Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: nhox_263 trong 11:39:21 pm Ngày 12 Tháng Sáu, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=9884



Tiêu đề: Mạch điện xoay chiều
Gửi bởi: nhox_263 trong 11:39:21 pm Ngày 12 Tháng Sáu, 2012
Câu 1: Một đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM gồm biến
trở R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, đoạn mạch MB là tụ điện có điện dung C. Đặt
điện áp xoay chiều u = [tex]U\sqrt{2}cos (2\pi ft)[/tex] (U không đổi, tần số f thay đổi được) vao hai đầu đoạn mạch
AB. Khi tần số là f1 thì điện áp hiệu dụng tren R đạt cực đại. Khi tần số là f2 thì điện áp hiệu dụng
giữa hai điểm AM không thay đổi khi điều chỉnh R. Hệ thức liên hệ giữa f1 và f2 là :

A/ [tex]f_{2}=\frac{\sqrt{3}}{2}f_{1}[/tex]
B/ [tex]f_{2}=\frac{4}{3}f_{1}[/tex]
C/ [tex]f_{2}=\frac{3}{4}f_{1}[/tex]
D/ [tex]f_{2}=\frac{f_{1}}{\sqrt{2}}[/tex]


Câu 2: Một đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM gồm điện
trở thuần R mắc nối tiếp với tụ điện C có điện dung thay đổi được, đoạn mạch MB là cuộn dây thuần
cảm có độ tự cảm L. Thay đổi C để điện áp hiệu dụng của đoạn mạch AM đạt cực đại thì thấy các
điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở và cuộn dây lần lượt là [tex]U_{R}= 100\sqrt{2}[/tex]
V, [tex]U_{L}[/tex] = 100V. Khi đó điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện là:

A/ [tex]U_{C}= 100\sqrt{3}V[/tex]
B/ [tex]U_{C}= 100\sqrt{2}V[/tex]
C/ [tex]U_{C}= 200V[/tex]
D/ [tex]U_{C}= 100V[/tex]



Tiêu đề: Trả lời: Mạch điện xoay chiều
Gửi bởi: kydhhd trong 11:53:52 pm Ngày 12 Tháng Sáu, 2012
Câu 1: Một đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM gồm biến
trở R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, đoạn mạch MB là tụ điện có điện dung C. Đặt
điện áp xoay chiều u = [tex]U\sqrt{2}cos (2\pi ft)[/tex] (U không đổi, tần số f thay đổi được) vao hai đầu đoạn mạch
AB. Khi tần số là f1 thì điện áp hiệu dụng tren R đạt cực đại. Khi tần số là f2 thì điện áp hiệu dụng
giữa hai điểm AM không thay đổi khi điều chỉnh R. Hệ thức liên hệ giữa f1 và f2 là :

A/ [tex]f_{2}=\frac{\sqrt{3}}{2}f_{1}[/tex]
B/ [tex]f_{2}=\frac{4}{3}f_{1}[/tex]
C/ [tex]f_{2}=\frac{3}{4}f_{1}[/tex]
D/ [tex]f_{2}=\frac{f_{1}}{\sqrt{2}}[/tex]

Ủ cực đại khi xảy ra công hưởng điện:[tex]Zl=Zc\Rightarrow 4\Pi ^{2}f^{2}=\frac{1}{LC}[/tex]
TH1:[tex]Uam=\frac{u}{\sqrt{R^{2}+(Zl-Zc)^{2}}}\sqrt{R^{2}+Zl^{2}}=U\sqrt{\frac{R^{2}+Zl^{2}}{R^{2}+(Zl-Zc)^{2}}}[/tex]
để Uam không phụ thuộc vao R thì ĐK:[tex](Zl-Zc)^{2}=Zl^{2}\Rightarrow Zc=2Zl\Rightarrow 2.4\Pi ^{2}f'=\frac{1}{LC}=4\Pi ^{2}f^{2}\Rightarrow f'=\frac{f}{\sqrt{2}}[/tex]
chọn ĐA: D


Tiêu đề: Trả lời: Mạch điện xoay chiều
Gửi bởi: kydhhd trong 12:07:55 am Ngày 13 Tháng Sáu, 2012

Câu 2: Một đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM gồm điện
trở thuần R mắc nối tiếp với tụ điện C có điện dung thay đổi được, đoạn mạch MB là cuộn dây thuần
cảm có độ tự cảm L. Thay đổi C để điện áp hiệu dụng của đoạn mạch AM đạt cực đại thì thấy các
điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở và cuộn dây lần lượt là [tex]U_{R}= 100\sqrt{2}[/tex]
V, [tex]U_{L}[/tex] = 100V. Khi đó điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện là:

A/ [tex]U_{C}= 100\sqrt{3}V[/tex]
B/ [tex]U_{C}= 100\sqrt{2}V[/tex]
C/ [tex]U_{C}= 200V[/tex]
D/ [tex]U_{C}= 100V[/tex]


ĐK để URC max là:
[tex]Zc=\frac{Zl+\sqrt{4R^{2}+Zl^{2}}}{2}\Rightarrow Uc=\frac{Ul+\sqrt{4Ur^{2}+Ul^{2}}}{2}=\frac{100+\sqrt{4.100^{2}.2+100^{2}}}{2}=200V[/tex]



Tiêu đề: Trả lời: Mạch điện xoay chiều
Gửi bởi: nhox_263 trong 11:39:16 pm Ngày 13 Tháng Sáu, 2012
giúp mình thêm các câu này nữa

câu 3: Một đèn ống khi hoạt động bình thường thì dòng điện qua đen có cường độ 1A và hiệu điện
thế hai đầu đen la 50V. Để sử dụng đèn với mạng điện xoay chiều 100V – 50Hz người ta mắc nối tiếp
nó với một chấn lưu có điện trở 10[tex]\Omega[/tex]. Độ tự cảm của chấn lưu la
A. [tex]\frac{1}{\pi }[/tex] (H)
B. [tex]\frac{0,6}{\pi }[/tex](H)
C. [tex]\frac{1,2}{\pi }[/tex](H)
D. [tex]\frac{0,8}{\pi }[/tex](H)

câu 4: Đặt điện áp xoay chiều [tex]u = U\sqrt{2}cos(\omega t + \phi ) (U và \omega không[/tex] đổi) vao hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được và tụ C mắc nối tiếp. Khi [tex]L = L_{0}[/tex] thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây đạt giá trị cực đại. Khi [tex]L = L_{1}[/tex] và [tex]L = L_{2}[/tex] thì điện áp hiệu
dụng giữa hai đầu cuộn dây có giá trị bằng nhau. Liên hệ giữa [tex]L_{0}, L_{1}, L_{2}[/tex] là?


Tiêu đề: Trả lời: Mạch điện xoay chiều
Gửi bởi: kydhhd trong 11:47:16 pm Ngày 13 Tháng Sáu, 2012
giúp mình thêm các câu này nữa

câu 3: Một đèn ống khi hoạt động bình thường thì dòng điện qua đen có cường độ 1A và hiệu điện
thế hai đầu đen la 50V. Để sử dụng đèn với mạng điện xoay chiều 100V – 50Hz người ta mắc nối tiếp
nó với một chấn lưu có điện trở 10[tex]\Omega[/tex]. Độ tự cảm của chấn lưu la
A. [tex]\frac{1}{\pi }[/tex] (H)
B. [tex]\frac{0,6}{\pi }[/tex](H)
C. [tex]\frac{1,2}{\pi }[/tex](H)
D. [tex]\frac{0,8}{\pi }[/tex](H)


điện trở của bóng đèn là 50/1=50
den sang bình thương khi dong điên chạy qua là 1A nên ta có
[tex]1=\frac{100}{\sqrt{(50+10)^{2}+Zl^{2}}}\Rightarrow Zl=80\Rightarrow L=\frac{0,8}{\Pi }[/tex]



Tiêu đề: Trả lời: Mạch điện xoay chiều
Gửi bởi: nhox_263 trong 11:49:58 pm Ngày 13 Tháng Sáu, 2012
câu này nữa nha. bài tập về dòng điện xoay chiều mình yếu lắm!!!


Đặt điện áp xoay chiều [tex]u = U_{0}cos(\omega t) (U_{0}[/tex] không đổi và [tex]\omega[/tex] thay đổi được) vao hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp.
Khi [tex]\omega =\omega _{1}[/tex] hoặc [tex]\omega =\omega _{2}[/tex] thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm có cùng một giá trị. Khi [tex]\omega =\omega _{0}[/tex]
thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt cực đại. Hệ thức liên hệ giữa [tex]\omega _{1},\omega _{2},và  \omega _{0}[/tex] là?


Tiêu đề: Trả lời: Mạch điện xoay chiều
Gửi bởi: kydhhd trong 11:53:08 pm Ngày 13 Tháng Sáu, 2012
giúp mình thêm các câu này nữa



câu 4: Đặt điện áp xoay chiều [tex]u = U\sqrt{2}cos(\omega t + \phi ) (U và \omega không[/tex] đổi) vao hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được và tụ C mắc nối tiếp. Khi [tex]L = L_{0}[/tex] thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây đạt giá trị cực đại. Khi [tex]L = L_{1}[/tex] và [tex]L = L_{2}[/tex] thì điện áp hiệu
dụng giữa hai đầu cuộn dây có giá trị bằng nhau. Liên hệ giữa [tex]L_{0}, L_{1}, L_{2}[/tex] là?
ban nhố lấy công thức nay[tex]\frac{1}{Zl}=\frac{1}{2}(\frac{1}{Zl1}+\frac{1}{Zl1})\Rightarrow L=\frac{2L1L2}{L1+L2}[/tex]