Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: truonglongmoto trong 02:08:27 pm Ngày 11 Tháng Sáu, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=9731



Tiêu đề: Thi thử Nguyễn Huệ !
Gửi bởi: truonglongmoto trong 02:08:27 pm Ngày 11 Tháng Sáu, 2012
Câu 1: Một con lắc lò xo m=1kg, k=100N/m. Vật được đặt trên giá đỡ sao cho lò xo không biến dạng. Cho giá đi xuống không vận tốc đầu với gia tốc a=g/5 m/s2. Sau khi rời khỏi giá, con lắc dao động với biên độ A=?   

Câu 2: Con lắc lò xo thẳng đứng, lò xo có độ cứng k=100N/m, vật nặng có khối lượng m=1kg. Nâng vật nặng lên cho lò xo có chiều dài tự nhiên rồi thả nhẹ để con lắc dao động. Bỏ qua mọi lực cản. Khi vật m tới vị trí thấp nhất thì nó được tự động gắn thêm vât m1=500g một cách nhẹ nhàng. Chọn gốc thế năng ở vị trí cân bằng. Lấy g=10. Hỏi năng lượng dao động của hệ thay đổi một lượng bao nhiêu?
A. Giảm 0,375J    B. Tăng 0,125J    C. Giảm 0,25J     D. Tăng 0,25J     

Câu 3: Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng nước với hai nguồn kết hợp ngược pha S1 và S2. Điều nào sau đây mô tả đúng nhất trạng thái dao động của những điểm nằm trên trung trực của S1, S2:
A.Đứng yên, không dao động                          B. Dao động với biên độ bé nhất
C.Dao động với biên độ có giá trị trung bình       D. Dao động với biên độ lớn nhất     

Câu 4: Cho mạch điện RL nối tiếp, cuộn dây thuần cảm, L biến thiên từ 0>>∞. ĐIện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu đoạn mạch là U. Hỏi trên giãn đồ vectơ quỹ tích của đầu mút vectơ i là đương gì?
     
Câu 5: Dùng hạt nơtron có động năng 2MeV bắn vào hạt nhân Li(3-6) đang đứng yên gây ra phản ứng hạt nhân, tạo ra hạt H(1-3)và hạt anpha .Hạt anpha và hạt nhân H(1-3) bay ra theo hướng tới của nơtron nhứng góc tương ứng là 15 độ và 30 độ. Bỏ qua bức xạ gamma và lấy tỉ số giữa khối lượng các hạt nhân bằng tỉ số giữa các số khối của chúng. Phản ứng thu năng lượng là:
A.1,66MeV   B. 1,33MeV     C. 0,84MeV     D.1,4MeV       

Các thầy và các bạn giúp truonglongmoto với 


Tiêu đề: Trả lời: Thi thử Nguyễn Huệ !
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 03:21:23 pm Ngày 11 Tháng Sáu, 2012
Câu 2: Con lắc lò xo thẳng đứng, lò xo có độ cứng k=100N/m, vật nặng có khối lượng m=1kg. Nâng vật nặng lên cho lò xo có chiều dài tự nhiên rồi thả nhẹ để con lắc dao động. Bỏ qua mọi lực cản. Khi vật m tới vị trí thấp nhất thì nó được tự động gắn thêm vât m1=500g một cách nhẹ nhàng. Chọn gốc thế năng ở vị trí cân bằng. Lấy g=10. Hỏi năng lượng dao động của hệ thay đổi một lượng bao nhiêu?
A. Giảm 0,375J    B. Tăng 0,125J    C. Giảm 0,25J     D. Tăng 0,25J     

khi lò xo chỉ có m1, tại VTCB O lò xo dãn: [tex]\Delta l_0=\frac{m_1g}{k}=10cm = A[/tex]

khi lò xo gồm m1+m2, tại VTCB O', lò xo dãn: [tex]\Delta l_0'=\frac{(m_1+m_2)g}{k}=15cm[/tex]

O' nằm dưới O và cách O 15-10 = 5 cm.

khi vật m1 ở biên dưới thì cách O' 10-5 = 5 cm. Gắn thêm m2 mà không truyền vận tốc thì biên của hệ vật là A' = 5 cm

=> cơ năng giảm: [tex]\Delta W=\frac{1}{2}k(A^2-A'^2)=0,375J[/tex]




Tiêu đề: Trả lời: Thi thử Nguyễn Huệ !
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 03:26:24 pm Ngày 11 Tháng Sáu, 2012
Câu 3: Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng nước với hai nguồn kết hợp ngược pha S1 và S2. Điều nào sau đây mô tả đúng nhất trạng thái dao động của những điểm nằm trên trung trực của S1, S2:
A.Đứng yên, không dao động                          B. Dao động với biên độ bé nhất
C.Dao động với biên độ có giá trị trung bình       D. Dao động với biên độ lớn nhất     

Hai nguồn ngược pha thì đường trung trực của đoạn thẳng nối 2 nguồn là vân cực tiểu.

khi 2 nguồn cùng biên độ a thì các điểm thuộc vân cực tiểu có biên độ là A =a - a = 0 => đứng yên.

khi 2 nguồn có biên là a1, a2 thì các điểm thuộc vân cực tiểu có biên là  [tex]A=\left|a_1-a_2 \right|[/tex]

=> câu B.


Tiêu đề: Trả lời: Thi thử Nguyễn Huệ !
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 03:38:21 pm Ngày 11 Tháng Sáu, 2012
Câu 5: Dùng hạt nơtron có động năng 2MeV bắn vào hạt nhân Li(3-6) đang đứng yên gây ra phản ứng hạt nhân, tạo ra hạt H(1-3)và hạt anpha .Hạt anpha và hạt nhân H(1-3) bay ra theo hướng tới của nơtron nhứng góc tương ứng là 15 độ và 30 độ. Bỏ qua bức xạ gamma và lấy tỉ số giữa khối lượng các hạt nhân bằng tỉ số giữa các số khối của chúng. Phản ứng thu năng lượng là:
A.1,66MeV   B. 1,33MeV     C. 0,84MeV     D.1,4MeV       

Vẽ hình: tổng hợp vecto động lượng của hạt alpha và hạt H (1,3) là vecto động lượng của hạt n.

từ đó: [tex]\frac{P_\alpha }{sin30^0}=\frac{P_H}{sin15^0}=\frac{P_n}{sin135^0}[/tex]

bình phương 2 vế => [tex]K_\alpha =0,25MeV;K_H=0,089MeV[/tex]

=> phản ứng thu năng lượng: [tex]\Delta W=\left|K_\alpha +K_H-K_n \right|=1,66MeV[/tex]




Tiêu đề: Trả lời: Thi thử Nguyễn Huệ !
Gửi bởi: kydhhd trong 11:25:31 pm Ngày 11 Tháng Sáu, 2012
Câu 1: Một con lắc lò xo m=1kg, k=100N/m. Vật được đặt trên giá đỡ sao cho lò xo không biến dạng. Cho giá đi xuống không vận tốc đầu với gia tốc a=g/5 m/s2. Sau khi rời khỏi giá, con lắc dao động với biên độ A=?   


xem ở đây
http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=9153.msg42612#msg42612