Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: denyoblur trong 05:28:21 pm Ngày 11 Tháng Sáu, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=9743



Tiêu đề: Giúp mình giải câu điện xoay chiều Đ4 (1)
Gửi bởi: denyoblur trong 05:28:21 pm Ngày 11 Tháng Sáu, 2012
2. Đặt một điện áp xoay chiều với biểu thức u=Uocos(120.pi.t + pi/3) V vào hai đầu đoạn mạch gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L=1/(3.pi) H nối tiếp với một tụ điện có Zc=20 ôm. tại thời điểm điện áp giữa hai đầu mạch là 40 căn 2 V thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là 1A. Biểu thức cường độ dòng điện qua cuộn cảm là:
A. i=3 căn 2 cos(120.pi.t - pi/6)
B. i=2 cos (120pi.t + pi/6)
C. i=3cos(120.pi.t - pi/6)
D. i=2 căn 2 cos(120pi.t -pi/6)

4. Mạch dao động LC lý tưởng thực hiện dao động điện từ tự do với điện áp cực đại giữa hai bản tụ là 12V. Tại thời điểm điện tích giữa hai bản tụ có giá trị q=6.10^(-9) C thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là i=3 căn 3 mA. Biết cuộn dây có độ tự cảm 4mH Tần số góc của mạch là:
A. 5.10^4 rad/s
B. 25.10^4 rad/s
C. 25.10^5 rad/s
D. 5.10^5 rad/s

6. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dungj là 60V vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch là i1=Iocos(100pi.t +7pi/12) A. Nếu nối tắt tụ điện C thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch là i2=Iocos(100pi.t - pi/12) A . Biểu thức điện áp xoay chiều giữa hai đầu đoạn mạch là:
A. u=60 căn 2 cos(100.pi.t +pi/4)
B. u=60cos(100pi.t +pi/3)
C. u=60cos(100.pi.t +pi/4)
D. u=60 căn 2 cos(100pi.t + pi/3)

12. Một mạch dao động lý tưởng gồm cuộn thuần cảm có độ tự cảm L và hai tụ điện có điện dung C giống nhau mắc nối tiếp, khóa K mắc ở hai đầu 1 tụ C. mạch đang thực hiện dao động điện từ thì ta đóng khóa k ngay tại thời điểm năng lượng điện trường và năng lượng từ trường trong mạch bằng nhau. Kể từ thời điểm đó biên độ của cường độ dòng điện trong mạch sẽ:
A. Không đổi
B. giảm căn 3 chia 2 lần
C. Giảm 2 chia căn 3 lần
D. tăng 2 lần


Tiêu đề: Trả lời: Giúp mình giải các câu trắc nghiêm này với Đ4 (1)
Gửi bởi: onehitandrun trong 10:07:08 pm Ngày 11 Tháng Sáu, 2012


4. Mạch dao động LC lý tưởng thực hiện dao động điện từ tự do với điện áp cực đại giữa hai bản tụ là 12V. Tại thời điểm điện tích giữa hai bản tụ có giá trị q=6.10^(-9) C thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là i=3 căn 3 mA. Biết cuộn dây có độ tự cảm 4mH Tần số góc của mạch là:
A. 5.10^4 rad/s
B. 25.10^4 rad/s
C. 25.10^5 rad/s
D. 5.10^5 rad/s


Ta có [tex] LC=\frac{1}{{\omega^2}}; C^2=\frac{1}{L^2{\omega}^4} [/tex]
Bảo toàn năng lượng ta có: [tex] \frac{q^2}{C} + Li^2=CU_0^2 [/tex]
[tex] q^2 + LCi^2=C^2U_0^2 [/tex]
hay [tex] q^2 + \frac{i^2}{{\omega}^2}=\frac{U_0^2}{{\omega}^4L^2} [/tex]
[tex] \to \omega=5.10^5 [/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Giúp mình giải câu điện xoay chiều Đ4 (1)
Gửi bởi: Điền Quang trong 10:12:13 pm Ngày 11 Tháng Sáu, 2012
Bạn chú ý tên topic tôi đã sửa lại: Giúp mình giải câu điện xoay chiều Đ4 (1)

Không nên đặt là giải giúp câu trắc nghiệm ( Lý 12 thi đại học có ai làm tự luận à ??? ) hay giải giúp câu Vật Lý ( đăng trong box Vật Lý thì có thể là Toán hay Hóa sao ??? )

Đề nghị bạn ghi rõ ràng ra: Giải giúp câu điện, giải giúp câu sóng cơ, giải giúp câu hạt nhân v.v. chứ không có ghi chung chung như vậy.

Cảm ơn bạn!


Tiêu đề: Trả lời: Giúp mình giải câu điện xoay chiều Đ4 (1)
Gửi bởi: onehitandrun trong 10:20:30 pm Ngày 11 Tháng Sáu, 2012



6. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dungj là 60V vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch là i1=Iocos(100pi.t +7pi/12) A. Nếu nối tắt tụ điện C thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch là i2=Iocos(100pi.t - pi/12) A . Biểu thức điện áp xoay chiều giữa hai đầu đoạn mạch là:
A. u=60 căn 2 cos(100.pi.t +pi/4)
B. u=60cos(100pi.t +pi/3)
C. u=60cos(100.pi.t +pi/4)
D. u=60 căn 2 cos(100pi.t + pi/3)

Giả sử [tex] u=U_0cos(100{\pi}t+ \varphi) (V) [/tex]
Nhận thấy 2 biểu thức [tex] i_1 [/tex] và [tex] i_2 [/tex] có cường độ hiệu dụng bằng nhau nên
[tex] Z_1=Z_2 \to Z_L-Z_C=-Z_L \to Z_C=2Z_L [/tex]
Gọi [tex] {\varphi}_1 [/tex] là độ lệch pha của [tex] i_1 [/tex] so với u
      [tex] {\varphi}_2 [/tex]                               [tex] i_2 [/tex]
Ta có [tex] {\varphi_1}=\frac{7\pi}{12}-\varphi [/tex]
      [tex] \leftrightarrow \frac{Z_L-Z_C}{R}=tan(\frac{7\pi}{12}-\varphi) [/tex]
      [tex] \leftrightarrow \frac{Z_L}{R}=tan(\varphi - \frac{7\pi}{12}) (1) [/tex]
Tương tự ta có [tex] \frac{Z_L}{R}=tan(-\frac{\pi}{12} -\varphi) (2) [/tex]
Từ (1),(2) ta có [tex] \varphi=\frac{\pi}{4} [/tex]