Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: denyoblur trong 06:15:33 pm Ngày 11 Tháng Sáu, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=9750



Tiêu đề: Giúp mình giải các câu trắc nghiêm này với Đ5 (2)
Gửi bởi: denyoblur trong 06:15:33 pm Ngày 11 Tháng Sáu, 2012
38. Người ta cần truyền một công suất điện một pha 10000kW dưới một điện áp hiệu dụng 50kV đi xa. Mạch điện có hệ số công suất là 0,8. Muốn công suất hao phí trên đường dây không quá 10% công suất truyền tải thì điện trở của đường dây phải có giá trị:
A. R<20 ôm
B. R<4 ôm
C. R<16 ôm
D. R<25 ôm

39. Hai nguồn sóng kết hợp giống hệt nhau được đặt cách nhau một khoảng cách x trên đường kính của một vòng tròn bán kính R (x<R) đối xứng qua tâm vòng tròn, biết rằng mỗi nguồn đều phát sóng có bước sóng lamda và x=6.lamda. Số điểm dao động cực đại trên vòng tròn là:
A.26
B.24
C.22
D.20

41. Hai con lắc đặt gần nhau dao động bé với chu kì lần lượt là 1,5s và 2s trên 2 mặt phẳng song song. Ban đầu cả hai con lắc đều đi qua vị trí cân bằng cùng chiều. Thời điểm hiện tượng trên lặp lại lần thứ 3 (không kể lần đầu tiên) là
A. 3s
B. 6s
C. 12s
D. 18s

46. một mạch dao động LC có L=2mH và C=8pF, lấy pi^2=10. thời gian ngắn nhất từ lúc tụ bắt đầu phóng điện đến lúc có năng lượng điện trường bằng ba lần năng lượng từ trường là:
A. 10^-5/75s
B. 10^-7s
C. 10^-6/15s
D. 2.10^-7s


Tiêu đề: Trả lời: Giúp mình giải các câu trắc nghiêm này với Đ5 (2)
Gửi bởi: traugia trong 07:08:29 pm Ngày 11 Tháng Sáu, 2012
38. Người ta cần truyền một công suất điện một pha 10000kW dưới một điện áp hiệu dụng 50kV đi xa. Mạch điện có hệ số công suất là 0,8. Muốn công suất hao phí trên đường dây không quá 10% công suất truyền tải thì điện trở của đường dây phải có giá trị:
A. R<20 ôm
B. R<4 ôm
C. R<16 ôm
D. R<25 ôm

[tex]P_{hp}=\frac{P^{2}R_{d}}{U^{2}cos^{\varphi }} <0,1P[/tex]
Suy ra: [tex]R<\frac{0,1U^{2}cos^{2}\varphi }{P}=16\Omega[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Giúp mình giải các câu trắc nghiêm này với Đ5 (2)
Gửi bởi: traugia trong 07:16:48 pm Ngày 11 Tháng Sáu, 2012
39. Hai nguồn sóng kết hợp giống hệt nhau được đặt cách nhau một khoảng cách x trên đường kính của một vòng tròn bán kính R (x<R) đối xứng qua tâm vòng tròn, biết rằng mỗi nguồn đều phát sóng có bước sóng lamda và x=6.lamda. Số điểm dao động cực đại trên vòng tròn là:
A.26
B.24
C.22
D.20
Hai nguồn kết hợp giống nhau => Khoảng cách giữa 2 cực đại liên tiếp trên đoạn thẳng nối hai nguồn là [tex]\frac{\lambda }{2}[/tex] => Số cực đại trên đoạn thẳng nối hai nguồn là : [tex]N = \left|\left|\frac{x }{\lambda} \right| \right| +1[/tex]=13 CĐ tính cả hai nguồn
=> Số cực đại trên vòng tròn là : 2 . 11 = 22 CĐ




Tiêu đề: Trả lời: Giúp mình giải các câu trắc nghiêm này với Đ5 (2)
Gửi bởi: traugia trong 07:31:01 pm Ngày 11 Tháng Sáu, 2012
41. Hai con lắc đặt gần nhau dao động bé với chu kì lần lượt là 1,5s và 2s trên 2 mặt phẳng song song. Ban đầu cả hai con lắc đều đi qua vị trí cân bằng cùng chiều. Thời điểm hiện tượng trên lặp lại lần thứ 3 (không kể lần đầu tiên) là
A. 3s
B. 6s
C. 12s
D. 18s
Bài toán con lắc trùng phùng:
Khi hai con lắc lặp lại trạng thái gặp nhau => Gọi số dao động toàn phần mà lần lượt hai con lắc thực hiện được là n1 và n2
Vậy: n1T1 = n2T2 <=> n13 = n24
=> hai con lắc trùng phùng lần 1 thì n1 = 0 ; n2 = 0
     hai con lắc trùng phùng lần 2 thì n1 = 4 ; n2 = 3
     hai con lắc trùng phùng lần 3 thì n1 = 8 ; n2 = 6
=> Thời điểm gặp nhau lần 3 là : [tex]\Delta t = 8T_{1} = 12s[/tex]
 


Tiêu đề: Trả lời: Giúp mình giải các câu trắc nghiêm này với Đ5 (2)
Gửi bởi: traugia trong 07:54:40 pm Ngày 11 Tháng Sáu, 2012
46. một mạch dao động LC có L=2mH và C=8pF, lấy pi^2=10. thời gian ngắn nhất từ lúc tụ bắt đầu phóng điện đến lúc có năng lượng điện trường bằng ba lần năng lượng từ trường là:
A. 10^-5/75s
B. 10^-7s
C. 10^-6/15s
D. 2.10^-7s
chu kì T = [tex]2\pi \sqrt{LC} = 8.10^{-7}s[/tex]
Khoảng thời gian ngắn nhất kể từ lúc tụ bắt đầu phóng điện: q = Q0 đến khi năng lượng điện trường bằng 3 năng lượng từ trường (q=[tex]\frac{\sqrt{3}}{2}Q_{0}[/tex])
là : [tex]\Delta t = \frac{T}{12} = \frac{2}{3}10^{-7}s[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Giúp mình giải các câu trắc nghiêm này với Đ5 (2)
Gửi bởi: khaikull trong 08:16:32 pm Ngày 11 Tháng Sáu, 2012
41. Hai con lắc đặt gần nhau dao động bé với chu kì lần lượt là 1,5s và 2s trên 2 mặt phẳng song song. Ban đầu cả hai con lắc đều đi qua vị trí cân bằng cùng chiều. Thời điểm hiện tượng trên lặp lại lần thứ 3 (không kể lần đầu tiên) là
A. 3s
B. 6s
C. 12s
D. 18s
Bài toán con lắc trùng phùng:
Khi hai con lắc lặp lại trạng thái gặp nhau => Gọi số dao động toàn phần mà lần lượt hai con lắc thực hiện được là n1 và n2
Vậy: n1T1 = n2T2 <=> n13 = n24
=> hai con lắc trùng phùng lần 1 thì n1 = 0 ; n2 = 0
     hai con lắc trùng phùng lần 2 thì n1 = 4 ; n2 = 3
     hai con lắc trùng phùng lần 3 thì n1 = 8 ; n2 = 6
=> Thời điểm gặp nhau lần 3 là : [tex]\Delta t = 8T_{1} = 12s[/tex]
 
trau già ơi đáp án 18 chứ vì đề bài là ko kể lần đầu tiên muk. hì