197
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Vật lý 12 - điện xoay chiều
|
vào lúc: 09:00:13 AM Ngày 06 Tháng Năm, 2014
|
Nhờ Thầy Cô và các bạn giải giúp em bài điện xoay chiều sau: Một mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây có L = 0,4/pi (H) mắc nối tiếp với tụ C. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp [tex]u=U\sqrt{2}cos\omega t[/tex] (V). Khi C = 2.10(-4)/pi thì UCmax = 100 (V). Khi C = 2,5C1 thì dòng điện trễ pha so với điện áp hai đầu đoạn mạch. Giá trị U là A. 50V B. 100V C. 100 V D. 30 V Cám ơn thầy cô và các bạn
Lúc đầu C1: [tex]Z_C_1=\frac{R^2+Z_L^2}{Z_L};Z_L.Z_C_1=\frac{L}{C_1}=2000[/tex] => [tex]R^2+Z_L^2=2000[/tex] Lúc sau C2 = 2,5C1, phi = pi/4: [tex]Z_C_2=\frac{Z_C_1}{2,5};Z_L-Z_C_2=R[/tex] Kết hợp các phương trình, dùng phương pháp thế giải ra được: [tex]Z_L=30\sqrt{2}\Omega ;R=10\sqrt{2}\Omega[/tex] thay vào công thức [tex]U_C_m_a_x=\frac{U}{R}\sqrt{R^2+Z_L^2}=>U=50\sqrt{2}V[/tex]
|
|
|
199
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: bài dao động cơ.
|
vào lúc: 08:27:43 AM Ngày 29 Tháng Tư, 2014
|
Bài này đáp án là [tex]5\sqrt{3}cm[/tex] Gọi VTCB của vật m là O, VTCB hệ vật là O'. Khi 2 vật dính nhau thì có vận tốc là Vmax của vật ban đầu, có li độ là khoảng cách giữa O và O' là 5cm => A'
|
|
|
200
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: giao thoa ánh sáng.
|
vào lúc: 09:08:50 AM Ngày 22 Tháng Tư, 2014
|
Trong thí nghiệm giao thoa Iâng người ta tiến hành giao thoa ánh sáng trắng có bước sóng 0,4 microm đến 0,76 nicrom. với khoảng cách hai khe đến màn 2m, khoảng cách hai khe là 2mm. Vị trí gần vân trung tâm nhất ở đó chỉ có hai bức xạ cho vân sáng trùng nhau là: đ/a: 1,2mm
mọi người giúp mình với..
Vị trí cần tìm ứng với : [tex]x = k \frac{\lambda _{min}D}{a} = (k-1) \frac{\lambda D}{a}[/tex] ; [tex]\lambda _{min } = 0,4 \mu m[/tex] [tex]\Rightarrow \lambda = \frac{k}{k-1}{\lambda _{min}}[/tex] (1) Mặt khác : [tex]\lambda \leq 0,76[/tex] (2) Kết hợp (1) và (2) ta tính được k suy ra x bạn ơi.. tại sao lại là vân thứ K-1 ạ? Thầy Dương vừa là thầy, vừa là bậc cha chú của các em HS, các GV trẻ. Bạn xem nghề nghiệp, chức danh dưới nick kìa: GV, Admin... Các em HS nên xem người trả lời hay post bài là Giáo Viên, Sinh Viên hay Học Sinh,... để tiện xưng hô. Diễn đàn là nơi công cộng, chúng ta nên văn minh lịch sự để mọi người nhìn vào có chút thiện cảm! Cảm ơn các em!
|
|
|
201
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: 2 câu hỏi lý thuyết cần giải đáp
|
vào lúc: 08:39:03 AM Ngày 22 Tháng Tư, 2014
|
Cho em (mình) hỏi 2 câu hỏi lý thuyết nhỏ này. 1/ Khi xảy ra hiện tượng sóng dừng thì hai điểm đối xứng nhau qua nút dao động như thế nào?? 2/ Tia hồng ngoại có ion hóa được không?
Mong thầy cô, bàn bè nào chắc chắn với 2 câu trả lời xin hãy trả lời giùm bởi em (mình) thấy 2 câu này dễ bị nhầm lẫn về hiện tượng.
Hai điểm đối xứng qua nút thì dao động ngược pha nhau. Tia hồng ngoại không ion hóa được chất khí. Có thể gây ra một số phản ứng hóa học (do có tác dụng nhiệt). bạn có chắc chắn không. một trong những người giáo viên hiện đang dạy em có câu trả lời ngược lại. Cái này là kiến thức cơ bản rồi. Em có thể tham khảo từ rất nhiều nguồn tài liệu cũng như nhiều GV khác. Tất nhiên những kiến thức đó đã được khoa học kiểm chứng bằng thực nghiệm và cả lý thuyết. Còn một trong số GV dạy em nói ngược lại có thể thầy (cô) ấy nhằm gì đó. Ai cũng có lúc mất tập trung, căng thẳng thì chuyện nhằm lẫn là đương nhiên. Chúc em học tốt !
|
|
|
202
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: 2 câu hỏi lý thuyết cần giải đáp
|
vào lúc: 01:41:34 PM Ngày 21 Tháng Tư, 2014
|
Cho em (mình) hỏi 2 câu hỏi lý thuyết nhỏ này. 1/ Khi xảy ra hiện tượng sóng dừng thì hai điểm đối xứng nhau qua nút dao động như thế nào?? 2/ Tia hồng ngoại có ion hóa được không?
Mong thầy cô, bàn bè nào chắc chắn với 2 câu trả lời xin hãy trả lời giùm bởi em (mình) thấy 2 câu này dễ bị nhầm lẫn về hiện tượng.
Hai điểm đối xứng qua nút thì dao động ngược pha nhau. Tia hồng ngoại không ion hóa được chất khí. Có thể gây ra một số phản ứng hóa học (do có tác dụng nhiệt).
|
|
|
203
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Điện xoay chiều
|
vào lúc: 09:28:34 AM Ngày 18 Tháng Tư, 2014
|
Đoạn mạch AB chứa lần lượt R= 50 ôm, cuộn dây có điện trở, tụ Zc = 50 ôm. M là điểm giữa cuộn dây và tụ. Cho một điện áp mắc vào hai đầu đoạn AM thì dòng điện có biểu thức i = 2[tex]cos(100\pi t + \frac{\pi }{3})[/tex] còn nếu mắc điện áp trên vào hai đầu AB thì i =[tex]cos(100\pi t - \frac{\pi }{6})[/tex]. Tính Zl Thầy cô và các bạn giúp em với.
Cường độ dòng điện trong hai trường hợp vuông pha nhau => [tex]tan\varphi _1.\left|tan\varphi _2 \right|=1[/tex] (1) Và [tex]I_0_1=2I_0_2=>Z_1=0,5.Z_2[/tex] (2) Từ (1), (2) => ZL
|
|
|
204
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: bài toán tìm lực tác dụng lên mặt bàn cần giúp !
|
vào lúc: 09:11:44 AM Ngày 14 Tháng Tư, 2014
|
một vật A có khối lượng m1 = 1 kg nối với vật B có m2 = 4.1 kg bằng lò xo nhẹ có K = 625 N/m. hệ mặt trên bàn nằm ngang sao cho B nằm trên mặt bàn và trục lò xo luôn thẳng đứng. kéo A ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 1.6 cm rồi buông nhẹ thì thấy A dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. lấy g = 9.8 m/s2. lực tác dụng lên mặt bàn có giá trị lớn nhất và nhỏ nhất là bao nhiêu ?
em cảm ơn ạ !
Tiêu đề bài toán chưa đúng. Tại VTCB lò xo nén: [tex]\Delta l_0=\frac{m_Ag}{k}=1,568cm[/tex] A = 1,6cm Lực tác dụng lên mặt bàn lớn nhất khi vật ở biên dưới; trọng lực của B và lực đàn hồi đều hướng xuống : [tex]F_m_a_x=P_B+k(1,568+1,6).10^-^2[/tex] Lực tác dụng lên mặt bàn nhỏ nhất khi vật ở biên trên; trọng lực của B hướng xuống, lực đàn hồi hướng lên : [tex]F_m_i_n=P_B-k(1,6-1,568).10^-^2[/tex]
|
|
|
205
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Bài tập về phóng xạ
|
vào lúc: 09:59:44 AM Ngày 28 Tháng Ba, 2014
|
Đồng vị 3114Si phóng xạ [tex]\beta ^{-}[/tex]. Một mẫu phóng xạ 3114Si ban đầu trong thời gian 5 phút có 190 nguyên tử bị phân rã nhưng sau 3 giờ trong thời gian 1 phút có 17 nguyên tử bị phân rã. Xác định chu kì bán rã của chất đó.
Mong các Thầy, Cô và các bạn giúp em bài này a.! Em xin chân thành cảm ơn!
Ban đầu, trong 5ph: [tex]\Delta N=N_0(1-2^-(^5/T)=190[/tex] Sau 3 giờ, trong 1 phút: [tex]\Delta N=N_0.2^-(^1^8^0/T).(1-2^-(^1/T)=17[/tex] Chia hai pt trên cho nhau => T
|
|
|
207
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Hai bài lượng tử cần giúp
|
vào lúc: 09:46:55 AM Ngày 28 Tháng Ba, 2014
|
BAI2 : Biết hiệu Điện thế UAK=24kV , Bỏ qua độg năng của e khi bứt khỏi catot , để bươc sóng nhỏ nhất tia Rownghen làm 2.10^-11m thì vận tốc của e khi đạp vào đối âm cực là bao nhiêu???
Bước sóng Ronghen nhỏ nhất khi giả sử toàn bộ năng lượng (động năng) của e khi đến đối Katot biến đổi thành năng lượng tia Ronghen. [tex]\frac{hc}{\lambda _m_i_n}=W_d[/tex] (1) Theo định lý động năng: [tex]W_d-0=\left|eU \right|[/tex] (2) Thay (2) vào (1) => Wd => v
|
|
|
208
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: vài bài hat nhân cần giúp đỡ
|
vào lúc: 09:39:48 AM Ngày 28 Tháng Ba, 2014
|
nhờ thày cô cùng các bạn giải thích rõ hiện tượng giúp em với ạ bài 1: chiếu 1 chùm bước sóng có lamda=0.45micromet vào bề mặt của một tế bào quang điện có buwosc sóng giới hạn lamda0=0.6micromet.Hiệu điện thế UAK=10V Tách 1 chùm hẹp các e có vận tốc lớn nhất khi đến anot vào 1 từ trường đều E=2000V/m sao cho véc tơ vạn tốc cùng hướng với cương độ điện trường. quãng đường mà e đi được cho đến khi vận tốc =0 là  cho em hỏi bài trên UAK đểlàm gì ?? Khi e bậc ra khỏi bề mặt kim loại (xét e có tốc độ lớn nhất) thì sẽ được UAK "hỗ trợ" tăng tốc về Anot (U>0) hoặc kiềm hãm tốc độ khi về Anot (U<0). Vì sao thì bạn xét chiều điện trường giữa A và K => lực điện trường tác dụng lên e (sẽ ngược chiều điện trường vì e âm). Bài toán cho UAK >0 => theo định lý động năng : [tex]W_d_A=W_d_0_m_a_x+\left|e.U_A_k \right|=hc/\lambda -hc/\lambda _0+\left|e.U_A_K \right|[/tex] (1) Khi cho e này (đã về đến Anot) vào điện trường E có chiều cùng chiều vận tốc => lực điện trường tác dụng lên e sẽ ngược chiều chuyển động => lực này thực hiện công cản nên e chuyển động được đoạn đường S thì dừng lại. Cũng theo định lý động năng: [tex]0-W_d_A=-\left|e.E.S \right|[/tex] (2) Thay (1) vào (2) => S = 0,5345 cm.
|
|
|
209
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Dao động điều hòa
|
vào lúc: 02:01:53 PM Ngày 20 Tháng Ba, 2014
|
câu 2: một vật dao động điều hòa, đi qua vị trí có vận tốc bằng 0 vào các thời điểm liện tiếp 4,25s và 5,75s. Biết vào thời điểm ban đầu vật chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ, và tốc độ lớn nhất trong quá trình dao động là 4pi (cm/s). Tính vận tốc trung bình của vật trong khoảng từ thời điểm 0,75s đến thời điểm 2,25s A. -4 cm/s B. 4 cm/s C. 0 D. -4,25 cm
T/2 = 5,75 - 4,25 = 1,5 => T = 3s => A = 6cm. t1 = 4,25s = T + T/4 + T/6 Vào thời điểm ban đầu vật chuyển động theo chiều dương => chọn t1 lúc vật ở biên dương => lúc t = 0 vật có li độ là [tex]x=-\frac{A\sqrt{3}}{2}[/tex] Ở thời điểm 0,75s = T/4 thì x = A/2 Ở thời điểm 2,25s = 3T/4 thì x = [tex]x=-\frac{A\sqrt{3}}{2}[/tex] (Hai thời điểm trên vẽ hình rất dễ). Vận tốc trung bình trong khoảng giữa hai thời điểm đó là [tex]\bar{v}=\frac{A/2+A\sqrt{3/2}}{\Delta t}=5,46cm/s[/tex]
|
|
|
210
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: bài phóng xạ cần giúp đỡ
|
vào lúc: 10:17:19 AM Ngày 19 Tháng Ba, 2014
|
em quên nhiều kiến thuwac mong thầy cô giải đáp kĩ giùm em ạ dưới tác dụng của tia gama, hạt nhân C có thể tách ra thành hạt nhân anpha và sinh hoặc ko sinh các hạt khác kèm theo, biết m anpha = 4.002604 u, mC = 12u tần số tối thiểu của photon gama thực hiện quá trình biến đổi này là ?
Năng lượng tối thiểu của tia gama bằng độ lớn năng lượng phản ứng : hf = W = (12u - 3.4,0015u).c^2 => f =...
|
|
|
|