Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: bimbim trong 10:40:00 pm Ngày 11 Tháng Sáu, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=9768



Tiêu đề: 3 bài tập cần giúp
Gửi bởi: bimbim trong 10:40:00 pm Ngày 11 Tháng Sáu, 2012
1/ cho hệ lò xo mắc nằm ngang như sau:  //k1---m---k2--//
Biết m=100g, k1=100N/m, k2=150N/m. Khi ở vị trí cân bằng, tổng độ giãn của 2 lò xo là 10cm. Kéo vật tới vị trí để lò xo 2 ko giãn rồi buông nhẹ để vật dao động điều hòa. Cơ năng của hệ và lực đàn hỗi cực đại của lò xo 1 lần lượt là?
2/ một thấu kính hội tụ có 2 mặt lồi có bán kính giống nhau 20cm, chiết suất của thấu kính đối với ánh sáng đỏ và tím là nđ=1,5 và nt=1,54. Khi đó, khoảng cách từ tiêu điểm đối với tia đỏ và tia tím là?
3/ Một con lắc lò xo đặt trên mp ngang gồm lò xo nhẹ có 1 đầu gắn cố định , đầu kia gắn với vật m. Ban đầu vật được giữ ở vị trí để lò xo nén 9cm. Vật M có khối lượng bằng một nửa vật m, nằm sát m. Thả nhẹ m để 2 vật chuyển động theo phương của trục lò xo. Bỏ qua mọi ma sát. Ở thời điểm lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên, khoảng cách giữa 2 vật m và M là?


Tiêu đề: Trả lời: 3 bài tập cần giúp
Gửi bởi: hiepsi_4mat trong 11:13:54 pm Ngày 11 Tháng Sáu, 2012
3/ Một con lắc lò xo đặt trên mp ngang gồm lò xo nhẹ có 1 đầu gắn cố định , đầu kia gắn với vật m. Ban đầu vật được giữ ở vị trí để lò xo nén 9cm. Vật M có khối lượng bằng một nửa vật m, nằm sát m. Thả nhẹ m để 2 vật chuyển động theo phương của trục lò xo. Bỏ qua mọi ma sát. Ở thời điểm lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên, khoảng cách giữa 2 vật m và M là?
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng cho hệ vật từ lúc lò xo bị nén đến khí vật qua vị trí cân bằng lần đầu:
[tex]\frac{1}{2}.k.A^{2}=\frac{1}{2}\left(m+M \right).V^{2}\rightarrow V=\sqrt{\frac{k}{m+M}}.A=\sqrt{\frac{2k}{3m}}.0,09[/tex]
Tại vị trí cân bằng 2 vật sẽ bị tách nhau. Vật m dao động điều hòa và chuyển động chậm dần. Còn vật M chuyển động thẳng đều với vận tốc V. Khi lò xo cực đại lần đầu tiên tính từ lúc vật qua vị trí cân bằng là T/4 ứng với T là chu kì của con lắc lò xo khi còn vật m. Khi đó vật M chuyển động được quãng đường [tex]S_{M}=V.\frac{T}{4}=\sqrt{\frac{2k}{3m}}.A.2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}.\frac{1}{4}=\frac{9.\pi }{\sqrt{6}}(cm)[/tex]
Sau khi m tách khỏi M nó chuyển động chậm dần. Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng cho vật m đi từ vị trí cân bằng tới vị trí biên:[tex]\frac{1}{2}m.V^{2}=\frac{1}{2}.k.A'^{2}\rightarrow A'=\sqrt{\frac{m}{k}}.V=\sqrt{\frac{m}{k}}\sqrt{\frac{2k}{3m}}.A\frac{2.9}{\sqrt{6}}=\frac{18}{\sqrt{6}}(cm)[/tex]
Vậy khoảng cách giữa hai vật là:[tex]\Delta S=S_{M}-A'=\frac{9.\pi -18}{\sqrt{6}}cm[/tex]



Tiêu đề: Trả lời: 3 bài tập cần giúp
Gửi bởi: truonglongmoto trong 11:32:03 pm Ngày 11 Tháng Sáu, 2012
Bạn giải hệ : x1+x2=10; 100x1=150x2 ==>x1=6; x2=4
Tại vị trí lò xo 2 không giãn -->A=4cm; [tex]\omega =\sqrt{\frac{k1+k2}{m}}[/tex]=50.
-->W=0,04J
Lực đàn hồi cực đại của lõ xo 1 là: k1(x1+A)=10N




Tiêu đề: Trả lời: 3 bài tập cần giúp
Gửi bởi: bimbim trong 10:06:58 am Ngày 12 Tháng Sáu, 2012
Bạn giải hệ : x1+x2=10; 100x1=150x2 ==>x1=6; x2=4
Tại vị trí lò xo 2 không giãn -->A=4cm; [tex]\omega =\sqrt{\frac{k1+k2}{m}}[/tex]=50.
-->W=0,04J
Lực đàn hồi cực đại của lõ xo 1 là: k1(x1+A)=10N



bạn ơi, đáp án ghi là W=0,2J, mà tớ bấm máy tính thì ra 0,02J ?????