166
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Bài tập trong đề thi thử
|
vào lúc: 10:18:53 AM Ngày 04 Tháng Ba, 2012
|
Câu 1: Lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng k. Vật [tex]M=400g[/tex] có thể trượt không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Hệ đang ở trạng thái cân bằng, dùng vật [tex]m_{0}=100g[/tex] bắn vào [tex]M[/tex] theo phương ngang với vận tốc [tex]v_{0}=1m/s[/tex], va chạm là hoàn toàn đàn hồi. Sau va chạm vật [tex]M[/tex] dao động điều hoà, chiều dài cực đại và cực tiểu của của lò xo lần lượt là 28cm và 20cm. Khoảng cách giữa 2 vật sau 1,5s từ lúc bắt đầu va chạm là : A. 90cm. B. 94cm. C. 92cm. D. 96cm.
Câu 2: Hai sóng [tex]u_{A}=4cos2\pi t\left(cm \right)[/tex] và [tex]u_{B}=5cos\left(2\pi t+\frac{\pi }{3} \right)\left(cm \right)[/tex] , đặt tại hai điểm A và B và AB = 1,5m. Hai sóng lan truyền cùng bước sóng 0,12m. Điểm M là cực đại giao thoa thì A. MA = 150cm và MB=180cm. B. MA= 230cm và MB=210cm. C. MA=170cm và MB=190cm. D. MA = 60cm và MB= 80cm.
Câu 3: Ba điện tích [tex]q_{A}=q_{B}=q_{C}=2\mu C[/tex] cùng khối lượng [tex]m=0,18mg[/tex] , đặt tại ba điểm thẳng hàng theo thứ tự A, B, C sao cho AB=BC= 1m. Người ta dịch điện tích [tex]q_{B}[/tex] theo phương AC đến M sao cho MB = 1cm (AB>>MB) rồi thả điện tích [tex]q_{B}[/tex] cho chuyển động theo phương AB . Bỏ qua tác dụng của trọng lực. Thời gian chuyển động từ M đến B là [tex]A.\frac{\pi }{30}s[/tex] [tex]B.\frac{\pi }{10}s[/tex] [tex]C.\frac{\pi }{2}s[/tex] [tex]D.\frac{\pi }{40}s[/tex]
|
|
|
168
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Trả lời: Điện xoay chiều cần giúp đỡ
|
vào lúc: 03:46:09 PM Ngày 03 Tháng Ba, 2012
|
Bài 1: Đoạn mạch xoay chiều AB gồm hai cuộn dây mắc nối tiếp mắc vào hiệu điện thế xoay chiều tần số góc [tex]\omega[/tex]. Cuộn dây thứ nhất có độ tự cảm L1 và điện trở r1; cuộn dây thứ hai có độ tự cảm L2 và điện trở thuần r2. Gọi U là hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AB; U1 là hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây thứ nhất; U2 là hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây thứ hai. Để U = U1 + U2 thì: A. L1r1 = L2r2 B. L1r2 = L2r1 C. (L1 + L2)[tex]\omega[/tex] = r1 + r2 D. L1r22 = L2r12
Để [tex]U=U_{1}+U_{2}[/tex] thì độ lệch pha giữa [tex]U_{1}[/tex] và [tex]U_{2}[/tex] so với dòng điện bằng nhau [tex]\Rightarrow tan_{\alpha _{1}}=tan_{\alpha _{2}}[/tex] [tex]\Rightarrow \frac{Z_{L_{1}}}{r_{1}}=\frac{Z_{L_{2}}}{r_{2}}\Rightarrow r_{1}.L_{2}=r_{2}.L_{1}[/tex]
|
|
|
169
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / LUYỆN THI ĐẠI HỌC / Trả lời: Giúp giải bài điện có ômega thay đổi
|
vào lúc: 12:06:55 PM Ngày 03 Tháng Ba, 2012
|
Mạch RLC nối tiếp khi đặt vào hiệu điện thế xoay chiều có tần số góc (mạch có tính cảm kháng) và cho [tex]\omega[/tex] biến đổi thì ta chọn được một giá trị của [tex]\omega[/tex] làm cho cường độ hiệu dụng có trị số lớn nhất là Imax và 2 trị số [tex]\omega[/tex]1, [tex]\omega[/tex]2 với [tex]\omega[/tex]1 + [tex]\omega[/tex]2 =200[tex]\Pi[/tex] thì cường độ lúc này là I với [tex]I=\frac{I_{max}}{\sqrt{2}} [/tex], cho [tex]L=\frac{3}{4\Pi }H [/tex].Điện trở có trị số nào? A. 200 B. 150 C. 100 D. 50
Ta có: [tex]Z_{L}-Z_{C}=R\Rightarrow \omega ^{2}L-\omega R-\frac{1}{C}=0[/tex] Áp dụng định lí Vi-et :[tex]\omega _{1}+\omega _{2}=\frac{R}{L}\Rightarrow R=150\Omega[/tex]
|
|
|
171
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Sóng cơ và sóng ánh sáng
|
vào lúc: 11:46:27 PM Ngày 02 Tháng Ba, 2012
|
Bài 1: Trên bề mặt chất lỏng có 2 nguồn dao động [tex]u_{S1}=u_{S2}=2cos\left(20\pi t \right)mm[/tex] ,tốc độ truyền sóng là [tex]60cm/s[/tex].Khoảng cách giữa 2 nguồn là [tex]30cm[/tex].Số điểm dao động với biên độ lớn nhất giữa 2 nguồn và cùng pha với nguồn là:
[tex]A.11[/tex]
[tex]B.9[/tex]
[tex]C.5[/tex]
[tex]D.4[/tex]
Bài 2: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng .Nếu trước một khe chắn bằng một bộ lọc chỉ cho ánh sáng màu vàng đi qua, còn khe kia chắn bằng bộ lọc chỉ cho ánh sáng màu lam đi qua thì bức tranh giao thoa trên màn sẽ: A. Không tạo thành B. Có màu lục C. Có màu vàng D. Có màu lam
|
|
|
172
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Sóng cơ và truyền tải điện năng
|
vào lúc: 02:43:16 PM Ngày 02 Tháng Ba, 2012
|
Bài 1: Một sóng cơ lan truyền từ nguồn O, dọc theo trục Ox với biên độ sóng không đổi, chu kì sóng T và bước sóng [tex]\lambda[/tex].Biết rằng tại thời điểm [tex]t=0[/tex],phần tử tại O qua vị trí cân bằng theo chiều dương và tại thời điểm [tex]t=\frac{5T}{6}[/tex] phần tử tại điểm M cách O một đoạn [tex]d=\frac{\lambda }{6}[/tex] có li độ là [tex]-2cm[/tex].Biên độ sóng là: [tex]A.\frac{4}{\sqrt{3}}cm[/tex] [tex]B.2\sqrt{2}cm[/tex] [tex]C.2\sqrt{3}cm[/tex] [tex]D.4cm[/tex]
Bài 2: Người ta truyền tải điện năng đến một nơi tiêu thụ bằng đường dây một pha có điện trở R. Nếu điện áp hiệu dụng đưa lên 2 đầu đường dây là [tex]U=220V[/tex] thì hiệu suất truyền tải điện năng là 60%. Để hiệu suất truyền tải tăng đến 90% mà công suất truyền đến nơi tiêu thụ vẫn không thay đổi thì điện áp hiệu dụng đưa lên 2 đầu đường dây bằng bao nhiêu? [tex]A.359,26V[/tex] [tex]B.330V[/tex] [tex]C.134,72V[/tex] [tex]D.146,67V[/tex]
Bài 3: Mức năng lượng của nguyên tử hiđro được xác định bằng công thức [tex]E_{n}=-\frac{E_{0}}{n^{2}}[/tex] (trong đó n là số nguyên dương ,[tex]E_{0}[/tex] là năng lượng ứng với trạng thái cơ bản ).Khi nguyên tử hiđro chuyển từ trạng thái kích thích thứ ba về trạng thái kích thích thứ hai thì nó phát ra bức xạ có bước sóng [tex]\lambda _{0}[/tex].Nếu nguyên tử hiđro chuyển từ trạng thái kích thích thứ hai về trạng thái cơ bản thì nó sẽ phát ra bức xạ có bước sóng là: [tex]A.\frac{7}{128}\lambda _{0}[/tex] [tex]B.\frac{5}{27}\lambda _{0}[/tex] [tex]C.\frac{1}{16}\lambda _{0}[/tex] [tex]D.\frac{3}{32}\lambda _{0}[/tex]
|
|
|
173
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Một số bài điện trong đề thi thử
|
vào lúc: 12:52:35 AM Ngày 02 Tháng Ba, 2012
|
Bài 1: Một đoạn mạch xoay chiều AB gồm 2 đoạn mạch AM mắc nối tiếp với đoạn mạch MB, trong đó đoạn AM chứa cuộn dây và tụ điện mắc nối tiếp; còn đoạn MB chứa điện trở thuần [tex]R=25\Omega[/tex].Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều [tex]u=50\sqrt{6}cos100\pi t\left(V \right)[/tex] thì đo được cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch bằng [tex]2A[/tex] và điện áp tức thời 2 đầu cuộn dây vuông pha so với điện áp tức thời 2 đầu đoạn AM; điện áp tức thời 2 đầu đoạn AM lệch pha [tex]\frac{\pi }{6}[/tex] so với điện áp tức thời 2 đầu đoạn mạch AB. Điện dung của tụ điện có giá trị là: [tex]A.\frac{2\sqrt{3}.10^{-4}}{\pi }F[/tex] [tex]B.\frac{10^{-4}}{\sqrt{3}\pi }F[/tex] [tex]C.\frac{\sqrt{3}.10^{-4}}{\pi }F[/tex] [tex]D.\frac{10^{-3}}{5\pi }F[/tex]
Bài 2: Trong một giờ thực hành, một học sinh muốn quạt điện loại [tex]180V-120W[/tex] hoạt động bình thường dưới điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng [tex]220V[/tex], nên mắc nối tiếp với quạt một biến trở. Ban đầu học sinh đó để biến trở có giá trị [tex]70\Omega[/tex] thì đo thấy cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là [tex]0,75A[/tex] và công suất của quạt điện đạt [tex]92,8[/tex]%.Muốn quạt hoạt động bình thường thì phải điều chỉnh biến trở như thế nào: A. giảm đi [tex]20\Omega[/tex] B. tăng thêm [tex]12\Omega[/tex] C. giảm đi [tex]12\Omega[/tex] D. tăng thêm [tex]20\Omega[/tex]
Bài 3: Một đoạn mạch AB gồm đoạn mạch AM mắc nối tiếp với đoạn mạch MB, trong đó đoạn mạch AM gồm điện trở thuần [tex]R=50\sqrt{3}\Omega[/tex] mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm [tex]L=\frac{1}{2\pi }H[/tex] ,còn đoạn MB chứa hộp kín X. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng [tex]100V[/tex] và tần số [tex]f=50Hz[/tex].Khi đó cường độ dòng điện trong mạch có giá trị hiệu dụng bằng [tex]0,5A[/tex] và sớm pha hơn so với điện áp 2 đầu đoạn mạch là [tex]\frac{\pi }{6}[/tex].Công suất tiêu thụ của đoạn mạch MB là: [tex]A.12,5W[/tex] [tex]B.25\sqrt{3}W[/tex] [tex]C.50\sqrt{3}W[/tex] [tex]D.12,5\sqrt{3}W[/tex]
|
|
|
174
|
CÁC KHOA HỌC KHÁC / HÓA HỌC / Trả lời: Có việc cần Asenal giúp đây
|
vào lúc: 09:27:22 PM Ngày 28 Tháng Hai, 2012
|
Cho toàn bộ lượng khí sinh ra pư hết với hh X gồm Mg,Fe thu được hh Y nặng 13,04g.Lập phương trình pư sai chỗ này đây người ta không cho hhX bằng bao nhiêu ,bạn nguyenmanhcong nói đúng rồi .Khí sau pư là O2 td với hh KL-->hh oxit phải trừ mo2 ra nữa Vậy ta có hệ PT 2a+3b=0,6 và 24a+56b=13,04-0,24*16-->a=0,15 b=0,1 -->%Mg=39,13% By the way thanks Asenal
Uk, mình đọc đề ko kĩ
|
|
|
176
|
CÁC KHOA HỌC KHÁC / HÓA HỌC / Trả lời: Có việc cần Asenal giúp đây
|
vào lúc: 04:47:32 PM Ngày 28 Tháng Hai, 2012
|
Câu2:Nhiệt phân 50,56g KMn04 sau một thời gian thu được 46,72g chất rắn.Cho toàn bộ lượng khí sinh ra pư hết với hh X gồm Mg,Fe thu được hh Y nặng 13,04g.Hòa tan hoàn toàn hh Y trong đ H2SO4 đc nóng thu được 1,344l SO2(dkc).% khối lượng Mg trong X là: A 52,17% B 39,13% D 28,15% D 46,15%
Ta có: [tex]n_{O}=\frac{50,56-46,72}{16}=0,24mol[/tex] Gọi số mol của Mg và Fe lần lượt là [tex]a[/tex] và [tex]b[/tex] [tex]24a+56b=13,04-0,24.16=9,2[/tex] BT e : [tex]2a+3b=2n_{O}+2n_{SO_{2}}=0,6[/tex] [tex]\Rightarrow a=0,15;b=0,1[/tex]
|
|
|
177
|
CÁC KHOA HỌC KHÁC / HÓA HỌC / Trả lời: Có việc cần Asenal giúp đây
|
vào lúc: 04:31:25 PM Ngày 28 Tháng Hai, 2012
|
Câu1. X là tetrapeptit có công thức Gly_Ala_Val_Gly.Y là tripeptit Gly_val_Ala Đung m gam hh A gồm X và Y có tỷ lệ mol tương ứng là 4:3 với dung dịch KOH vừa đủ sau khi pư xảy ra hoàn toàn cô cạn đ thu được 257,36g chất rắn khan.Giá trị m là: A.150,88g B 155,44g C 167,38g D 212,12g
Gly - Ala – Val – Gly + 4 KOH ---> 2 Gly + Ala + Val + H2O 4a---------------------16a-------8a----4a----4a-----4a Gly - Ala – Val + 3 KOH ---> Gly + Ala + Val + H2O 3a---------------9a------3a----3a----3a----3a Khối lượng các muối K : Gly: = 113.11a = 1243 a Ala : = 127.7a = 889 a Val : = 155. 7a = 1085a khối lượng rắn = 3217a = 257,36 ==> a = 0,08 Áp dụng định luật bảo toàn: m + 56.25a = 257,36 + 18.7a m = 257,36 - 1274a = 257,36 - 1274.0,08 = 155,44 ===> câu B
|
|
|
178
|
CÁC KHOA HỌC KHÁC / HÓA HỌC / Trả lời: Có việc cần Asenal giúp đây
|
vào lúc: 04:30:06 PM Ngày 28 Tháng Hai, 2012
|
Câu3.Hòa tan hoàn toàn hh gồm 0,18mol Fe2S và a mol Cu2S bằng đ HNO3 vừa đủ thu được đ X chỉ chứa muối sunfat và V lít NO(dkc) là sp khử duy nhất .Giá trị của V là A 44,8l B 22,4l C 26,88l D 33,6l
Đề là [tex]FeS_{2}[/tex]bạn à [tex]FeS_{2}\rightarrow Fe^{3+}+2SO_{4}^{2-}[/tex] [tex]Cu_{2}S\rightarrow 2Cu+SO_{4}^{2-}[/tex] BT điện tích dương ta có:[tex]3n_{Fe}^{3+}+2n_{Cu}^{2+}=0,54+4a[/tex] BT điện tích âm ta có:[tex]2n_{SO_{4}^{2-}}=0,72+2a[/tex] CB điện tích ta có: [tex]0,54+4a=0,72+2a\Rightarrow a=0,09[/tex] BT e [tex]15.n_{FeS_{2}}+10n_{CuS}=3n_{NO}\Rightarrow n_{NO}=1,2\Rightarrow V=26,88l[/tex]
|
|
|
179
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Quang phổ vạch và máy phát điện
|
vào lúc: 04:13:27 PM Ngày 28 Tháng Hai, 2012
|
Bài 1: Vạch quang phổ thực chất là: A. ảnh thật của khe sáng cho bởi một ánh sáng đơn sắc B. Các phần chia nhỏ của quang phổ C. Ảnh của cạnh khúc xạ của lăng kính D. Vân sáng giao thoa
Bài 2: Chọn kết luận sai khi nói về máy phát điện 3 pha và động cơ không đồng bộ 3 pha A. Đều có 3 cuộn dây giống nhau gắn trên phần vỏ máy và đặt lệch nhau [tex]120^{0}[/tex] B. Động cơ không đồng bộ 3 pha thì rôtô là một khung dây dẫn kín C. Máy phát điện 3 pha thì rôto là 1 nam châm điện và ta phải tốn công cơ học để làm quay nó D. Động cơ không đồng bộ 3 pha thì 3 cuộn dây của stato là phần ứng
|
|
|
180
|
VẬT LÝ PHỔ THÔNG / VẬT LÝ 12 / Con lắc lò xo và sóng cơ cần giải đáp
|
vào lúc: 03:30:42 PM Ngày 26 Tháng Hai, 2012
|
Bài 1: Một con lắc lò xo dao động điều hoà trên mặt phẳng nằm ngang với chu kì [tex]T=2\pi \left(s \right)[/tex], quả cầu nhỏ có khối lượng [tex]m_{1}[/tex].Khi lò xo có độ dài cực đại và vật có gia tốc là [tex]-2cm/s^{2}[/tex] thì 1 vật có khối lượng [tex]m_{2}[/tex] với [tex]\left(m_{1} =2m_{2}\right)[/tex] chuyển động dọc theo trục của lò xo đến va chạm đàn hồi xuyên tâm với [tex]m_{1}[/tex],có hướng làm lò xo nén lại. Biết tốc độ chuyển động của vật [tex]m_{2}[/tex] ngay trước lúc va chạm là [tex]3\sqrt{3}\left(cm/s \right)[/tex]. Quãng đường mà vật [tex]m_{1}[/tex] đi được từ lúc va chạm đến khi vật [tex]m_{1}[/tex] đổi chiều chuyển động lần đầu tiên là: [tex]A.4cm[/tex] [tex]B.6cm[/tex] [tex]C.6,5cm[/tex] [tex]D.2cm[/tex]
Bài 2: Trên bề mặt chất lỏng có 2 nguồn dao động [tex]u_{S_{1}}=u_{S_{2}}=4cos\left(40\pi t \right)mm[/tex] ,tốc độ truyền sóng là [tex]120cm/s[/tex]. Gọi I là trung điểm của [tex]S_{1}S_{2}[/tex],lấy 2 điểm A, B nằm trên [tex]S_{1}S_{2}[/tex] lần lượt cách I một khoảng [tex]0,5cm[/tex] và [tex]2cm[/tex]. Tại thời điểm t vận tốc của điểm A là [tex]12\sqrt{3}cm/s[/tex] thì vận tốc dao động tại điểm B có giá trị là: [tex]A.12\sqrt{3}cm/s[/tex] [tex]B.-12\sqrt{3}cm/s[/tex] [tex]C.-12cm/s[/tex] [tex]D.4\sqrt{3}cm/s[/tex]
|
|
|
|