiệm vụ: làm nước ở mô sôi lên + bốc hơi. [tex]P=mc\Delta t+mL=>m=4,75.10^-^6kg=>V=m/D=4,75mm^3[/tex]
|
|
|
255
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Hiện tượng quang điện
|
vào lúc: 08:57:20 AM Ngày 24 Tháng Hai, 2014
|
Mong thầy cô giải dáp dùm ạ Xét hiện tượng quang điện ngoài xảy ra trong tế bào quang điện. Khi [tex]U_{AK}=2V[/tex] thì tôc độ cực đại của quang điện khi đến anot gấp 1,5 lần tốc độ cực đại của quang điện tử khi đến catot. Xác định giá trị [tex]U_{h}[/tex] A:2,5B B:1V C:1,6V D:4V
Bạn nên xem lại giả thiết các bài bạn post, rất nhiều bài không chính xác. e bậc ra khỏi catot, rồi bay về anot, nên không thể nói là đến catot được. Do [tex]U_A_K=2V[/tex] nên e được tăng tốc khi bay về anot => động khi khi tới anot tăng lên 1 lượng eU [tex] 1/2mv_A^2=1/2mv_0^2+\left|e.U_A_K \right| [/tex] Ta có: [tex]\left|e.U_h \right|=1/2mv_0^2=>U_h[/tex]
|
|
|
|